Kiểm toán là gì? Công việc, phân loại, mức lương của Kiểm toán viên

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp của các thông tin đó với các tiêu chuẩn được thiết lập sẵn.Bạn cũng có thể hiểu đơn giản kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức.Kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, mà chủ yếu là những người quan tâm đến tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng họ không có chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy họ tìm đến kế toán viên để tìm hiểu và đánh giá, từ đó giúp họ có quyết định tốt nhất.

Đọc thêm

2- Công việc của một kiểm toán viên

Có thể có nhiều cách phân loại và nhiều hình thức kiểm toán khác nhau. Tuy nhiên, công việc của kiểm toán viên thường bao gồm:

Đọc thêm

Thứ nhất, lập kế hoạch kiểm toán

Đây là bước rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Thông qua bước này, các kiểm toán viên sẽ có định hướng thực hiện công việc cụ thể.Với một kế hoạch kiểm toán tốt, mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, kiểm toán viên cũng dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh bất ngờ hơn.

Đọc thêm

Thứ hai, xây dựng chương trình kiểm toán

Đây cũng là việc quan trọng mà mỗi kiểm toán viên cần thực hiện. Với một chương trình kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên sẽ thực hiện mọi việc chặt chẽ và chính xác hơn.Nếu muốn xây dựng một chương trình kiểm toán hiệu quả, kiểm toán viên cần xác định được số lượng và thứ tự các công việc cần thực hiện từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành việc kiểm toán.

Đọc thêm

Thứ ba, thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán

Đây được xem là công việc quan trọng nhất trong quá trình kiểm toán. Cụ thể, kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán phổ biến sau:- Kiểm toán cân đối: là phương pháp vận dụng tính cân đối của kế toán để kiểm tra.- Đối chiếu trực tiếp: kiểm toán viên sẽ đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.- Đối chiếu logic: nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.- Điều tra: sử dụng những cách thức khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.- Trắc nghiệm: tái diễn các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác minh kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua. >>>> Bạn xem thêm: Big4 kiểm toán là gì? Điều kiện để trở thành nhân viên tại Big4

Đọc thêm

Thứ tư, ghi chép

Kiểm toán viên cần ghi chép lại tất cả các thông tin họ thu thập được. Đây chính là bằng chứng khách quan giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán.

Đọc thêm

Thứ năm, kết luận và báo cáo

Sau quá trình thu thập, kiểm tra và phân tích, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về tính đúng đắn và hợp pháp của báo cáo tài chính. Các kết luận này sẽ được lập thành biên bản hoặc báo cáo kiểm toán.Để có thể đưa ra kết luận chính xác, kiểm toán viên cần cân nhắc kỹ lưỡng các điểm sau:- Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.- Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.- Đánh giá tính liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.- Thư giải trình từ Ban giám đốc. >>> Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 07 loại Audit phổ biến nhất mà dân Kế - Kiểm nên biết

Đọc thêm

3. Vai trò, chức năng của kiểm toán

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, vai trò của kiểm toán ngày càng trở nên rõ nét. Đồng thời kiểm toán nước ta cũng đang dần tiếp cận với các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán kiểm toán quốc tế. Một hệ thống tài chính có “lành mạnh” hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin hoạt động kinh tế và quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp và được xem xét, đánh giá bởi kiểm toán.Hiện tại vai trò của kiểm toán ngày càng được khẳng định đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và cả cơ quan Nhà nước.

Đọc thêm

+ Đối với Nhà nước

Kiểm toán có vai trò phản ánh, kiểm soát ngân quỹ và sự vận động của ngân quỹ cũng như tài sản quốc gia. Bên cạnh đó còn hỗ trợ Nhà nước trong việc đưa ra các quyết định và giải pháp để quản lý hiệu quả khía cạnh tài chính, kinh tế.

Đọc thêm

+ Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

Bên cạnh vai trò kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính - kế toán, kiểm toán còn thực hiện công tác tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh và đầu tư nhanh chóng và chính xác. >>>> Xem thêm: Vượt qua dễ dàng với bộ câu hỏi phỏng vấn về kiểm toán

Đọc thêm

4. Các vị trí công việc phổ biến ngành kiểm toán

Đọc thêm

- Kiểm toán viên

Kiểm toán viên là kế toán viên đáp ứng được các bằng cấp theo yêu cầu để có thể thực hiện việc kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Từ những kết quả kiểm tra, kiểm toán viên sẽ lập ra một bản báo cáo độc lập cho thấy các thông tin trên báo cáo tài chính có phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay không.Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Đọc thêm

- Trưởng nhóm, Trưởng phòng kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán là người chịu trách nhiệm triển khai các cuộc kiểm toán, đồng thời cũng là người điều phối, giám sát, hướng dẫn thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán đã đặt ra.

Đọc thêm

- Trợ lý kiểm toán

Trợ lý kiểm toán là người hỗ trợ nhân viên kiểm toán kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính.

Đọc thêm

- Thực tập sinh kiểm toán

Thực tập sinh kiểm toán là người học tập trực tiếp qua việc công việc thực tế để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc. Họ sẽ làm việc theo sự phân công của kiểm toán viên và hỗ trợ các nhân viên chuyên nghiệp các công việc kiểm toán và hành chính khác.

Đọc thêm

- Kiểm toán viên nội bộ

Kiểm toán viên nội bộ là người phụ trách công tác kiểm tra thông tin tài chính và giám sát hệ thống vận hành của doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và vận hành của doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, chính xác và hợp pháp.

Đọc thêm

5. Mức lương ngành kiểm toán

Đọc thêm

6. Ngành kiểm toán học trường nào?

Tại Việt Nam bạn có thể học kiểm toán tại các trường có đào tạo ngành kế toán. Bởi vì hầu như các trường đều xếp kiểm toán vào chuyên ngành kế toán.Dưới đây là danh sách các trường có đào tạo ngành kiểm toán để bạn tham khảo:

Đọc thêm

+ Khu vực miền Bắc

Đại học Kinh tế quốc dânHọc viện Nông nghiệp Việt NamĐại học Công nghiệp Hà NộiKhoa Quốc tế - ĐHQG Hà NộiĐại học Điện lựcĐại học Tài chính - Quản trị kinh doanhĐại học Hải Phòng Đại học Công nghiệp Việt Trì

Đọc thêm

+ Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Đại học Kinh tế Đà NẵngĐại học Nha TrangĐại học Kinh tế HuếĐại học Tài chính - Kế toánĐại học Thái Bình DươngĐại học Duy TânĐại học Hồng Đức

Đọc thêm

+ Khu vực miền Nam

Đại học Kinh tế luật TPHCMĐại học Kinh tế TPHCM Đại học Ngân hàng TPHCM Đại học Tài chính - Marketing Đại học Cần ThơĐại học Mở TP Hồ Chí MinhĐại học Công nghiệp TPHCMĐại học Kinh tế - Tài chính TPHCM Đại học Công nghệ TPHCM Đại học Gia ĐịnhĐại học Hùng Vương TPHCMĐại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Đọc thêm

7. Cơ hội nghề nghiệp ngành kiểm toán

Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã kéo theo sự nở rộ của hàng loạt doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực tại nước ta. Điều này sẽ mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho ngành kiểm toán. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam còn chứng kiến sự tham gia của c...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

vinaenter