Đau bụng bên trái ngang rốn do đâu, có nguy hiểm không?
Đau bụng bên trái ngang rốn là gì?
Đau bụng bên trái ngang rốn là cơn đau cấp hoặc mạn tính xuất hiện ở vùng bụng bên trái, ngang với rốn. Mức độ đau tùy thuộc vào nguyên nhân, bộ phận bị tổn thương và có thể tiến triển từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đây là vị trí chứa nhiều bộ phận quan trọng như thận trái, niệu quản trái, ruột non, ruột già, một phần đại tràng…Do đó, những cơn đau ở đây có thể là triệu chứng cảnh báo cơ quan nào đó tại khu vực này bị tổn thương. Ngoài đau bụng, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón...Đau bụng bên trái thường do cơ quan tại vùng này bị tổn thương (Ảnh minh họa internet)
Nguyên nhân gây đau bụng bên trái ngang rốn
Vùng bụng ngang rốn bên trái là nơi chứa nhiều cơ quan rất cần thiết với cơ thể con người. Vì thế, cách bệnh lý tại những bộ phận đó cũng chính là nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng bên trái đoạn ngang rốn. Có thể kể đến như:
Các bệnh, vấn đề liên quan đến đại tràng
Đại tràng hay ruột già là phần cuối của hệ tiêu hóa, dài trung bình 1,5m. Trong đó, phần nằm ở vùng bụng bên trái gồm kết tràng xuống, 1 phần kết tràng ngang và đại tràng sigma. Vì thế, những bệnh lý, vấn đề tại những vị trí đó của đại tràng sẽ gây đau bụng bên trái ngang rốn, cụ thể như:Đại tràng trái bị viêm gây ra triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn (Ảnh minh họa internet)
Viêm ruột
Đau bụng bên trái ngang rốn cũng có thể gây ra bởi viêm ruột. Đây là một tình trạng viêm nói chung xảy ra ở ruột do cả vi khuẩn lẫn virus gây ra viêm mô mạn tính trong đường tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, chảy máu trực tràng, sụt cân, suy nhược. Trong đó bao gồm 2 trường hợp:
Sỏi thận
Sỏi thận cũng là một bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đau bụng bên trái ngang rốn. Sỏi được hình thành từ các khoáng chất, muối tích tụ trong thận dưới dạng viên. Khi sỏi ở trong thận hay mắc kẹt ở niệu quản sẽ chặn dòng chảy của nước tiểu làm thận sưng, niệu quản bị chèn ép.Khi điều này xảy ra ở thận, niệu quản bên trái sẽ gây ra những cơn đau quặn ở vị trí đó. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng hoặc nâu, đau lan xuống dưới bụng, háng...Bệnh nhân bị sỏi thận trái thường đau bụng dữ dội ở bên trái (Ảnh minh họa internet)Xem ngay: Gói khám sức khỏe toàn diện tại Bệnh viện Gia An 115
Có nên tự chữa đau bụng bên trái ngang rốn tại nhà không?
Như đã giải thích ở trên, đau bụng bên trái ở ngang rốn chỉ là một triệu chứng và có thể do rất nhiều bệnh lý gây ra. Do đó, nếu không xác định được nguyên nhân, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả. Vì thế, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác.Việc người bệnh tự điều trị tại nhà chỉ có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau, đầy hơi hay khó chịu. Trong lúc chờ đi khám, bệnh nhân có thể sử dụng một số phương pháp sau để giảm nhẹ một số triệu chứng như uống nước ấm, chườm ấm, tắm nước ấm...
Khi nào bệnh nhân bị đau bụng bên trái cần đến bệnh viện?
Nếu bệnh nhân bị đau bụng bên trái ngang rốn nghiêm trọng, quặn thắt hoặc đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế:Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khi cơn đau nghiêm trọng, kéo dài (Ảnh minh họa internet)
Cách điều trị, giảm đau bụng bên trái ngang rốn thường được sử dụng
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ. Khi đó, tùy vào bệnh lý, chuyên gia sẽ kê thuốc, đưa ra hướng điều trị phù hợp. Vì thế, bệnh nhân cần đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.Dưới đây là một số phương ph...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!