4 cách chữa rận mu tại nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả triệt để

Nguyên nhân gây bệnh rận mu

Rận mu di chuyển bằng cách bò, vì chúng không thể nhảy hoặc bay, và chúng thường lây lan qua tiếp xúc tình dục. Tuy nhiên rận mu cũng có thể lây lan qua tiếp xúc vật lý với người bị rận mu, hoặc qua tiếp xúc với quần áo, giường, khăn trải giường hoặc khăn tắm mà người bị rận mu đã sử dụng. (1)

Đọc thêm

Các ảnh hưởng của rận mu nếu không điều trị kịp thời

Rận mu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống người bệnh nếu không được điều trị từ sớm:

Đọc thêm

1. Ngứa & gây khó chịu nghiêm trọng

Rận mu hút máu để sinh tồn và phát triển. Trong quá trình hút máu, chúng tiêm nước bọt vào da, trong nước bọt sẽ chứa các chất chống đông máu dễ gây kích ứng, làm phát sinh phản ứng dị ứng tại chỗ gây ngứa dữ dội. Rận mu thường ký sinh ở vùng mu, vùng da này khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng, khi bị bất kỳ tác động nhẹ nào, cũng sẽ gây khó chịu.

Đọc thêm

2. Nhiễm trùng da

Khi gãi nhiều, móng tay cọ sát tạo thành các vết trầy xước trên da. Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc từ chính tay người bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở và gây nhiễm trùng da. Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện là da tấy đỏ, sưng đau, có thể xuất hiện mủ. (2)

Đọc thêm

3. Kích ứng mắt

Người bị rận mu ở lông mi thường bị ngứa, dụi mắt nhiều dẫn đến kích ứng mắt, thậm chí nếu tình trạng này tiến triển nghiêm trọng có thể gây viêm kết mạc.

Đọc thêm

4. Viêm nang lông

Nếu vùng da bị nhiễm rận không được vệ sinh sạch sẽ làm cho vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, gây bít tắc làm tăng nguy cơ viêm nang lông.

Đọc thêm

5. Lây truyền cho người khác

Cách lây nhiễm phổ biến nhất của rận mu là đường tình dục. Việc tiếp xúc thân mật với người nhiễm bệnh rận mu hoặc dùng dụng vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, lược chải đầu,… cũng là nguồn lan truyền bệnh.

Đọc thêm

6. Chất lượng cuộc sống giảm

Rận mu thường hoạt động mạnh hơn vào ban đêm, khi con người nghỉ ngơi. Điều này làm tăng cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đọc thêm

Hướng dẫn cách chữa rận mu tại nhà đơn giản, an toàn

Tuy rận mu không khó trị, thế nhưng nếu bệnh tiếp diễn trong thời gian dài mà không điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho da và cơ thể. Dưới đây là 4 cách chữa rận mu tại nhà hiệu quả, an toàn:

Đọc thêm

1. Cách trị rận mu chuẩn y khoa

Đọc thêm

2. Cách trị rận mu bằng mẹo dân gian

Hiện nay mọi người thường tin chọn các cách trị rận mu bằng mẹo dân gian như dùng lá xoan, nước muối sinh lý, giấm, nước cốt chanh, tinh dầu bạc hà, dầu cây trà, dầu oliu, dầu hồi, cây neem, dầu hoa oải hương, dầu khuynh diệp, tỏi,… tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học chứng minh được tính hiệu quả của các phương pháp này.Nếu sử dụng không cẩn thận hoặc sai liều lượng còn dễ gây kích ứng da và dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Vì việc sử dụng các phương pháp dân gian còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, người bệnh nên đến khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Đọc thêm

3. Thuốc trị rận mu

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh. Đối với những trường hợp nhẹ, chưa cần dùng thuốc uống, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài da:Trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc bôi, bác sĩ sẽ tiến hành...

Đọc thêm

4. Các yếu tố hỗ trợ điều trị khác

Luộc quần áo có thể hỗ trợ điều trị rận mu tại nhà hiệu quả nhất. Rận mu và trứng của chúng không thể sống sót ở nhiệt độ trên 54 độ C trong hơn 5 phút. Vì vậy việc luộc quần áo và ga trải giường có thể tiêu diệt và loại bỏ rận mu và trứng của chúng, sau đó giặt và phơi khô quần áo người bệnh lặp lại trong vòng một tuần.Nếu rận mu hoặc trứng rận bám lên tóc, ngâm lược trong nước nóng trong vòng 5-10 phút để lược nóng lên và dùng lược chải đầu, quá trình này sẽ giúp loại bỏ rận mu.Trong thời gian điều trị, người bệnh không nên tiếp xúc thân mật hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, vì điều này có thể là con đường lây truyền rận mu. (3)Tìm hiểu thêm: Rận mu có sống trên tóc không?

Đọc thêm

Các lưu ý khi chữa rận mu tại nhà

Không nên tự mua thuốc chữa rận mu tại nhà. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành các phương pháp điều trị tại nhà. Cần đến bệnh viện thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đọc thêm

Cách phòng bệnh ngăn ngừa tái phát

Cách duy nhất để ngăn ngừa rận mu là tránh mọi tiếp xúc vật lý gần gũi với những người bị rận mu. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa tái phát rận mu:

Đọc thêm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng của rận mu thường xuất hiện khoảng 5 ngày sau khi bị nhiễm rận. Khi xuất hiện các dấu hiệu như sau bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để điều trị kịp thời:Nếu người bệnh bị ngứa dữ dội ở vùng có lông đặc biệt là l...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

vinaenter