Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục – Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục - trang 15 sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 bao gồm các phần chuẩn bị và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc hiểu.
Bài viết tham khảo thêm:
I - Chuẩn bị | Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục Ngữ văn Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1
1. Tóm tắt Tản Viên từ phán sự lục
Ngô Tử Văn có tên tục là Soạn. Chàng là người Yên Dũng, Lạng Giang nổi tiếng là một kẻ sĩ có tính tình khảng khái, chính trực. Cuối đời Hồ có một hồn ma là tướng giặc tử trận ở đền Tản Viên hay tác yêu tác quái trong dân gian. Vì không chịu được sự tá...
2. Bố cục Tản Viên từ phán sự lục
“Tản viên từ phán sự lục” được chia làm 4 phần:- Phần 1: Từ đầu cho đến “không cần gì cả”: Thuật lại quá trình Ngô Tử Văn đốt đền.- Phần 2: Tiếp cho đến “khó lòng thoát nạn”: Tử Văn với Thổ công và viên Bách hộ họ Thôi.- Phần 3: Tiếp đến “sai lính đưa Tử Văn về”: Ngô Tử Văn đã thắng kiện.- Phần 4 (còn lại): Tử Văn được bổ nhiệm trở thành phán sự đền Tản Viên.
3. Nội dung chính Tản Viên từ phán sự lục
Câu chuyện kể về hành động dũng cảm, dám đối đầu với tên tướng giặc xấu xa của Ngô Tử Văn.
4. Tác giả
a) Tiểu sử
- Nguyễn Dữ có quê quán tại Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.- Ông là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.- Không rõ ngày sinh, ngày mất của tác giả. - Tương truyền rằng, Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễ...
b) Tác phẩm chính
- Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ chính là tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn về những câu chuyện kì lạ được lưu truyền), là một sáng tác văn học bao gồm các yếu tố hư cấu, sáng tạo được trau chuốt và gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải mộ...
5. Tác phẩm
a) Thể loại
- Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại. Truyền kỳ thường được sử dụng để phản ánh hiện thực thông qua các yếu tố ly kì, hoang đường.- Sự hấp dẫn của thể loại truyền kỳ được thể hiện trong sự tương giao của thế giới con người, thế giới cõi âm và những thánh thần ma quỷ.
b) Giá trị nội dung
- Thông qua hình tượng của nhân vật Ngô Tử Văn và hồn ma của tên giặc ngoại xâm, tác giả đã thành công ca ngợi sự chính nghĩa cũng như sự kiên quyết diệt trừ kẻ xấu của con người.- Bài học về nhân sinh liên quan đến sự chính - tà; thiện - ác.
c) Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện giàu sự kịch tính với cấu trúc chặt chẽ.- Dẫn dắt khéo léo, lồng ghép nhiều chi tiết có thể gây sự chú ý, tăng độ thú vị, hấp dẫn.- Sử dụng nhiều yếu tố mang tính kì ảo, nhưng vẫn mang những nét chân thực.
d) Hình tượng nhân vật
Hình tượng của nhân vật Ngô Tử Văn1. Nguyên nhân và hành động đốt đền* Cách giới thiệu về nhân người có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước nên không đáng được thờ → Tử Văn rất tức giận trước việc “hưng yêu tá...
II - Đọc hiểu | Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Trước khi đọc
Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Bạn có thích đọc những câu chuyện có các yếu tố kì ảo không? Vì sao?Lời giải chi tiết:- Có- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết được tác giả dân gian sáng tạo để có thể phục vụ cho mục đích nhất định nào đó, góp phần giúp câu chuyện kể thêm phần hấp dẫn, sinh động hơn.
Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy thế nào và có mong muốn điều gì?Lời giải chi tiết:- Những điều bất công vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đôi khi xảy đến với chính bản thân mình hoặc với mọi người xung quanh. - Tôi sẽ chọn cách đứng lên, dũng cảm đòi lại công bằng và chính nghĩa.
2. Trong khi đọc
Câu 1 (SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Ngô Tử VănLời giải chi tiết:Lời giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: - Tên tục là Soạn- Quê quán: người huyện Yên Dũng, Lạng Giang- Tính cách: khảng khái, cương trực.
Câu 2 (SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc như thế nàokhi nghe câu chuyện của Thổ Công?Lời giải chi tiết:Sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công, Ngô Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên Bách hộ họ Thôi , dẫn đến hành động đốt đền trừ hại cho dân.
Câu 3 (SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Dự đoán kết quả của cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn dưới âm phủ.Lời giải chi tiết:- Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm phủ là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, tuy nhiên chiến thắng sẽ thuộc về phe chính nghĩa, cái thiện sẽ thắng cái ác.
Câu 4 (SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Sự việc nào đã xoay chuyển tình thế của cuộc xử án dưới âm phủ?Lời giải chi tiết:Góp phần làm xoay chuyển tình thế của Ngô Tử Văn trong cuộc xử án tại âm phủ.
Câu 5 (SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?Lời giải chi tiết:- Học sinh nghĩ và xem lại suy đoán của mình và trả lời- Gợi ý: Kết quả của cuộc đấu tranh ở âm phủcủa Ngô Tử Văn:Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm của mình, cùng với sự cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã giành chiến thắng.+ Giải trừ được tai họa từ kẻ gian tà, giải oan được cho Thổ thần và được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên.
Câu 6 (SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự ở đền Tản Viên?Lời giải chi tiết:Trước sự biết ơn, tin tưởng và tiến cử của Thổ Công, Ngô Tử Văn đã rất vui vẻ đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên.
Câu 7 ( SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?Lời giải chi tiết:Lời bình cuối truyện là lời bình của chính tác giả. Lời bình ở cuối truyện hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính.
III. Trả lời câu hỏi cuối bài |Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Người đóng vai trò kể chuyện trong tác phẩm là tác giả Nguyễn Dữ- Những lời kể đã giúp ta có thể hình dung rõ nét về tính cách của nhân vật Tử Văn: Chàng vốn là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian, xấu xa thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen Tử Văn là một người cương trực.
Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Các sự kiện chính:+ Trong làng có ngôi đền bị hồn ma của giặc tác yêu tác quái, Tử Văn tức giận liền khấn trời và châm lửa đốt đền.+ Tử Văn lên cơn sốt mê man, mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa sẽ đưa chàng đưa xuống địa ngục+ Tử Văn gặp Thổ Công và được Thổ Công kể cho nghe rõ câu chuyện về viên tướng ở đền, bất bình muốn kiện Diêm Vương.+ Đứng trước Diêm Vương, Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tên hung thần, bắt hắn phải chịu tội thích đáng, yêu cầu xin tư giấy đến đền Tản Viên để làm chứng. + Tên tướng bị Diêm Vương trừng phạt, Thổ Công được lấy lại công lý và Tử Văn được thưởng, trở về trần gian.+ Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. - Các sự kiện đã được kể với đúng trình tự thời gian.
Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Diễn biến câu chuyện xử án tại Âm ty: Tử Văn bị bắt và đưa xuống Âm Phủ để Diêm Vương xét xử định tội. Ngô Tử Văn và người đội mũ trụ cãi cọ qua lại mãi không phân phải trái. Vì vậy, Tử Văn đã yêu cầu xin giấy tư đền ở Tản Viên để làm chứng khiến cho tên đội mũ trụ sợ hãi, nói khéo xin tha tội Tử Văn. Diêm Vương sai người đến Tản Viên để có thể chứng thực, nhận ra viên tướng kia nói dối nên liền xử phạt và bỏ vào ngục Cửu U, còn Tử Văn được Diêm Vương thưởng và cho phép trở về trần gian. - Yếu tố đóng vai trò quyết định cho chiến thắng của Ngô Tử Văn: thái độ của chàng rất cương quyết, khẳng khái khiến cho Diêm Vương phải sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực.
Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu thông qua lời nói và hành động+Tử Văn sau khi nghe tin có hung thần “tác yêu tác quái” đã rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời và châm lửa đốt đền=> Những hành động của Ngô Tử Văn rất cương quyết ...
Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa “Những người ở hiền chắc chắn sẽ gặp được điều lành và sẽ nhận được những sự đền đáp xứng đáng. Ngô Tử Văn với việc làm chính nghĩa của mình đã nhận được phần thưởng xứng đáng cho sự cương trực, dũng cảm của mình.
Câu 6 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Thế giới thần linh, ma quỷ trong câu chuyện “Tản Viên từ phán sự lục” đã thể hiện được rõ suy nghĩ của tác giả về vấn đề “trần sao âm vậy”, làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Những lời nói của Ngô Tử Văn khi trò chuyện với Thổ Công hay lời nói của Diêm Vương đã phản ánh được hiện thực ở chốn quan trường: những người có tài năng phải lánh đục về trong, còn những kẻ có chức có quyền thì cấu kết hại dân. Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh được hiện thực cuộc sống đầy rẫy sự bất công, khổ cực đối với những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.
Câu 7 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một):
- Quan niệm về kẻ sĩ: Kẻ sĩ không nên kiêng sợ bất cứ điều gì, đặc biệt là cái ác. Họ cần cứng cỏi, dũng cảm dám đứng lên để bảo vệ công lý. - Đồng tình với quan niệm đó. Vì kẻ sĩ là những người tri thức, có hiểu biết, vì vậy không nên vì bất cứ khó khăn gì mà nản lòng, bỏ cuộc. Câu nói đề cao phẩm chất kiên quyết hành động, con người cần phải bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách.Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!