GV thắc mắc cùng bộ SGK Ngữ văn 7 Bộ Kết nối nhưng mỗi cuốn viết một kiểu

Một giáo viên bậc trung học cơ sở ở Quảng Ngãi phản ánh với người viết rằng, cùng bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7, Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống, nhưng nội dung bài học mỗi cuốn viết một kiểu.

Sách giáo khoa Ngữ văn 7 do tác giả Bùi Mạnh Hùng làm Tổng Chủ biên, Phan Huy Dũng và Bùi Thị Ngân Hoa đồng Chủ biên, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Theo đó, giáo viên này mượn sách giáo khoa ở thư viện, nội dung bài học "Thực hành tiếng Việt - Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ", trang 17, Tập 1, có 1 bài tập. Nhưng sách giáo khoa của học sinh lại có 2 bài tập.

Sách giáo khoa có 1 bài tập. (Ảnh: NVCC)

Sách giáo khoa có 1 bài tập. (Ảnh: NVCC)

Sách giáo khoa có 2 bài tập. (Ảnh: NVCC)

Sách giáo khoa có 2 bài tập. (Ảnh: NVCC)

Theo giáo viên phản ánh, sách giáo khoa Ngữ văn 7 mượn ở thư viện trường học có mã số: G1HH7V001H22. Đơn vị in: Nhà máy in Bộ Quốc phòng. Số QĐXB: 386/QĐ-GD-HN ngày 16/2/2022. Mã số ISBN: Tập 1: 978-604-0-30718-7.

Sách giáo khoa của giáo viên. (Ảnh: NVCC)

Sách giáo khoa của giáo viên. (Ảnh: NVCC)

Còn sách giáo khoa Ngữ văn 7 của học sinh có mã số: G1HH7V001H22. Đơn vị in: Công ty TNHH MTV In Nhân Dân Bình Định. Số QĐXB: 245/QĐ-GD-ĐN ngày 5/4/2022. Mã số ISBN: Tập 1: 978-604-0-30718-7.

Sách giáo khoa của học sinh. (Ảnh: NVCC) Sách giáo khoa của học sinh. (Ảnh: NVCC)

Người viết truy cập sách giáo khoa bản điện tử, Tập 1 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, thì thấy trang 17 có 2 bài tập (bài 1, 2) và trang 18 có 1 bài tập (bài 3), cụ thể như sau:

Bài 1. Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.

b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

Hãy thử rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi rút gọn thành phần trạng ngữ.

Bài 2. So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a. - Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

b. - Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

- Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

c. - Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

- Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. (Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

Bài 3. Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

Như vậy, nội dung các bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 của giáo viên giống với sách giáo khoa Ngữ văn 7 bản điện tử.

Tiếp theo, bài học "Thực hành tiếng Việt - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ" trong 2 cuốn sách giáo khoa của giáo viên và học sinh có 4 bài tập nhưng nội dung của mỗi cuốn được sắp xếp khác nhau.

Theo đó, nội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của giáo viên như sau:

Bài 1. Chủ ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn.

a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.

Bài 2. Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.

b. Rừng cây im lặng quá.

c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau...

Bài 3. Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,...

Bài 4. Các câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.

a. Gió thổi.

b. Không khí trong lành.

c. Ong bay.

Nội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của giáo viên. (Ảnh: NVCC) Nội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của học sinh. (Ảnh: NVCC)

Nội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của giáo viên. (Ảnh: NVCC)

Còn nội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của học sinh như sau:

GV thắc mắc cùng bộ SGK Ngữ văn 7 Bộ Kết nối nhưng mỗi cuốn viết một kiểu GV thắc mắc cùng bộ SGK Ngữ văn 7 Bộ Kết nối nhưng mỗi cuốn viết một kiểuNội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của học sinh. (Ảnh: NVCC)

So sánh cho thấy, nội dung 4 bài tập trong sách giáo khoa của học sinh đảo thứ tự các bài so với sách giáo khoa của giáo viên.

Người viết truy cập sách giáo khoa Ngữ văn 7, Tập 1 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, bản điện tử (trang 24, 25) thì thấy 4 bài tập trong cuốn sách này giống với sách giáo khoa của giáo viên.

Giáo viên ở Quảng Ngãi cho biết thêm, trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, còn một vài trường hợp hợp nữa là ngữ liệu bài tập khác nhau nhưng cách hỏi lại giống nhau, nhưng không đáng kể.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nguvanthcs.com/2022/03/sach-giao-khoa-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc.html

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/sach-giao-khoa-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc-a61227.html