Công Tác Xã Hội Ra Làm Gì? Top 7 Việc Làm Ngành Công Tác Xã Hội Hot Nhất 2024
1. Ngành Công Tác Xã Hội Là Gì?
Mục tiêu của ngành công tác xã hội:
2. Ngành Công Tác Xã Hội Học Những Gì?
Khi theo học ngành công tác xã hội, các bạn sinh viên sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ khối lượng kiến thức lý thuyết cần thiết. Bên cạnh đó sinh viên cũng được tham gia vào các đợt thực hành, thực tập, kiến tập để rèn luyện thêm về kỹ năng cũng như bổ sung kiến thức cho bản thân. Một số môn học quan trọng của ngành này phải kể đến như:Toàn bộ những kiến thức mà các bạn được học trong ngành này sẽ phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Đây cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tuyển dụng bạn. Chính vì vậy mà bạn không nên lơ là, chủ quan trong việc học lý thuyết ở trường.
3. Các Chuyên Ngành Của Ngành Công Tác Xã Hội
Đối với ngành công tác xã hội, có khá nhiều chuyên ngành để bạn lựa chọn khi theo đuổi đó là:
3.1. Phúc Lợi Xã Hội
Chuyên ngành này tập trung vào nghiên cứu các biện pháp để tạo thu nhập và hỗ trợ tài chính cho những cá nhân, gia đình và nhóm yếu thế trong xã hội. Các chuyên gia phúc lợi xã hội có thể làm việc trong các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, hoặc các tổ chức tư nhân để cung cấp các dịch vụ như: Trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ nhà ở, …
3.2. Công Tác Xã Hội Trong Trường Học
Công tác xã hội trong trường học có vai trò hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề học tập, tâm lý và hành vi, đồng thời giúp các em phát triển toàn diện. Chuyên gia công tác xã hội trong trường học có thể làm việc với học sinh, giáo viên, phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường để xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện.
3.3. Chính Sách Và Kế Hoạch
Chuyên ngành chính sách kế hoạch sẽ nghiên cứu, xây dựng và đánh giá các chính sách và kế hoạch phát triển xã hội. Khi hoạt động trong lĩnh vực này, chuyên gia có thể làm trong các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ hoặc các viện nghiên cứu để tham mưu về chính sách, phát triển xã hội.
3.4. Công Tác Xã Hội Và Lão Hóa
Công tác xã hội và lão hóa có vai trò hỗ trợ người cao tuổi sống khỏe mạnh, độc lập, đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho họ. Ngành này cần phải tiếp xúc với nhiều vấn đề như: Sức khỏe, tài chính, nhà ở, … liên quan đến người cao tuổi.
4. Ngành Công Tác Xã Hội Có Được Ưa Chuộng?
Hiện nay ngành công tác xã hội đang ngày càng được ưa chuộng và được các bạn trẻ chú ý đến. Điều này là do nhận thức các vấn đề xã hội và nhu cầu về các dịch vụ, chương trình hỗ trợ xã hội ngày càng tăng.Ngành công tác xã hội không chỉ mở ra nhiều cơ hội về mức lương mà còn đem lại môi trường làm việc đa dạng như: Tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tư nhân,… Ngoài ra, các bạn còn được học hỏi, rèn luyện thêm rất nhiều kỹ năng mềm (giao tiếp, tư vấn, làm việc nhóm, thấu hiểu,…) và được đóng góp cho cộng đồng. Đây sẽ là bước đệm giúp bạn sớm hoàn thiện bản thân hơn.
5. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Công Tác Xã Hội
Để theo đuổi và thành công trong ngành công tác xã hội, bạn cần phải chuẩn bị những tố chất như:Ngoài những tố chất trên, bạn cũng cần có lòng nhân ái, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và khả năng thích nghi cao để theo đuổi ngành công tác xã hội.
6. Ngành Công Tác Xã Hội Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ở Việt Nam có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành công tác xã hội, bạn có thể tham khảo các trường sau:
7. Ngành Công Tác Xã Hội Ra Làm Gì?
Theo cập nhật của JobsGO, khi tốt nghiệp bạn có thể tham gia vào nhiều việc làm công tác xã hội như:
8. Cơ Hội Việc Làm Sau Khi Tốt Nghiệp Ngành Công Tác Xã Hội
Sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội, có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác nhau do nhu cầu tìm kiếm chuyên gia công tác xã hội ngày càng tăng lên trên toàn thế giới. Thị trường lao động trong ngành này đa dạng và tương đối ổn định, đặ...
Câu hỏi thường gặp
1. Với Bằng Công Tác Xã Hội, Bạn Có Thể Làm Việc Ở Môi Trường Nào?
Khi có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ công tác xã hội, bạn có thể làm được ở rất nhiều môi trường khác nhau như: Trong cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính chủ, các doanh nghiệp tư nhân hoặc tự làm chủ. Một số vị trí điển hình phải kể đến: Tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội, phân tích chính sách xã hội,…
2. Để Thành Công Trong Ngành Công Tác Xã Hội, Bạn Cần Kỹ Năng Gì?
Nếu muốn thành công trong ngành công tác xã hội, bạn cần phải có các kỹ năng như: Giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích, nghiên cứu. Đồng thời bạn cũng cần phải có lòng nhân ái, thương người, kiên trì và trách nhiệm. (Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc) Chia sẻ bài viết này trên:
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!