5 cách điều trị rối loạn nhịp tim thông dụng hiện nay

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim giúp giảm triệu chứng, kiểm soát nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị rối loạn nhịp tim

Mục tiêu điều trị rối loạn nhịp tim bác sĩ Tim mạch hướng đến

Nhiều trường hợp người bệnh bị rối loạn nhịp tim nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc các biểu hiện khá mơ hồ như có cảm giác khó chịu ở ngực, cảm thấy không khỏe trong người không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn nhịp tim cũng rất đa dạng, có thể khác nhau tùy theo mức độ từ nặng đến nhẹ. Một số triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hơi, khó thở, yếu sức… có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Đặc biệt, các triệu chứng cho thấy người bệnh có khả năng bị loạn nhịp nặng, cần được điều trị sớm như đổ nhiều mồ hôi, đau ngực, chóng mặt, hoa mắt, gần ngất hoặc ngất, người mệt đừ…

Một số loại rối loạn nhịp tim có thể không gây ảnh hưởng đến kể đến sức khỏe như ngoại thu tâm thất thưa - không triệu chứng, ngoại thu tâm nhĩ. Tuy nhiên, có những loại rối loạn nhịp tim nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ làm suy giảm chức năng tim hoặc gây ra các triệu chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

>> Xem thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? 7 biến chứng thường gặp

Tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp, mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bệnh lý mắc phải và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp bệnh. Ở mỗi bệnh nhân, phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim có thể khác nhau, tuy nhiên đều có chung các mục đích là:

Điều trị rối loạn nhịp tim giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh
Điều trị rối loạn nhịp tim giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh

Cập nhật các cách điều trị rối loạn nhịp tim

Người bệnh đến thăm khám rối loạn nhịp tim tại chuyên khoa Tim mạch, sẽ được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng tim mạch chung, hỏi về bệnh sử và các triệu chứng liên quan. Sau đó, có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Những kiểm tra thường được chỉ định để chẩn đoán rối loạn nhịp tim như: điện tâm đồ, máy theo dõi nhịp tim 24 giờ, máy ghi sự kiện, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, nghiệm pháp bàn nghiêng…

Điều trị rối loạn nhịp tim cần dựa vào tình trạng nhịp tim của người bệnh đập nhanh hay đập chậm, hoặc đập không đều. Một số rối loạn nhịp tim có thể không cần điều trị, nhưng người bệnh cần đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch theo định kỳ. Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim thường được áp dụng là:

1. Thay đổi lối sống

Những thay đổi trong lối sống có thể hỗ trợ điều trị chứng rối loạn nhịp tim, người bệnh nên áp dụng các cách như sau:

2. Điều trị thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một hoặc nhiều loại thuốc, hoặc kết hợp thuốc với các phương pháp khác để điều trị rối loạn nhịp tim. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim như:

Khi được chỉ định dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng đều cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng và đủ liều, không tự ý thay đổi, điều chỉnh hoặc ngưng thuốc. Nếu liều quá cao có thể khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn. Khi đó, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh liều thuốc thích hợp với tình trạng bệnh.

3. Liệu pháp điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc, một số bệnh nhân có thể cần các liệu pháp điều trị hoặc loại bỏ tình trạng nhịp tim không đều. Bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh và trao đổi kỹ về những lợi ích cũng như rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp điều trị.

4. Điều trị bằng thiết bị

Người bệnh có thể được chỉ định đặt một số thiết bị để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim như:

Cấy máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim
Cấy máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim

5. Điều trị phẫu thuật

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim bằng phẫu thuật bao gồm:

>> Xem thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không? Liệu khả năng tái phát sau điều trị có cao không?

Một số biến chứng sau điều trị rối loạn nhịp tim có thể xảy ra

Tác dụng phụ và biến chứng sẽ khác nhau tùy vào phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim.

Người bệnh có thể bị chóng mặt sau khi dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Người bệnh có thể bị chóng mặt sau khi dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Cách chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp tim sau điều trị

Người bệnh sau khi được điều trị rối loạn nhịp tim, vẫn nên theo dõi thường xuyên nhịp tim tại nhà để kịp thời phát hiện bất thường và đến gặp bác sĩ sớm. Trong chế độ ăn uống, cần chú ý hạn chế lượng rượu và cafein vì những thức uống này có thể gây rối loạn nhịp tim. Quản lý huyết áp cao, bệnh tiểu đường cũng như các bệnh lý khác có liên quan đến rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.

Người bệnh nên báo cho người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp xung quanh biết về tình trạng rối loạn nhịp tim của bản thân. Như vậy sẽ giúp người bệnh trong các trường hợp triệu chứng rối loạn nhịp tim trở nên nghiêm trọng, hỗ trợ đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Biện pháp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim tái phát sau điều trị

Để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim tái phát sau khi điều trị, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn và điều chỉnh lối sống phù hợp:

Một số câu hỏi thường gặp về điều trị rối loạn nhịp tim

1. Rối loạn nhịp tim có điều trị dứt điểm được không?

Rối loạn nhịp tim vô hại sẽ khỏi nhưng sẽ tái phát lại nếu người bệnh có các nguyên nhân gây bệnh. Đối với người mắc các rối loạn loạn nhịp tim khác, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ bị ngừng tim, cần được điều trị suốt đời.

2. Bao lâu sau điều trị người bệnh rối loạn nhịp tim có thể hồi phục?

Tùy thuộc vào thủ thuật hoặc loại phẫu thuật được chỉ định, người bệnh có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục. Nếu bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cắt đốt có thể bị rối loạn nhịp tim trong vài tuần khi chờ hồi phục.

3. Rối loạn nhịp tim nhẹ có thể chữa tại nhà không?

Người bệnh có thể thực hiện một số cách chữa rối loạn nhịp tim nhẹ tại nhà. Tuy nhiên, vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra kỹ và được bác sĩ hướng dẫn về phương pháp điều trị thích hợp, tránh để rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hoặc nguy cơ gây ra các biến chứng.

Khi có các triệu chứng rối loạn nhịp tim như khó thở, đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu, nên đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có Trung tâm Tim mạch chuyên điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu và lồng ngực, trong đó có điều trị rối loạn nhịp tim. Trung tâm có hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch sẽ trực tiếp thăm khám, hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân giúp điều trị hiệu quả tình trạng rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa biến chứng gây tổn thương tim.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp tim, mức độ nghiêm trọng, bệnh lý kèm theo cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất, giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có sự kết hợp với lối sống lành mạnh để giúp việc điều trị đem lại hiệu quả cao.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cach-dieu-tri-a61609.html