Chia sẻ về ý tưởng tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông “Cùng loại bỏ bạo lực với trẻ em”, bà Nguyễn Phương Linh, giám đốc MSD cho biết: “Cuộc thi nhằm thể hiện quan điểm của trẻ em về chính vấn đề của mình, và thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng về vấn đề bạo lực trẻ em. Qua các tác phẩm được gửi đến, chúng tôi nhận thấy, trẻ em hiện đang tiếp xúc rất nhiều với bạo lực trong gia đình, nhà trường, giữa cha mẹ và con cái thông qua “thương cho roi cho vọt”, giữa bạn bè với nhau. Chính vì thế, nâng cao nhận thức về bạo lực với trẻ em trong các bên liên quan là cần thiết”.
Diễn ra trong vòng 2 tháng, từ tháng 11 đến tháng 12-2016, Ban tổ chức đã nhận được 112 tác phẩm gửi tới tham dự cuộc thi từ 7 tỉnh thành phía Bắc của Việt Nam. Đặc biệt, chiếm phần lớn số lượng bài thi là tác phẩm của các em nhỏ, những bức tranh vẽ tay với muôn màu muôn vẻ đã nói lên ước muốn của các em về một thế giới hòa bình, không còn bạo lực, không còn tổn thương.
Dưới đây là 3 tác phẩm đoạt giải cao nhất của cuộc thi và một số tác phẩm được trưng bày tại lễ trao giải:
Giải Nhất là tác phẩm "Xóa bỏ bạo lực trẻ em trên thế giới" của tác giả Lê Thị Huyền, sinh năm 1999, đến từ Hải Phòng. Qua bức tranh em muốn truyền tải thông điệp rằng bạo lực trẻ em là hành vi rất xấu đối với đời sống và xã hội hiện nay, nên chúng ta hãy cùng nhau đứng lên xoá bỏ bạo lực trẻ em để cho trái đất của chúng ta tươi xanh và đẹp hơn
Giải Nhì là tác phẩm "Hãy bảo vệ trẻ em khỏi đòn roi" của tác giả Lương Thị Sinh, sinh năm 2001 đến từ Điện Biên Phủ, nói về thông điệp cần có những người bảo vệ cho trẻ em khỏi bạo lực.
Giải Ba là tác phẩm "Bóng tối bạo lực" của tác giả Nguyễn Ngọc Hân, sinh năm 1996, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tác phẩm có thông điệp: Nếu bạn nhìn thấy những hành động bạo lực đó hãy đứng lên và làm điều gì đó để ngăn chặn. Nếu bạn thấy nghi ngờ một đứa trẻ bị bạo hành thì hãy báo cáo lại với chình quyền. Nếu bạn sai, sẽ không có chuyện gì xảy ra nhưng nếu bạn đúng, bạn có thể cứu một đứa trẻ.
Tác phẩm "Xin đừng mắng con" của tác giả Vũ Minh Thư. Qua bức tranh, tác giả mong muốn trẻ em không còn bị bạo lực và được tạo điều kiện để các em được giáo dục và phát triển
Tác phẩm "Chiếc lồng của sự sợ hãi" của tác giả Nguyễn Ngọc Hân với thông điệp: Hãy ngừng sự ngược đãi với trẻ em. Đừng giam cầm trẻ em trong sự bạo hành và chèn ép bởi những thứ đó như chiếc lồng tàng hình, vô tình tước đoạt sự tự do của trẻ em
Tác phẩm "Con muốn được yêu thương" của tác giả Tống Thị Huyền Trang - Làng trẻ em SOS Hà Nội
Tác phẩm "Chung tay phòng chống bạo lực trẻ em" của nhóm tác giả Phạm Quỳnh Anh
Tác phẩm "Bạo lực sẽ bị trừng phạt" của tác giả Vừ A Thu - Làng trẻ em SOS Điện Biên
Tác phẩm "Khi bạo lực hành động" của tác giả Hù A Sáu - Làng trẻ em SOS Điện Biên
Tác phẩm "Trẻ em là tương lai đất nước" của tác giả Nguyễn Hà Linh
Tác phẩm "Nhà em" của nhóm tác giả Dương Thị Thu Thủy - Trường tiểu học Sa Lung (Thái Nguyên)
Tác phẩm "Em ước được như bạn ấy" của tác giả Phùng Đức Tiến. Bức tranh vẽ về em nhỏ đang độ tuổi vui chơi, ăn học nhưng lại bị lợi dụng sức lao động và buộc phải đi ăn xin cho nhóm người xấu
Tác phẩm "Xin hãy nói không với bạo lực trẻ em" của tác giả Hồ Ngọc Phương Anh
Tác phẩm "Dây thép gai" của tác giả Nguyễn Ngọc Hân với thông điệp "Hãy gỡ bỏ sợi "dây thép gai" của sự ngược đãi đang giam cầm trẻ em".
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/ve-tranh-bao-ve-tre-em-a68016.html