QC làm gì? Kinh nghiệm cho lính mới vào ngành QC

1- Công việc ngành QC

Sau khi đã hiểu được QC là gì, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu xem công việc ngành QC là gì nhé.Thông thường công việc của QC sẽ bao gồm:

Đọc thêm

1.1- Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào

Mỗi khi có nguyên liệu được nhập về, QC có trách nhiệm lập bảng thống kê số lượng và chất lượng nguyên liệu, sau đó tiến hành phân loại nguyên liệu dựa trên chất lượng và báo cáo cho quản đốc.Nếu phát hiện các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu, QC được quyền huỷ nhập và báo cáo cho cấp trên. >>>> Xem thêm: QC là gì? Tất tần tật thông tin về ngành QC

Đọc thêm

1.2- Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Sau khi sản phẩm hoàn thành, QC sẽ tiến hành kiểm tra lô hàng chuẩn bị xuất đi. Chỉ những sản phẩm đạt chất lượng mới được đóng dấu bảo đảm và ký xác nhận. Nếu phát hiện hàng hoá không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu phải xử lý, QC được quyền đình chỉ xuất hàng và báo cáo cho quản đốc xưởng.

Đọc thêm

1.3- Kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất

QC có trách nhiệm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu của quá trình sản xuất. Khi phát hiện các lỗi kỹ thuật, họ sẽ tiến hành phân loại và yêu cầu chỉnh sửa trong thời gian nhanh nhất.Bên cạnh đó, QC còn phải nhanh chóng phát hiện các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất. Kế tiếp họ cần tìm ra nguyên nhân sự cố và phối hợp cùng các bộ phận liên quan để có biện pháp khắc phục hiệu quả.Đối với các sự cố quá phức tạp, không thể tự mình xử lý ổn thoả, QC cần ngay lập tức thông báo cho cấp trên để có phương án xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

Đọc thêm

1.4- Các công việc khác

Ngoài những công việc kể trên, QC còn thực hiện các công việc khác như:- Giám sát nguồn nguyên liệu tránh để xảy ra hao hụt vượt mức cho phép.- Giám sát việc bảo quản hàng hóa, đảm bảo vấn đề bảo quản được thực hiện đúng quy định để không làm hư hỏng sản ...

Đọc thêm

2- Kinh nghiệm cho lính mới ngành QC

Bạn là một lính mới trong ngành QC? Vậy thì một số kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc của một QC và ngày càng phát triển trong nghề.

Đọc thêm

2.1- Hiểu rõ bản chất công việc của QC là gì

Một số công ty không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai vị trí QA và QC. Thậm chí, nhiều người tuy là QC nhưng rất mơ hồ về công việc của mình.Trên thực tế đây là hai vị trí công việc khác nhau, có tính chất hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc. Nếu như QA là người chỉ huy và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, thì QC là người thực hiện công việc theo các chỉ dẫn, quy định của QA.Khi hiểu rõ bản chất công việc của QC là gì, bạn sẽ vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng của bản thân để quy trình làm việc luôn diễn ra chính xác và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Đọc thêm

2.2- Trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết

Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành. Vì vậy để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc của QC, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng cần thiết.Nói cách khác bạn cần am hiểu các kiến thức cơ bản về kiểm soát chất lượng, biết cách sử dụng các vật dụng, thiết bị phục vụ cho công việc.Bên cạnh đó, bạn cần có hiểu biết về công nghệ và các phần mềm liên quan khác để có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả nhất. >>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của QC Manager

Đọc thêm

2.3- Có kiến thức đặc thù với từng công đoạn sản xuất

Quá trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn lại có điểm đặc thù riêng. Do đó, bạn cần am hiểu từng công đoạn của quá trình sản xuất và có các kiến thức, kỹ năng liên quan để có hướng làm việc cụ thể và hiệu quả hơn.

Đọc thêm

2.4- Rèn luyện kỹ năng mềm

Bên cạnh chuyên môn thì các kỹ năng mềm chính là yếu tố bạn cần có để có thể làm việc hiệu quả và thành công với nghề QC.Hiện tại, một trong những kỹ năng mềm cần được chú trọng nhất là ngoại ngữ. Giỏi ngoại ngữ bạn sẽ đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành dễ dàng hơn, có thể tự mình nghiên cứu các kiến thức mới và giao tiếp với cấp trên, nhà phát triển người nước ngoài tốt hơn.Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện cho mình đức tính tỉ mỉ, cẩn thận và biết cách hợp tác, phối hợp với người khác trong công việc.

Đọc thêm

2.5- Yêu nghề

Một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn gắn bó và phát triển trong ngành QC là tình yêu và sự đam mê với nghề. Bạn nên biết công việc nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và để vượt qua những điều đó bạn cần thực sự yêu thích công việc mình đang làm.Ngoài ra, bạn cũng biết tranh luận và nhận lỗi tuỳ từng trường hợp. Hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhưng đừng cố chấp. Đồng thời dám nhận lỗi sai để hoàn thiện hơn mỗi ngày. Nếu cứ im lặng, vấn đề sẽ không được giải quyết và cũng không giúp ích được cho công việc chung.

Đọc thêm

2.6- Học hỏi, rèn luyện liên tục

Mặc dù, bạn đã có các kiến thức cần thiết trong ngành QC, nhưng việc học tập không bao giờ là vô ích. Hơn nữa, trước những thay đổi không ngừng của ngành và nền kinh tế, việc học tập sẽ giúp bạn bắt kịp những xu hướng mới. Có như vậy bạn mới không bị đào thải và phát triển vững chắc trong ngành QC. >>>> Xem thêm: 10 kỹ năng cần thiết của ngành QC

Đọc thêm

3- Cơ hội việc làm cho ngành QC

Một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu QC là gì là cơ hội việc làm cũng như thăng tiến của ngành QC ra sao.Như bạn đã biết, QC là vị trí cần có trong doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đặc biệt trong các ngành...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

vinaenter