Cây tầm gửi: vị thuốc đa dạng về công dụng có thể bạn chưa biết
Đặc điểm hình thái cây tầm gửi
Tên khoa học của cây tầm gửi là Taxillus chinensis, họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây tầm gửi thường mọc bò, bám trên bề mặt thân gỗ của các loài cây lớn khác. Thân leo, chia đốt, có thể phủ lông bên ngoài, rễ bám sâu vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng. Lá...
Bộ phận dùng và cách sử dụng tầm gửi
Toàn cây (thân, cành, lá) trừ rễ tầm gửi đều được dùng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, mọi người chỉ chọn những cây lá to, dày, xanh và không mục nát vì sẽ có hoạt tính cao hơn. Cây có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là mùa hè khi cây phát triển mạnh nhất.Sau khi thu hái, cây tầm gửi được sơ chế sạch sẽ, cắt nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần. Nếu để lâu, thỉnh thoảng bạn nên lấy dược liệu ra phơi lại để kiểm tra tình trạng của chúng, tránh ẩm mốc.
Cây tầm gửi có tác dụng gì và dùng chữa bệnh gì?
Tác dụng của cây tầm gửi
Trong Đông y, tầm gửi có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm, tính bình, quy vào kinh thận và can. Vị thuốc này được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, mạnh xương khớp, tiêu viêm, giảm đau. Do đó, cây tầm gửi thường được dùng chữa các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh thận, sỏi tiết niệu, phong thấp…Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, trong cây tầm gửi có nhiều hoạt chất với những tác dụng được ghi nhận là:
Cây tầm gửi chữa bệnh gì?
Tùy theo loài cây mà tầm gửi sống ký sinh mà thành phần hóa học cũng như công dụng của vị thuốc này có thể khác nhau, thường sẽ ảnh hưởng theo công dụng của cây chủ mà chúng sống bám:Nhờ hút chất dinh dưỡng từ cây chủ nên tầm gửi cũng lấy được các chất có hoạt tính và những công dụng tương tự với cây chủ. Do đó, bạn cần chú ý tránh sử dụng cây tầm gửi sống ký sinh trên những cây có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên…vì đây là những loại cây mang độc tính cao.
Một số bài thuốc từ tầm gửi
Sau đây là một số bài thuốc sử dụng các loại tầm gửi bạn có thể tham khảo:1. Thuốc trị đau nhức thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên:Tầm gửi cây dâu tằm (tang ký sinh) 18g, tần cửu 9g, phòng phòng 9g, độc hoạt 9g, đỗ trọng 9g, đương quy 9g, sinh địa 15g...
Những lưu ý khi sử dụng tầm gửi làm thuốc
Khi sử dụng cây tầm gửi làm thuốc bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa trước để đảm bảo an toàn vì chúng có thể gây tương tác với các thuốc đang dùng hoặc gây ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Bạn không nên tự ý dùng dược liệu để thay thế các thuốc điều trị được chỉ định.Không sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc từ cây tầm gửi vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Khi sắc thuốc, bạn cũng cần chú ý không dùng dụng cụ bằng kim loại vì có thể làm ảnh hưởng đến dược tính của thuốc mà nên sử dụng nồi đất hoặc ấm sứ.[embed-health-tool-bmi]
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!