Thủy tùng nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam, được xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng. Gỗ thủy tùng có giá trị thẩm mỹ cao, đường vân sắc nét, màu sắc độc đáo và đặc biệt tỏa ra mùi thơm mát dễ chịu. Chính vì những ưu điểm trên và tính khan hiếm khiến cho giá của thủy tùng rất vô cùng, khó có thể định giá được. Thủy tùng cũng đang được rất nhiều đại gia đam mê nghệ thuật, đồ gỗ, đồ cổ, phong thủy săn đón, sẵn sàng chi nhiều tiền để sở hữu sản phẩm làm từ gỗ thủy tùng chất lượng.
(Nguồn ảnh: vov.vn)
Cây gỗ thủy tùng thường mọc ở những rừng đầm lầy nhiệt đới, rậm rạp, sình lầy, đọng nước. Hoặc nơi có đất feralit nâu đỏ, tầng dày, độ phì nhiêu màu mỡ.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
(Nguồn ảnh: baodaklak.vn)
Gỗ thủy tùng thuộc nhóm IA (trong danh mục nhóm gỗ Việt Nam), tiêu chuẩn của nhóm gỗ này là gỗ chắc, vân đẹp, thơm và có nguy cơ tuyệt trủng cao. Hiện nay, tại Việt Nam, thủy tùng cũng chỉ còn phân bố 2 quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk với hơn 150 cây tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.
Từ khoảng 40 năm trở lại đây, không có cây non nào được phát hiện. Vì thế, thủy tùng không được phép khai thác cây mới và do nhà nước quản lý.
Hiện nay, có 2 loại gỗ thủy tùng thông dụng là gỗ thủy tùng đỏ và gỗ thủy tùng xanh.
Gỗ thủy tùng đỏ sống ở những nơi có môi trường khô ráo, vùng đất đỏ, đất feralit. Gỗ có màu đỏ, nâu sẫm, đường vân nhỏ, thỉnh thoảng có đốm sẫm màu.
Gỗ thủy tùng xanh ngâm sâu dưới bùn đất, sình lầy, nước đọng hàng trăm năm nên rất khó khai thác. Môi trường ẩm đã khiến cho gỗ có màu xanh thẫm, tự nhiên như ngọc bích, vân gỗ đậm và sắc nét, uốn lượn mềm mại. Chính vì đặc điểm đặc biệt này nên gỗ thủy tùng xanh có giá thành rất cao.
Gỗ thủy tùng có những ưu điểm mà hiếm có loại gỗ nào có được như :
Giá thành của gỗ thủy tùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thọ, loại gỗ, đường vân. Tuy nhiên hiện nay, do Nhà nước cấm khai thác gỗ thủy tùng, nguồn gỗ chủ yếu từ những cây khai thác trước khi bị cấm vẫn còn giữ lại hoặc trong quá trình người dân đi rừng, đi hồ nhặt được cành thủy tùng. Do tính chất khan hiếm nên giá thủy tùng khá vô cùng.
Một khúc gỗ nhỏ thủy tùng có giá từ 600.000 - 1.000.000 đồng/kg. Nhưng nếu khúc to thì giá không tính theo cân mà theo giá trị nhà chế tác có thể cảm được. Có những khúc gỗ cao 70 cm, đường kính 40 cm, giá lên đến 35 - 40 triệu đồng. Đối với những khúc to hơn giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Do gỗ thủy tùng giá trị cao, nên theo các chuyên gia trong ngành, trên thị trường có đến 70% là hàng giả. Gỗ thông lào thường được sử dụng để làm giả gỗ thủy tùng.
Gỗ thông lào sau nghi ngâm bùn, sơn PU, tạo vân, tạo màu thì giống y hệt thủy tùng nên rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, các nghệ nhân khi sơn PU thủy tùng bao giờ cũng để lại phần đáy để tinh dầu tiết ra, tạo hương thơm đặc biệt của thủy tùng.
Do vậy, để nhận biết thủy tùng giả, chỉ cần kiểm tra phần đáy xem có để thô và có mùi thơm đặc trưng của thủy tùng không. Mùi thơm của thủy tùng có mùi chua nhẹ, còn gỗ thông lào có mùi hăng.
Do giá trị cao nên gỗ thủy tùng thường được dùng làm đồ trang sức, đồ gỗ mỹ nghệ như vòng tay, lục bình, tượng phật… Một số gia đình có điều kiện kinh tế còn sử dụng sản phẩm bàn ghế, giường, sập..làm từ gỗ thủy tùng. Sau đây là một số sản phẩm nổi trội:
Rất ít người có thể sở hữu nội thất làm bằng gỗ thủy tùng như bàn ghế, sập, tủ vì giá thành rất cao, và hiện nay nguồn gỗ cũng khan hiếm. Những gia đình có đồ nội thất gỗ thủy tùng thường là sở hữu từ trước đây, trước khi thủy tùng bị cấm khai thác và trở nên khan hiếm.
Sản phẩm chủ yếu của gỗ thủy tùng là các đồ mỹ nghệ như: lục bình, tượng phật,... hoặc đồ trang sức mang lại may mắn, thịnh vượng cho người sử dụng.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cay-thuy-tung-a93564.html