Tính đến nay, Tiền Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận 20 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bao gồm 02 di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết 20 di tích lịch sử Tiền Giang qua bài viết dưới đây.
Khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút được công nhận là di tích lịch sử nổi tiếng tại Tiền Giang và là một trong những di tích lịch sử đặc biệt biệt tiêu biểu được nhà nước công nhận qua 2 giai đoạn
Rạch Gầm - Xoài Mút là nơi diễn ra trận chiến của quân Tây Sơn với sự lãnh đạo của anh hùng Nguyễn Huệ, đánh đuổi quân Xiêm năm 1785 với chiến thắng lịch sử vang dội và nổi tiếng đến tận ngày nay. Khu di tích nằm bên bờ sông Tiền và tỉnh lộ 864 với:
Khu di tích Ấp Bắc - di tích lịch sử Tiền Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt được nhà nước công nhận qua 2 lần:
Chiến thắng Ấp Bắc là trận chiến lớn nhất miền Nam từ sau hiệp định Giơ-ne-vơ với chiến thắng lừng lẫy và đánh tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của quân Mỹ 02/01/1963. Khu di tích gần tỉnh lộ 874 với:
Di tích Cổ Cò được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2001. Đây là nơi diễn ra trận chiến nổi tiếng của quân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp tại Nam Bộ. Trận chiến diễn ra ngày 22/01/1947 với sự tham gia của bộ đội Khu 8 và dân quân du kích địa phương, khi nhận được lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. Khu di tích nằm trên quốc lộ 1 với:
Năm 2003 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục công nhận thêm một di tích lịch sử Tiền Giang là di tích chiến thắng Giồng Dứa. Đây là nơi diễn ra 1 trong các trận chiến thời kì kháng chiến chống Pháp, trận chiến làm chấn động dư luận trong và ngoài nước với sự chỉ huy của đồng chí Trần Văn Trà ngày 25/4/1947.
Bạn có thể quan tâm: Tìm hiểu chi tiết 14 di tích lịch sử Cần Thơ
Vào năm 1987 chiến lũy Pháo Đài di tích lịch sử Tiền Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Chiến lũy Pháo Đài được xây dựng với vai trò quan trấn giữ một cửa biển của đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện tầm nhìn chiến lược vô cùng sâu rộng của ông cha ta từ xưa khi xây dựng căn cứ để bảo vệ quê hương đất nước.
Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2003, di tích Chợ Giữa là nơi diễn ra tội ác của thực dân Pháp. Bởi vì, sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (ngày 23/11/1940), thực dân Pháp huy động một lực lượng quân sự đông đảo để càn quét và trấn áp ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân ta với thủ đoạn vô cùng tàn bạo, xuống tay dã man và đặc biệt trong đó có làng Vĩnh Kim, nơi mà quân Pháp cho rằng đây là cơ quan chỉ huy của cuộc khởi nghĩa.
Tại Chợ Giữa Vĩnh Kim, ngày 5/12/1940 thực dân Pháp dùng máy bay ném bom lúc chợ đông người làm chết và bị thương hơn 200 người dân vô tội. Hằng năm đến ngày xảy ra thảm sát người dân cũng như các trường học trên địa bàn tổ chức cho học sinh đến thắp nhang tưởng niệm.
Lăng mộ Trương Định được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1984, là nơi lưu niệm di tích lịch sử của người anh hùng dân tộc Trương Định. Năm 1859, khi thực dân pháp xâm lược Gia Định, ông là người đứng lên dựng cờ khởi nghĩa và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Lăng được xây dựng với kiến trúc mộ táng, dạng mộ tiêu biểu của người Nam Bộ xưa. Khi đến viếng lăng Trương Định bạn sẽ thêm cảm khái hào khí bất khuất ngút trời của một anh hùng vì dân vì nước trân quý muôn đời.
Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2004. Đền thờ Trương Định được xây dựng vào năm 1972, theo nguyện vọng của người dân Gò Công để bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến ông, một người có công mở mang và khai phá vùng đất này. Ngày nay đền thờ là nơi diễn ra hoạt động thờ cúng người anh hùng dân tộc Trương Định.
Vào ngày 02/12/1992 lăng Hoàng Gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Được xây dựng tại khu vực Giồng Sơn Quy (còn gọi là Gò Rùa), từ đầu thế kỷ XIX. Lăng được xây với ý tưởng và nghệ thuật kiến trúc đặc sắc vào thời nhà Nguyễn, cùng với nghệ thuật chạm khắc truyền thống đầy tinh xảo của những người nghệ nhân Gò Công lúc bấy giờ.
Năm 1987 mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân là một trong những di tích lịch sử Tiền Giang được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là nơi chôn cất và thờ anh hùng dân tộc - Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân.
Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1999. Lăng Tứ Kiệt (Địa Linh Nhân Kiệt) là tên gọi của 4 anh hùng dân tộc trong thời kỳ chống Pháp vào những năm 1868 - 1870 gồm: Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước cùng nhau lãnh đạo nhân dân, nghĩa quân Cai Lậy - Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX.
Nhà Đốc Phú Hải (còn gọi là Dinh Đốc Phú Hải) là một trong những di tích lịch sử Tiền Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và 20/7/1994. Nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ phong kiến với lối thiết kế kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, giao thoa giữa nét truyền thống Việt Nam và hiện đại Pháp. Vật liệu xây dựng kết hợp đa dạng như: gạch, ngói, gỗ và xi măng.
Di tích khảo cổ Gò Thành được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 12/12/1994. Đây là nơi phát hiện và khai quật được một số hiện vật vào năm 1941 bởi nhà khảo cổ học người Pháp L.Malleret.
Tiếp đến những năm 1988 - 1990, Bảo tàng tỉnh Tiền Giang kết hợp với Trung tâm Khảo cổ Quốc Gia khai quật và khảo sát di tích khảo cổ Gò Thành 3 lần. Có quan điểm cho rằng nơi đây là bệ thờ hoặc mộ táng của người dân An Nam xưa - một nền văn hóa có tên là Óc Eo, có niên đại từ thế kỷ IV đến VIII, hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đình Đồng Thạnh là một di tích lịch sử tỉnh Tiền Giang được thành lập cuối thế kỷ XIX đầu thế XX, được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2008. Trước đây Đình được xây dựng đơn sơ bằng lá tre, sau đến năm 1914 đình được xây dựng với lối kiến trúc kết hợp phương Đông và phương Tây. Nơi đây, hằng năm 2 lần diễn ra lễ hội kỳ yên vào ngày 16/3 và 16/11 âm lịch để cầu bình an và tế thần thánh địa phương.
Đình Điều Hòa được công nhận là di tích cấp quốc gia và năm 2009. Mặc dù đã trải qua và tồn tại trên 200 năm nhưng đình vẫn còn giữ được vẻ ban đầu. Đình Điều Hòa không chỉ là nơi diễn ra lễ hội kỳ yên (diễn ra vào ba ngày 16-17-18 tháng 2 và tháng 10 âm lịch) mà còn là nơi lưu giữ nhiều di sản như: sưu tập lư, đỉnh đồng và các cổ vật gốm sứ của Trung Quốc ở thế kỷ XVIII -XIX.
Đình Long Hưng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1995. Đình Long Hưng là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ và là nơi có lá cờ đỏ sao vàng tung bay đầu tiên vào ngày 23/11/1940. Được xây dựng từ thế kỉ thứ XIX, mặc dù nhiều lần bị cháy trong chiến tranh nhưng vẫn giữ đến ngày nay. Đình trước đây thờ thần Hoàng và Tá quân Lê Văn Duyệt, ngày nay bên cạnh bà Nguyễn Thị Thập - một người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho.
Đình Long Trung (trước đây là Mỹ Đông Trung Đinh) được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1999. Với loại hình kiến trúc nghệ thuật cổ kết hợp phong cách Hoa và Nam Bộ, đình Long Trung có giá trị lịch sử lâu đời từ năm 1811. Hiện nay đình vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa cả về vật thể và phi vật thể. Mỗi năm đình cúng lễ yên 3 lần vào ngày 12/01, 16-17/11 và 12/12 âm lịch.
Chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1984. Chùa được dựng nên bởi ông Bùi Công Đạt, một vị quan dưới triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX dưới sự trụ trì của Hòa thượng Huệ Đăng và đặt tên cho chùa là Vĩnh Trường, với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Tuy nhiên, cách gọi quen thuộc của người dân nơi đây lại là Vĩnh Tràng. Vì vậy, tên chùa Vĩnh Tràng được gọi đến ngày nay.
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở khu vực Nam Bộ. Được lấy cảm hứng từ sự giao thoa của kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây nhưng chủ yếu vẫn mang trong mình vẻ đẹp của kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam kỳ công phu và tinh xảo.
Chùa Bửu Lâm, một di tích lịch sử Tiền Giang về nghệ thuật kiến trúc tôn giáo được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999. Chùa Bửu Lâm được xây dựng và tồn tại trên 200 năm. Hiện nay, chùa vẫn còn giữ nhiều hiện vật tinh xảo làm từ gỗ bằng cách chạm khắc. Mặc dù đã nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc từ ban đầu của chùa vẫn không thay đổi. Chùa thờ Phật theo giáo Đại thừa thuộc dòng Lâm tế Chánh Tông.
Trước đây, trong chánh điện chùa có tủ thờ hộ pháp, có thể chứa 6 đến 10 người giúp chi bộ đảng của tỉnh hoạt động trong những năm 1930 mà không phát hiện. Chùa có tượng phật thích ca ngồi tại chánh điện, gian chánh trang trí với 9 bộ bao lam với nhiều họa tiết tinh xảo.
Bến đò Phú Mỹ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 20/7/1994. Bến đò Phú Mỹ chính là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta vào những năm 1945 - 1947. Đồng bào ở đây đã chứng kiến rất nhiều tội ác cực kỳ man rợ và tàn độc của giặc Pháp. Chúng đã dùng búa chặt đầu những đồng chí và cả những người dân nghèo khó mà chúng tình nghi.
Bài viết đã giới thiệu 20 di tích lịch sử Tiền Giang, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đến thời điểm hiện tại, đã có 02 trên 20 di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Hy vong qua bài viết này, bạn sẽ thêm yêu thương con người cũng như mảnh đất Tiền Giang, nơi gắn với những trận chiến hào hùng và những người anh hùng dân tộc hào kiệt.
=>> Xem thêm bài viết Top 15 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Nẵng mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/nhung-di-tich-lich-su-o-tien-giang-a64680.html