Đông trùng hạ thảo là loại nấm dược liệu sống ký sinh và phát triển trên cơ thể của một loại sâu thuộc họ Sâu cánh bướm. Cho đến nay, người ta đã tìm thấy hàng trăm loại đông trùng hạ thảo, cũng như đa dạng các sản phẩm được sản xuất từ loại nấm này. Nổi bật trong đó là “trà”, một phương thức sử dụng dược liệu phổ biến và đơn giản hằng ngày. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai tìm hiểu công dụng và cách pha trà đông trùng hạ thảo hiệu quả nhé.
Giới khoa học đã tìm thấy hàng trăm loại đông trùng hạ thảo trên khắp thế giới. Hiện nay, trên thị trường nước ta có thể bắt gặp 2 loại là:
Sau đây là một vài thông tin về loài đông trùng hạ thảo xuất xứ từ Trung Quốc (Cordyceps sinensis).
Theo tài liệu, sau khi sống ký sinh trên vật chủ, nấm Cordyceps và sâu sẽ hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, khi sâu non nằm dưới đất, nấm phát triển và hút hoàn toàn các chất trong sâu. Đến mùa hạ, nấm này sinh cơ chất (stroma) mọc lên khỏi mặt đất nhưng phần gốc vẫn gắn với đầu con sâu. Cuối cùng, người ta thu hoạch cả xác sâu và nấm để sử dụng.
Vị thuốc bao gồm phần sâu non đường kính 3 - 5 mm, màu vàng nâu hay xám nâu. Từ phần đầu con sâu có thân nấm hình trụ dài trung bình khoảng 3 - 6 cm, có khi lên đến 11 cm. Bên dưới thân nấm có đường kính 1.5 - 4 mm, phía trên phình to, đến cuối cùng lại thon gọn. Cả phần này dài 10 - 45 mm, đường kính 2.5 - 6 mm. Còn non thì thân đặc, đến già thì thân sẽ có dạng rỗng. Khi dùng kính hiển vị, phần phình to sẽ có vỏ sần sùi, kèm với những hạt tử nang xác nhỏ, kích thước 0.5 - 3.5 mm.
Đông trùng hạ thảo được xem là dược liệu quý giá bởi thành phần giá trị của chúng. Cụ thể:
Trà đông trùng hạ thảo là một trong các cách thức chế biến vị thuốc này. Thực tế, cách thức này không quá phức tạp và không cần phải chờ đợi lâu. Bên cạnh pha trà nguyên chất, ta có thể kết hợp thêm với một số nguyên liệu khác như táo đỏ, nấm linh chi, lạc tiên, cúc hoa… tùy theo mục đích sử dụng.
Xem thêm: Cúc hoa vàng: Thảo dược thanh nhiệt, mát gan
Nguyên liệu chính: đông trùng hạ thảo khô 1 - 2 g hoặc 5 - 7 sợi dạng nấm.
Cách pha:
Nguyên liệu chính: Đông trùng hạ thảo tươi khoảng 5 - 10 g. Nước sôi để nguội khoảng 70 độ C.
Cách pha:
“Hãm trà” là một trong các cách thức sử dụng vị thuốc này. Do vậy, khi sử dụng trà đông trùng hạ thảo, tác dụng của loại trà này cũng chính là tác dụng mà dược liệu mang lại. Đã có rất nhiều báo cáo, dữ liệu ca ngợi về lợi ích của đông trùng hạ thảo. Sau đây là các điểm nổi bật:
Theo y văn cổ, đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo được chứng minh là có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục ở người trưởng thành, ngoại trừ các vận động viên được đào tạo bài bản.3 Điều này được lý giải là bởi vị thuốc thúc đẩy tăng cường sản xuất phân tử adenosine triphosphate (ATP). Đây là chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động.4
Những lợi ích từ đông trùng hạ thảo và các sản phẩm từ chúng đối với sức khỏe tim mạch ngày càng được ghi nhận rõ ràng.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều bằng chứng hơn để xác định các tác động rõ ràng của đông trùng hạ thảo đối với hệ tim mạch.
Nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, trà đông trùng hạ thảo có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ trong điều trị tăng huyết áp. Lợi ích này được ghi nhận do hợp chất cordycepin, thành phần tương tự như adenosine dường như có thể làm giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn và giảm huyết áp.9
Trong thí nghiệm trên phổi và khí quản của chuột bạch, kết quả thu được là đông trùng hạ thảo làm dãn khi quản, tăng chức năng hô hấp. Điều này phù hợp với công dụng, chữa ho, tiêu đờm, bảo vệ phổi của kinh nghiệm dân gian.12
Theo các nghiên cứu sơ bộ cho thấy những tín hiệu khả quan của đông trùng hạ thảo trong việc bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của tế bào ung thư.10 Vào năm 2018, theo nghiên cứu trong ống nghiệm được báo cáo trên Tạp chí Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học (the Journal of Microbiology and Biotechnology), chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có thể kích hoạt quá trình chết tế bào (apoptosis) đối với tế bào ung thư vú. Ngoài ra, cũng ghi nhận kết quả tương tự ở các tế bào ung thư ruột kết.9
Hi vọng trong tương lai không xa sẽ có đa dạng hơn các nghiên cứu lâm sàng trên người chứng minh chi tiết về hiệu quả này.
Khả năng bổ dưỡng của đông trùng hạ thảo cũng được đánh giá cao do:2
Nên sơ chế các nguyên liệu kỹ càng, loại bỏ bụi bẩn và chất cặn bã.
Ấm pha trà nên chọn chất liệu bằng thủy tinh để dễ dàng quan sát màu sắc thay đổi. Các chất liệu như nhựa sẽ gây mùi khó chịu cũng như làm giảm giá trị dinh dưỡng của trà.
Thời gian hãm trà không nên quá lâu, chỉ cần chờ đợi trong vòng 5 - 7 phút là có thể thưởng thức hương vị thơm ngon mà không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của dược liệu.
Thành phẩm được xem là đạt chuẩn sẽ có màu vàng cam, vị ngọt nhẹ và hương thơm đặc trưng. Nên thưởng thức khi trà còn ấm để giữ hương vị thơm ngon.
Liều lượng: Chưa có sự thống nhất cụ thể. Tuy nhiên, 1 - 3 g/ngày là phạm vi thường được nghiên cứu lợi ích và không liên quan đến tác dụng phụ.4 Ngoài ra, các chế phẩm từ vị thuốc này được coi là an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn, không nên lạm dụng. Nguyên tắc chung là không bao giờ sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Vài tác dụng phụ nhẹ có thể gặp như buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng,… thường hết sau khi ngưng sử dụng.911
Video chia sẻ thông tin chi tiết về Đông trùng hạ thảo:
Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã biết sử dụng trà đông trùng hạ thảo trong nhiều khía cạnh. Và đa dạng các đối tượng và mục đích khác nhau như bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, cải thiện triệu chứng và điều trị bệnh lý,… Thế nhưng, một số đối tượng sau cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng:9
Xem thêm: Top 7 loại trà dành cho người tiểu đường mà bạn cần biết
Quả thực, trà đông trùng hạ thảo được ưa chuộng không chỉ bởi mùi vị thơm ngon mà còn vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Với những triển vọng y học, hi vọng tương lai sẽ có đa dạng hơn các nghiên cứu về sản phẩm này, cũng như ứng dụng rộng rãi chúng vào trong thực tế.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/nhung-loai-tra-nam-dong-trung-ha-thao-ma-ban-nen-thu-a65003.html