Tâm lý xã hội theo từ điển triết học năm 1986 là toàn bộ tình cảm, ý chí, tâm trạng, thói quen, truyền thống thể hiện trong tâm lý của các nhóm xã hội, các giai cấp, các dân tộc, nhân dân các nước do có chung những điều kiện kinh tế - xã hội trong đời sống của họ. Để làm rõ hơn bài viết xin đưa ra ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội để độc giả quan tâm theo dõi.
Tâm lý học là gì?
Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lí học trở thành một khoa học độc lập. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.
Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí.
Bản chất của tâm lí người
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.
Tâm lí người không phải do thượng đế hay do chúa trời sinh ra, tâm lý con người cũng không phải là do não tiết ra như gan tiết ra mật. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua lăng kính chủ quan.
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người.. Tâm lí con người khác xa với tâm lí của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người thể hiện như sau:
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội), trong đó cuộc sống xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã hội).
- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội
- Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội giữ vai trò quyết định.
- Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.
Các hiện tượng tâm lý xã hội là gì
Thế giới tâm lí của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lí có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau.
Khác với các hiện tượng tâm lý cá nhân là sự phản ánh nội dung đời sống xã hội, là sự phản ánh mang tính chất cá nhân riêng lẻ của các hiện tượng xúc cảm, tình cảm, đến các quá trình nhận thức như tư duy, tưởng tượng đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy con người thực hiện các hoạt động này hay hoạt động khác thì các hiện tượng tâm lí xã hội như phong tục, tập quán, định kiến xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, “mốt”… là khác biệt so với hiện tượng tâm lý cá nhân.
Trong cuộc sống các cá nhân tác động qua lại với những cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh giá, mong muốn của bản thân và của người khác, nhận biết người khác, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của người khác.
Các hiện tượng tâm lý xã hội được hiểu là tâm lý của cá nhân khi đó một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá nhân trong một nhóm trong một cộng đồng, trong cả một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân tộc.
Tâm lý xã hội không phải là tổng đơn giản, cơ học của các hiện tượng tâm lý cá nhân. Nó là các hiện tượng tâm lý chung của nhiều người diễn ra trong các nhóm xã hội, khi con người hoạt động, giao tiếp, tác động qua lại với nhau, được quy định bởi sự tác động qua lại và nhóm xã hội.
Vậy tâm lý học xã hội nghiên cứu các quy luật và cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong các tương tác xã hội.
Ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội
Để làm rõ hơn nội dung xoay quanh các hiện tượng tâm lý xã hội bài viết xin đưa ra ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội cụ thể để độc giả quan tâm có thể theo dõi.
Những cuộc chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố… diễn ra trên thế giới, đặc biệt thời gian qua cuộc chiến tranh giữa ukraine và nga tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội nhất định trong tập thể xã hội loài người. Cụ thể đó là tâm trạng lo lắng trước an toàn của nhân dân vùng chiến tranh của xã hội hay tâm trạng phản đối chiến tranh.
Dư luận xã hội của xã hội trước một vấn đề tốt sẽ được tập thể xã hội ủng hộ, khen ngợi, tán thành và đồng ý. Đối với vấn đề xấu thì dư luận xã hội sẽ phê phán, lên án và không đồng tình.
Bản chất và chức năng của các hiện tượng Tâm lý xã hội
Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau của các cá nhân trong nhóm.
Các hiện tượng tâm lý xã hội đó điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng nhau của các thành viên và của nhóm xã hội. Mặt khác cũng phải thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có quan hệ đặc biệt và khó có thể tách rời với các hiện tượng tâm lý cá nhân.
Bên cạnh đó các hiện tượng tâm lý xã hội có chức năng định hướng, thúc đẩy và điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân. Hoạt động của các nhóm xã hội, thông qua đó tác động đến các quá trình xã hội.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về các hiện tượng tâm lý xã hội đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại hãy phản hồi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.