Giải Công nghệ 8 Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Hoạt động khởi động trang 52 Công nghệ 8: Quan sát Hình 9. 1 và cho biết: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?
Trả lời:
Người công nhân đang làm công việc giám sát máy móc hoạt động và theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính
Đặc điểm của nghề này: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất
Khám phá trang 52 Công nghệ 8: Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
Kĩ sư cơ khí
Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
Thợ luyện kim loại
Kĩ thuật viên máy tự động
Thợ hàn
Kĩ thuật viên nông nghiệp
Kĩ thuật viên máy của tàu thủy
Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
Thợ lắp đặt máy móc, thiết bị
Kĩ sư luyện kim
Kĩ sư cơ học
Kĩ thuật viên cơ khí hàng không
Trả lời:
Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
- Kĩ sư cơ khí
- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- Kĩ thuật viên máy tự động
- Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ
- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- Thợ lắp đặt máy móc
- Kĩ thuật viên cơ khí hàng không
Khám phá trang 53 Công nghệ 8: Từ Bảng 9.1, em hãy tóm tắt đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí.
Trả lời:
- Đặc điểm kĩ sư cơ khí:
+ Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và sản xuất trực tiếp máy móc, thiết bị, hệ thống công nghiệp, máy bay, tàu thủy.
+ Tư vấn, chỉ đạo vận hành, bảo trì và sửa chữa.
+ Nghiên cứu và tư vấn các khía cạnh cơ học của vật liệu, sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.
- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và thiết kế, sản xuất, lắp ráp, xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa máy móc, linh kiện và thiết bị cơ khí.
- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc: lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa động cơ, xe cộ, máy móc nông nghiệp hoặc công nghiệp và thiết bị cơ khí tương tự.
Khám phá trang 53 Công nghệ 8: Hãy đọc nội dung trên và tóm tắt các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí.
Trả lời:
Các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí:
- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
- Biết đọc bản vẽ và phân tích kĩ thuật
- Biết giải quyết các vấn đề chuyên môn
- Biết sử dụng phần mềm phục vụ lĩnh vực này
- Có sức khoẻ, đam mê với công việc
Luyện tập trang 54 Công nghệ 8: Với mỗi ngành nghề ở cột biên trái, xác định những yêu cầu của ngành nghề đó ở cột bên phải trong Bảng 9.2.
Trả lời:
Tên ngành nghề
Yêu cầu
Kĩ sư cơ khí
1, 2, 3, 4, 7, 8
Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
1, 3, 6, 7
Thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc
1, 2, 5, 7
Khám phá trang 54 Công nghệ 8: Dựa vào Bảng 9.3, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?
Trả lời:
- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề
- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề
Luyện tập trang 55 Công nghệ 8: Dựa vào một số gợi ý trong Bảng 9.4, hãy lập bảng liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Có
Không
Sở thích
Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến cơ khí không?
Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí không?
Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng cơ khí trong gia đình không?
Có thấy các hoạt động của máy móc cơ khí là hữu ích hay không?
Có hứng thú khi tham gia các hoạt động gia công cơ khí không?
Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của thiết bị cơ khí không?
Khả năng
Có dễ dàng hoàn thành công việc sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay (mài, khoan, …) giúp bố mẹ không?
Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến lắp đặt các thiết bị cơ khí đơn giản không?
Có khả năng sửa chữa một số vật dụng cơ khí thiết yếu trong gia đình không?
Có khả năng làm việc ở điều kiện môi trường khắc nghiệt không?
Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không
Trả lời:
Những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí:
Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Có
Không
Sở thích
Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến cơ khí không?
×
Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí không?
×
Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng cơ khí trong gia đình không?
×
Có thấy các hoạt động của máy móc cơ khí là hữu ích hay không?
×
Có hứng thú khi tham gia các hoạt động gia công cơ khí không?
×
Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của thiết bị cơ khí không?
×
Khả năng
Có dễ dàng hoàn thành công việc sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay (mài, khoan, …) giúp bố mẹ không?
×
Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến lắp đặt các thiết bị cơ khí đơn giản không?
×
Có khả năng sửa chữa một số vật dụng cơ khí thiết yếu trong gia đình không?
×
Có khả năng làm việc ở điều kiện môi trường khắc nghiệt không?
×
Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không
×
Vận dụng trang 55 Công nghệ 8: Em hãy lựa chọn và tìm hiểu các yêu cầu của một ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí. Sau đó tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.
Trả lời:
* Yêu cầu của nghề kĩ sư cơ khí:
- Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề cơ khí.
- Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy móc thiết bị cơ khí.
- Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí
- Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí
- Có kĩ năng cập nhật kiến thức chuyên nôm liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có thể trực tiếp gia công sản phẩm cơ khí.
* Đánh giá sự phù hợp của bản thân: Em tự nhận thấy mình có thể đáp ứng được 5 yêu cầu trong tổng số 6 yêu cầu của nghề kĩ sư cơ khí. Do đó, em thấy bản thân mình rất phù hợp với ngành nghề kĩ sư cơ khí.
Xem thêm Lời giải bài tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Dự án: Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay
Ôn tập chương 2
Bài 11: Tai nạn điện
Bài 12: Biện pháp an toàn điện
Bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cong-nghe-8-trang-53-a65369.html