Sản xuất là gì? Làm việc tại ngành sản xuất cần những gì?
1- Ngành sản xuất là gì?
Ngành sản xuất là ngành nghề thuộc khối kinh tế, thông qua việc kết hợp nhiều yếu tố đầu vào như:tạo ra những hàng hóa, dịch vụ mới dùng để sử dụng, trao đổi hoặc mua bán.Mục đích của ngành sản xuất là tạo ra những thành phẩm sở hữu giá trị cao hơn tổng giá trị yếu tố đầu vào, mang về lợi nhuận cho nhà sản xuất sau khi bán ra thị trường. Công nghệ sản xuất càng hiện đại, chi phí đầu vào càng thấp, chất lượng hàng hóa / dịch vụ càng cải thiện thì lợi nhuận càng cao.
2- Vị trí công việc phổ biến ngành sản xuất
Vị trí công việc trong ngành sản xuất sẽ được chia theo chức năng chuyên trách trong quá trình sản xuất Quan tâm >>>> Chức năng, nhiệm vụ phòng sản xuất
3- Nhiệm vụ chính của nhân sự ngành sản xuất
Ngành sản xuất được chia làm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một nhóm nhiệm vụ cụ thể. Điển hình như:
3.1. Bộ phận quản lý,điều hành
Thiết lập, chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất cho từng dây chuyềnĐánh giá rủi ro, truyền đạt quy định an toàn tại các dây chuyềnXây dựng hệ thống đánh giá năng lực làm việc KPI, thúc đẩy nâng cao hiệu suấtTổng hợp báo cáo hoạt động, nghiên cứu nguyên nhân, giải pháp cho những vấn đề tồn đọng (tổn thất, lãng phí nguyên vật liệu, sự cố trên chuyền sản xuất…)Truyền đạt yêu cầu vận hành dây chuyền đến bộ phận kỹ thuật (tăng tốc độ, thay đổi nguyên vật liệu, tăng thời gian vận hành….)Phối hợp cùng các kỹ sư kiểm tra, nghiệm thu dây chuyền sản xuất cải tiếnĐảm bảo lưu trữ khoa học, an toàn mọi dữ liệu liên quan đến sản xuất, KPI…Trực tiếp chỉ đạo quá trình khắc phục sự cố phát sinh trong những tình huống khẩn cấp.
3.2. Bộ phận kỹ thuật máy móc thiết bị
Nghiên cứu,lên kế hoạch kỹ thuật đáp ứng hiệu quả kế hoạch sản xuấtCải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người lao động và thành phẩmNghiên cứu, sáng tạo, tối ưu hóa hiệu quả vận hành của máy móc thiết bịKiểm tra, giám sát, điều phối hoạt động vận hành máy mócPhối hợp cùng phòng quản lý chất lượng kiểm soát, điều chỉnh máy móc trong quá trình sản xuấtTính toán,điều chỉnh lượng tiêu hao nguyên vật liệu, tiêu hao điện năng… để tối ưu chi phí sản xuất.
3.3. Bộ phận kiểm tra, giám sát, đốc thúc
Nắm rõ mọi tiêu chuẩn về chất lượng, tiến độ, tiêu hao nguyên vật liệuTheo dõi hoạt động sản xuất hằng ngàyĐánh giá kết quả định kỳ, báo cáo lên cấp quản lýĐề xuất điều chỉnh số lượng nhân sự, cải tiến quy trình vận hành…Phối hợp cùng bộ phận nguyên vật liệu, kỹ thuật… để kịp thời xử lý sự cố, đảm bảo tiến độ từng dự án.
3.4. Bộ phận kế toán, thống kê
Tổng hợp dữ liệu ca sản xuất mỗi ngày (số lượng thành phẩm, chấm công, tổng hợp KPI…)Thống kê số liệu, thiết lập báo cáo theo nhiều tiêu chí Đối chiếu số lượng nguyên vật liệu, thành phẩm giữa xưởng sản xuất và khoCập nhật dữ liệu nhập xuất trên phần mềm kế toánLưu trữ, bảo mật chứng từ, hồ sơ liên quan đến dữ liệu sản xuấtTổng kết lương, giờ công, thành phẩm theo đầu người… để phòng nhân sự tính lương
3.5. Bộ phận vận hành dây chuyền
Nắm rõ các quy định vận hành máy móc thiết bị, quy định an toàn sản xuấtTiếp nhận yêu cầu và tiêu chuẩn thành phẩm từ quản lýTiếp nhận, kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, vật tư… phục vụ sản xuấtTriển khai sản xuất đảm bảo chất lượng, tiến độ, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu…Kiểm soát chặt chẽ dây chuyền sản xuất do mình phụ tráchKiểm tra thường xuyên chất lượng thành phẩm, kịp phát thời phát hiện và báo cáo sự cố Quan tâm >>>> 14 câu hỏi phỏng vấn ứng viên sản xuất
4- Mức lương cho các vị trí ngành sản xuất
Mức lương trong ngành sản xuất sẽ xác định dựa trên:Xét ở mặt bằng chung của mọi lĩnh vực trong ngành sản xuất thì mức lương hiện nay dao động trong khoảng:Vị trí công việcMức lương trung bình(triệu đồng/ tháng)Mức lương cao nhất(triệu đồng/ tháng)Kinh nghiệm 1- 4 nămKinh nghiệm từ 5 năm trở lênQuản lý, điều hành sản xuất11,1 - 16,650Quản đốc sản xuất14 - 20,646Giám sát sản xuất11,9 - 1735Kế toán sản xuất8,3 - 10,830Kỹ sư thiết kế máy móc sản xuất10,5 - 13,840Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng9,4 - 12,827,6Nhân viên kế hoạch sản xuất8,2 - 11,425Nhân viên điều độ sản xuất7,5 - 11,625Nhân viên thống kê sản xuất6,3 - 9,220Nhân viên quản lý chất lượng7,9 - 10,727Nhân viên, công nhân vận hành dây chuyền sản xuất…7,1 - 9,620
5- Yêu cầu làm việc ngành sản xuất
5.1. Bằng cấp, chứng chỉ
Muốn làm việc trong ngành sản xuất thì những chuyên ngành học sau luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao:Cấp bậc học từ đại học,cao đẳng đến trung cấp nghề đều có cơ hội ứng tuyển tùy theo mức độ yêu cầu chuyên môn trong công việc và kinh nghiệm làm việc chuyên sâu.
5.2 - Kiến thức, kỹ năng không thể thiếu
Những yêu cầu đối với nhân lực ngành sản xuất tập trong ở những khía cạnh sau:
Kiến thức chuyên môn
Ngành sản xuất đòi hỏi sự chuẩn xác cao trong từng kỹ năng, nghiệp vụ, do đó, kiến thức chuyên môn sâu ở mỗi vị trí công việc là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra, nhân sự còn phải vận dụng linh hoạt những chuyên môn sâu đó để sáng tạo những thành phẩm mới, mang đến giá trị kinh tế cao.
Thành thạo tin học văn phòng
Sản xuất gắn liền công nghệ thông minh trong các máy móc, thiết bị hiện đại đã trở thành điều hiển nhiên, vì vậy, nhân sự dù ở cấp bậc công nhân, nhân viên hay quản lý đều phải có năng lực sử dụng tin học văn phòng tốt, làm cơ sở cho việc tiếp thu dễ dàng các ứng dụng phần mềm sản xuất đặc thù mà doanh nghiệp sử dụng. Xem thêm >>>> Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc phân xưởng sản xuất
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Một dây chuyền sản xuất sẽ bao gồm nhiều bộ phận, nhiều nhân lực cùng phối hợp thực hiện. Năng lực giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta thuận lợi truyền đạt, trao đổi công việc, đồng thời nhanh chóng tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ hiệu quả khi cần giải quyết vấn đề.
Kỹ năng quản lý thời gian giỏi
Các dự án sản xuất sẽ đan xen lẫn nhau, thành phẩm của mỗi dự án lại là sự nối tiếp công việc của nhiều bộ phận, chính vì vậy, không chỉ quản lý, quản đốc mới cần năng lực sắp xếp thời gian hiệu quả mà cá nhân ở mọi vị trí công việc đều cần trau dồi kỹ năng này để phối hợp làm việc đúng tiến độ, không gây trì trệ, ảnh hưởng phần việc của bộ phận khác.
Kỹ năng linh hoạt xử lý vấn đề
Một dây chuyền sản xuất chắc chắn sẽ dễ phát sinh nhiều vấn đề từ số liệu,chất lượng nguyên vật liệu đến vận hành máy móc thiết bị. Dù được lên kế hoạch kỹ lưỡng thì sự cố vẫn có thể phát sinh. Vì vậy, mỗi nhân sự ngành sản xuất phải nắm rõ yêu cầu công việc, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc để ngoài việc dự đoán nguy cơ sự cố, còn có thể linh hoạt xử lý, khắc phục sự cố nhanh nhất.
Tính cách cẩn thận,tỉ mỉ
Mỗi thành phẩm đều có những tiêu chuẩn chất lượng phải hoàn thành. Mà mỗi tiêu chuẩn chất lượng lại do một bộ phận hay một chuyền sản xuất phụ trách. Do đó, một sai sót nhỏ của một cá nhân có thể khiến thành phẩm bị loại bỏ, công sức của cả một tập thể bị lãng phí. Đây chính là lý do mà tính cẩn thận, tỉ mỉ được doanh nghiệp sản xuất yêu cầu rất cao.
6- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành sản xuất
Dù thời đại có thay đổi thế nào thì sản xuất vẫn luôn là rường cột phát triển của đất nước. Với sự lớn mạnh của các khu công nghiệp, khu chế xuất, Việt Nam đã thu hút lượng lớn doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước, mang lại nhu cầu tuyển dụng ca...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!