Một số cách khắc phục tình trạng cảm lạnh khi nhiễm nước mưa

Mùa mưa là mùa đặc biệt khiến cơ thể bạn yếu đi do gió rét, từ đó bạn dễ mắc những căn bệnh vặt hơn. Đặc biệt đối với chứng cảm lạnh khi nhiễm nước mưa, nó gây ảnh hưởng nhiều đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn. Qua bài viết sau, nhà thuốc Long Châu sẽ mách cho bạn những mẹo đơn giản để phòng trừ cảm lạnh mùa mưa.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp và có thể xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể con người dễ mắc cảm lạnh khi nhiễm nước mưa. Tần suất mắc bệnh cảm ở trẻ nhỏ là 4 - 8 lần một năm, ở người lớn là 2 - 4 lần một năm. Khi vào mùa mưa, sức đề kháng của cơ thể dễ bị yếu đi, từ đó dẫn đến sự tấn công của virus.

Bệnh cảm lạnh thông thường không phải một loại bệnh nguy hiểm, có khả năng tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày đối với người lớn, với trẻ nhỏ là 10 - 15 ngày mà không cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh trừ bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên xem thường bệnh cảm lạnh, nếu bệnh trở nặng mà không được điều trị sẽ dẫn đến bội nhiễm, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm xoang,…

Triệu chứng cảm lạnh do mắc mưa: Mách bạn các mẹo đơn giản để chữa cảm lạnh khi bị nhiễm nước mưa 1
Cơ thể con người dễ mắc cảm lạnh khi nhiễm nước mưa

Nguyên nhân và triệu chứng khi mắc cảm lạnh

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm lạnh bao gồm những điều sau:

Nguyên nhân

Bệnh cảm lạnh là một loại bệnh lý do virus gây ra, những chủng virus thường gặp gây ra căn bệnh này là Rhinovirus hoặc Enterovirus. Những loại virus này thâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng; khi người bệnh ho hoặc hắt hơi sẽ làm lây lan những virus này vào không khí. Một loại lây nhiễm ít gặp là virus xâm nhập do dùng hoặc chạm vào đồ của người bệnh.

Các triệu chứng

Cơ thể bắt đầu biểu hiện các triệu chứng sau khi đã bị nhiễm virus từ 2 - 3 ngày, người bệnh sẽ có biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan hô hấp như xoang, mũi, họng. Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 3 - 7 ngày và 3 ngày đầu là thời gian virus dễ lây nhiễm nhất. Những triệu chứng thường thấy có thể kể đến những điều sau:

Một số người bệnh có thể bị mất vị giác và mắc các bệnh lý như sưng hạch bạch huyết. Tuy đây là một loại bệnh cơ thể có khả năng tự đẩy lùi, nhưng bạn vẫn nên chú ý theo dõi và điều trị để tránh những rủi ro không đáng có đối với sức khỏe.

Triệu chứng cảm lạnh do mắc mưa: Mách bạn các mẹo đơn giản để chữa cảm lạnh khi bị nhiễm nước mưa 2
Hắt hơi là một trong những triệu chứng cảm lạnh khi nhiễm nước mưa

Cách chữa cảm lạnh khi nhiễm nước mưa

Dưới đây là một số cách chữa cảm lạnh khi nhiễm nước mưa mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để chữa cảm lạnh khi nhiễm nước mưa, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Một số lưu ý khi uống thuốc bạn cần ghi nhớ là:

Ăn các loại cháo giải cảm

Ăn cháo giải cảm giúp cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Cháo giải cảm nên nấu cùng hành tăm và thịt băm, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp cơ thể ấm lên, tăng tiết mồ hôi để đẩy lùi cơn cảm lạnh. Bạn có thể thay thế hành tăm bằng hành tía tô và nấu với thịt nạc hoặc trứng gà. Hơi nóng của cháo và hành tăm, tía tô có tác dụng lớn trong việc giúp cơ thể ấm lên.

Xây dựng chế độ sinh hoạt tích cực

Không chỉ áp dụng những hình thức giải cảm dân gian, bạn cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày để phù hợp với tình trạng cơ thể, một số điều bạn nên làm bao gồm:

Xông hơi bằng nước lá đun sôi

Một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để giải cảm là xông người với nước đun lá. Bạn có thể sử dụng các loại vỏ bưởi, sả, lá tía tô, kinh giới,… Chuẩn bị một nồi nước lá sôi, xông người từ 5 -10 phút để cơ thể ra mồ hôi. Sau đó lau khô người và đắp kín chăn, nằm nghỉ và không để cơ thể tiếp xúc với gió lạnh.

Theo các nghiên cứu Đông Y, việc xông hơi giúp dược liệu theo đường hô hấp vào phế nang, giúp thông suốt đường thở, giảm đau đầu và mệt mỏi.

Uống trà gừng nóng và cạo gió bằng gừng tươi

Một cốc trà gừng nóng có thể dễ dàng làm dịu đi cơn cảm lạnh trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gừng tươi để cạo gió. Bạn cần giã nhỏ gừng tươi, cuộn với tóc rối và cho vào miếng vải thưa buộc lại, bạn cạo gió xuôi từ trên xuống sẽ nhanh chóng giúp đẩy lùi cơn cảm lạnh. Lưu ý bạn không nên cạo gió vào các hạch bạch huyết nằm ở mang tại, nách, bẹn và bên trong các khuỷu tay chân.

Một cốc trà gừng nóng có thể dễ dàng làm dịu đi cơn cảm lạnh trong cơ thể

Các biện pháp phòng tránh cảm lạnh khi nhiễm nước mưa

Để bảo vệ sức khỏe khỏi các loại virus gây bệnh, bạn cần thực hiện những điều sau khi đi mưa về để hạn chế bị cảm lạnh:

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng cảm lạnh và các phương pháp để trị cảm lạnh khi nhiễm nước mưa. Vào mùa mưa, cơ thể rất dễ nhiễm bệnh, bạn cần biết cách chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.

Xem thêm:

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/dam-mua-ve-nen-lam-gi-a77781.html