Cây kơ nia là một loài thân gỗ lớn, là thường xanh quanh năm, cao khoảng 20 - 30 mét, đường kính thân có thể lên đến gần 1 mét. Lá đơn hình trái xoan, hoa màu trắng thường nở từ tháng 4 - 6. Quả hình trái xoan vỏ màu xanh dài khoảng 3 -4 cm, quả chín vào tháng 10 - 11, hạt dùng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
Cây kơ nia phân bố nhiều ở Đông Nam Á, ở việt Nam thì chỉ có ở Quảng Nam trở lại các tỉnh miền nam, cây này cũng được tìm thấy ở Côn Đảo, Phú Quốc, nhung tập trung nhiều nhất ở khu vực các tỉnh ở Tây Nguyên. Đây cũng là nơi cây kơ nia được coi trọng và bảo vệ.
Cây kơ nia vẫn xanh tươi quanh năm dù đất đai có khô cằn.
Cây kơ nia có ý nghĩa tâm linh rất lớn với nhiều đồng bào dân tộc ở Tây nguyên, họ coi đây là nơi trú ngụ của thần thánh, của linh hồn người đã khuất, Cây kơ nia có nhiều ở các buôn làng hay ở nương rẫy thì cũng được các đông bào ở đây coi trọng và bảo vệ rất nghiêm. Tuy nhiên vì mục đích kinh tế nên lâm tặc vẫn bất chấp để đón hạ cây để lấy gỗ làm củi, làm thớt vì nó rất cứng và cháy lâu.
Cây kơ nia gắn bó vớ đời sống của rất nhiều thế hệ bà con ở Tây Nguyên, trên nương rẫy họ nghỉ ngơi lúc trưa nóng dưới bóng cây, với các bạn nhỏ thì còn là một tuổi thơ rất dữ dội. Nó còn xuất hiện trong thơ ca như bài bóng cây kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh, và 2 bài hát cùng tên của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Phan Thanh Nam.
Với người bản địa ở tây nguyên họ không bao giờ đụng chạm, chặt phá cây kơ nia. Tuy nhiên những người không có nguồn gốc ở đây họ coi gỗ cây kơ làm thớt cực kỳ tốt, làm củi thì cháy rất lâu, than lâu tàn. Hiện nay cây kơ nia ở Tây Nguyên đã giảm rất nhiều do con người khai thác gỗ chỉ vì lợi nhuận kinh tế
Hạt cây kơ nia được sử dụng làm món ăn đồ nhắm rượu và thuốc chữa bệnh, nó còn là tuổi thơ rất nhiều bạn nhỏ ở đây. Trải nhiêm đập vỏ quả ăn hạt cũng là một trải nhiệm rất thú vị.
Hạt kơ nia
Hạt là phần bên trong quả, có thể ăn sống đc, tuy nhiên rang chín lên ăn ngon và hấp dẫn hơn nhiều, hạt có vị thơm béo dễ ăn.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cay-cay-a64996.html