Liệu bạn đang thể hiện “sự đồng cảm" (empathy) hay sự "thông cảm" (sympathy)? Đây là hai thường gây nhầm lẫn về nghĩa và cách sử dụng, song giữa chúng có sự khác biệt rất lớn về sắc thái cảm xúc được biểu hiện. Đồng cảm, là khả năng thực sự cảm nhận được những gì người khác đang cảm thấy - nghĩa đen là “đặt mình vào người khác” - vượt ra ngoài sự thông cảm, một biểu hiện đơn giản của sự quan tâm đến bất hạnh của người khác. Khi chạm tới mức cực đoan, cảm giác đồng cảm sâu sắc thực sự có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của một người.
Sympathy/ Thông cảm
Thông cảm là cảm giác và biểu hiện của sự quan tâm đến ai đó, thường đi kèm với mong muốn cuộc sống của họ được hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, có thể được thể hiện qua những câu chúc dành cho ai đó: "Ôi trời, mình hy vọng việc trị liệu sẽ giúp ích cho cậu. Sớm khỏe nhé!" Nhìn chung, sự thông cảm bao hàm ở một mức độ quan tâm sâu sắc hơn, cá nhân hơn là thương hại, một biểu hiện đơn giản của đau buồn.
Tuy nhiên, không giống như đồng cảm, thông cảm không bao hàm cảm xúc của một người dành cho người khác dựa trên những kinh nghiệm hoặc cảm xúc tương đồng họ đã từng trải qua.
Empathy/ Đồng cảm
Giống một bản dịch sang tiếng Anh của từ tiếng Đức Einfühlung - “cảm nhận” - do nhà tâm lý học Edward Titchener thực hiện vào năm 1909, “đồng cảm” là khả năng nhìn nhận và có cùng chung cảm xúc với người khác.
Sự đồng cảm đòi hỏi khả năng nhận diện ra sự đau khổ của người khác theo quan điểm của bản thân và chia sẻ cởi mở cảm xúc của mình, bao gồm cả sự đau khổ đau đớn.
Sự đồng cảm thường bị nhầm lẫn với thông cảm, thương hại hay lòng trắc ẩn, chỉ đơn thuần là sự nhìn nhận nỗi đau của người khác. Sự thương hại thường bao hàm người đau khổ không “xứng đáng” với những gì đã xảy ra với họ và bất lực để làm bất cứ điều gì về nó. Sự thương hại cho thấy mức độ thấu hiểu và mối liên quan với hoàn cảnh của người đau khổ thấp hơn so với sự đồng cảm, thông cảm hoặc từ bi.
Lòng trắc ẩn là một mức độ sâu sắc hơn của sự đồng cảm, thể hiện mong muốn thực tế là giúp đỡ người đau khổ.
Bởi vì đồng cảm đòi hỏi có những trải nghiệm tương đồng, mọi người thường chỉ có thể cảm thấy đồng cảm với người khác, chứ không phải cho những con vật. Ví dụ, mặc dù mọi người có thể thông cảm với một con ngựa, nhưng họ không thể thực sự đồng cảm với nó.
Các nhà tâm lý học nói rằng sự đồng cảm là điều cần thiết trong việc hình thành các mối quan hệ và hành động nhân ái đối với người khác. Bởi vì đồng cảm liên quan đến việc trải nghiệm trên quan điểm của người khác — bước ra ngoài quan điểm của bản thân— sự đồng cảm thực sự cho phép thúc đẩy các hành vi diễn ra dễ dàng và tự nhiên, thay vì phải bị ép buộc.
Những người có sự đồng cảm làm việc nhóm hiệu quả hơn, có nhiều tình bạn lâu dài hơn và có nhiều khả năng sẽ can dự khi thấy người khác bị ngược đãi. Người ta tin rằng con người bắt đầu thể hiện sự đồng cảm từ khi còn nhỏ và phát triển đặc điểm này qua thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, bất chấp mức độ quan tâm của họ đối với người khác, hầu hết mọi người có xu hướng cảm thấy đồng cảm sâu sắc hơn với những người tương tự với họ so với những người bên ngoài gia đình, cộng đồng, chủng tộc, dân tộc hoặc nền tảng văn hóa.
Ba loại đồng cảm
Theo nhà tâm lý học và là người tiên phong trong lĩnh vực cảm xúc, Tiến sĩ Paul Ekman, đã xác định được ba loại đồng cảm riêng biệt:
Đồng cảm nhận thức: Còn được gọi là "chọn quan điểm", đồng cảm nhận thức là khả năng hiểu và dự đoán cảm xúc và suy nghĩ của người khác bằng cách tưởng tượng bản thân của một người trong tình huống của họ.
Đồng cảm cảm xúc: Có liên quan mật thiết đến đồng cảm nhận thức, đồng cảm cảm xúc là khả năng cảm nhận rõ ràng được những gì người khác cảm thấy hoặc ít nhất là cảm thấy cảm xúc tương tự như của họ. Trong đồng cảm tình cảm, luôn có một mức độ nào đó của cùng có chung cảm xúc. Sự đồng cảm về cảm xúc có thể là một đặc điểm của những người được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger.
Đồng cảm trắc ẩn: Được thúc đẩy bởi sự hiểu biết sâu sắc của họ về cảm xúc của người kia dựa trên những trải nghiệm tương đồng, những người đồng cảm trắc ẩn sẽ nỗ lực thực sự để giúp đỡ.
Mặc dù nó có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, nhưng Tiến sĩ Ekman cảnh báo rằng sự đồng cảm cũng có thể trở nên sai lầm khủng khiếp.
Mối nguy hiểm của sự đồng cảm
Sự đồng cảm có thể mang lại mục đích cho cuộc sống của chúng ta và thực sự an ủi những người gặp khó khăn, nhưng nó cũng có thể gây hại rất lớn. Mặc dù thể hiện thái độ đồng cảm với bi kịch và tổn thương của người khác có thể hữu ích, nhưng nếu định hướng sai, nó cũng có thể biến chúng ta thành thứ mà Giáo sư James Dawes gọi là “ký sinh trùng cảm xúc”.
Sự đồng cảm có thể dẫn đến sự tức giận không đúng chỗ
Sự đồng cảm có thể khiến người ta tức giận - có lẽ nguy hiểm là vậy - nếu họ nhận thức sai rằng một người khác đang đe dọa người mà họ chăm sóc.
Ví dụ, khi đang ở một buổi tụ họp công cộng, bạn chú ý thấy một người đàn ông ăn mặc vạm vỡ, ăn mặc đơn giản mà bạn nghĩ đang “nhìn chằm chằm” vào đứa con gái chưa đến tuổi vị thành niên của bạn. Trong khi người đàn ông vẫn ngây ra và chăm chăm không rời mắt, sự thấu hiểu đồng cảm của bạn về những gì anh ta “có thể” đang nghĩ làm với con gái bạn khiến bạn rơi vào trạng thái giận dữ.
Mặc dù không có gì trong cách diễn đạt hoặc ngôn ngữ cơ thể của người đàn ông khiến bạn tin rằng anh ta định làm hại con gái bạn, nhưng sự thấu hiểu đồng cảm của bạn có lẽ “đang diễn ra trong đầu anh ta” đã đưa bạn đến đó.
Nhà trị liệu gia đình người Đan Mạch Jesper Juul đã gọi sự đồng cảm và hiếu chiến là “cặp song sinh hiện sinh”.
Sự đồng cảm có thể rút cạn ví của bạn
Trong nhiều năm, các nhà tâm lý học đã báo cáo những trường hợp bệnh nhân đồng cảm quá mức gây nguy hiểm đến hạnh phúc của bản thân và gia đình họ bằng cách cho những cá nhân thiếu thốn ngẫu nhiên. Những người quá đồng cảm như vậy, những người cảm thấy bằng cách nào đó họ phải chịu trách nhiệm về sự đau khổ của người khác đã phát triển một mặc cảm dựa trên sự đồng cảm.
Tình trạng được biết đến nhiều hơn của "cảm giác tội lỗi của nạn nhân" là một dạng của mặc cảm dựa trên sự đồng cảm, trong đó một người đồng cảm cảm nhận sai lầm rằng hạnh phúc của chính họ phải trả giá bằng hoặc thậm chí có thể gây ra đau khổ cho người khác.
Theo nhà tâm lý học Lynn O’Connor, những người thường xuyên hành động vì cảm giác tội lỗi dựa trên sự đồng cảm, hoặc “lòng vị tha bệnh lý”, có xu hướng phát triển trầm cảm nhẹ trong cuộc sống sau này.
Sự đồng cảm có thể gây hại cho các mối quan hệ
Các nhà tâm lý học cảnh báo rằng không bao giờ được nhầm lẫn sự đồng cảm với tình yêu. Trong khi tình yêu có thể làm cho bất kỳ mối quan hệ nào - tốt hay xấu - đều tốt hơn, thì sự đồng cảm không thể và thậm chí có thể đẩy nhanh sự kết thúc của một mối quan hệ căng thẳng. Về cơ bản, tình yêu có thể chữa, đồng cảm thì không.
Để làm ví dụ về việc sự đồng cảm dù có chủ đích tốt cũng có thể làm hỏng một mối quan hệ, hãy xem cảnh này trong bộ phim hoạt hình hài hước Gia đình nhà Simpsons: Bart, than phiền về điểm số không đạt trong học bạ của mình, nói rằng: “Đây là học kỳ tồi tệ nhất trong đời con. ” Cha của anh ấy, Homer, dựa trên kinh nghiệm học của mình, cố gắng an ủi con trai mình bằng cách nói với anh ấy, "Học kỳ tồi tệ nhất của con cho tới giờ."
Sự đồng cảm có thể dẫn đến mệt mỏi
Chuyên gia tư vấn phục hồi chức năng và chấn thương Mark Stebnicki đặt ra thuật ngữ “mệt mỏi thấu cảm” để chỉ trạng thái kiệt quệ về thể chất do liên quan cá nhân lặp đi lặp lại hoặc kéo dài với bệnh mãn tính, tàn tật, chấn thương, đau buồn và mất mát của người khác.
Mặc dù phổ biến hơn ở các nhà tư vấn sức khỏe tâm thần, nhưng bất kỳ người nào quá đồng cảm đều có thể cảm thấy mệt mỏi về sự đồng cảm. Theo Stebnicki, các chuyên gia “tiếp xúc nhiều” như bác sĩ, y tá, luật sư và giáo viên có xu hướng bị mệt mỏi về sự đồng cảm.
Paul Bloom, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học và khoa học nhận thức tại Đại học Yale, đi xa hơn khi cho rằng do những nguy hiểm vốn có của nó, con người cần giảm bớt sự đồng cảm hơn là cải thiện thêm.
-
Đăng bởi: Robert Longley
Nguồn: https://www.thoughtco.com/the-difference-between-empathy-and-sympathy-4154381
Người dịch: Lam Nguyen
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/dong-cam-tieng-anh-la-gi-a60777.html