Túi thai 18mm chưa có phôi có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc do trứng rỗng, sảy thai,… nên nếu được chẩn đoán như trên kèm theo biểu hiện bất thường như đau bụng, xuất huyết bất thường,… bạn nên đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.
Phôi thai thường được hình thành khoảng 5 - 6 tuần tính từ thời điểm trứng thụ tinh thành công. Sau đó, 6 tuần tiếp theo là thời điểm để phôi thai phát triển, hình thành một số bộ phận trước khi chính thức được gọi là thai nhi. Vậy túi thai 18mm chưa có phôi có nguy hiểm không, có gây hại gì đến thai nhi và mẹ bầu không.
Thực tế, kích thước túi thai khoảng 18mm thường là thai 5 hoặc 6 tuần tuổi. Tại thời điểm này, một số trường hợp có thể phát hiện túi thai phát triển bình thường nhưng không có phôi do tính sai tuần tuổi thai nhi, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Trong tuần thứ 6 của thai kì, ống thần kinh chạy dọc theo chiều dài sống lưng ở phôi thai sẽ đóng lại và tim bắt đầu bơm máu đến các bộ phận khác, cung hàm và tai trong bắt đầu hình thành, dần dần phôi thai có dạng hình chữ C và các mầm chi trên, chi dưới cũng xuất hiện sau đó.
Vậy liệu túi thai 18mm chưa có phôi có sao không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi mang thai từ 5 - 6 tuần, trứng đã thụ tinh sẽ bắt đầu có túi thai và phôi thai nhưng nếu túi thai 18mm chưa có phôi, mẹ bầu nên giữ bình tĩnh, trấn an tinh thần vì điều này chưa đủ để đưa ra bất cứ kết luận nào về tình trạng của phôi thai.
Bác sĩ khuyến cáo bà bầu khi được thông báo túi thai 18mm chưa có phôi tốt nhất nên đi siêu âm kĩ lại trong 1 - 2 tuần sau đó vì nhiều trường hợp do tính sai tuần tuổi thai nên chưa thấy phôi xuất hiện. Túi thai 18mm chưa có phôi sẽ thực sự nguy hiểm khi rơi vào tuần thai thứ 8 - 13 nên nếu được chỉ định thực hiện xét nghiệm beta-hCG, mẹ bầu hãy thực hiện để nắm rõ hơn trạng thái của thai.
Ngoài đặt câu hỏi về tình trạng túi thai 18mm chưa có phôi, nhiều mẹ bầu cũng có một số câu hỏi liên quan đến tuần thai thứ 6. Như bạn đã biết, kích thước túi thai 18mm thường rơi vào tuần thứ 6 của thai kì, ở giai đoạn này, những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là:
Ở tuần thứ 6 của thai kì, não và hệ thần kinh của trẻ đang dần được hình thành và phát triển với tốc độ cực nhanh. Bên cạnh đó, túi quang ở hai bên đầu của thai nhi cùng với các đường gấp nếp cũng dần tạo nên tai trong của bé, sau đó phát triển cùng với các bộ phận khác. Hệ thống tiêu hóa và hệ hô hấp của bé ở tuần thứ 6 của thai kì cũng dần được hình thành. Các chồi tế bào bắt đầu phát triển thành cánh tay và chân của bé.
Bên cạnh câu hỏi về vấn đề túi thai 18mm chưa có phôi, các mẹ bầu cũng thắc mắc không biết ở thời điểm này, tim thai đã có hay chưa. Thông thường, đến thời điểm này, tim thai sẽ xuất hiện hoặc sớm hơn là ở tuần thai thứ 5 và được bác sĩ chẩn đoán tim đập mạnh hay yếu qua siêu âm.
Hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm để giúp mẹ bầu cũng có thể nghe được tim thai của con trong khoảng tuần thứ 6 - 7 của thai kì, tuy nhiên cũng vẫn tồn tại trường hợp tuần thứ 8 thai nhi mới có tim thai.
Nếu túi thai 18mm chưa có phôi và chưa có tim thai, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy đi khám thường xuyên hơn để được bác sĩ theo dõi sát sao tình hình, thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết.
Theo các bác sĩ, túi thai 18mm, tức tuần thai thứ 6 dù có hay chưa có phôi thai, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải những tình trạng sức khỏe như:
Một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần mẹ bầu rất dễ mắc phải, đó là stress. Nhiều người thắc mắc rằng liệu stress, tinh thần căng thẳng ở mẹ bầu có phải là nguyên nhân khiến phôi thai chưa xuất hiện hoặc sảy thai hay không. Thực tế, stress, căng thẳng được cho là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sảy thai, tuy nhiên, chưa có quá nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.
Thay vào đó, sảy thai sớm hoặc trứng rỗng đa số do các tác nhân trực tiếp như:
Tuy rằng phụ nữ mang thai cần nhiều dưỡng chất hơn nhưng bà bầu cần đặc biệt chú ý, tránh trường hợp lạm dụng vitamin và khoáng chất dẫn đến tác dụng phụ đối với cơ thể cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển, hấp thụ của thai nhi.
Nếu được chẩn đoán túi thai 18mm chưa có phôi bạn cũng không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy ăn uống đủ chất để hỗ trợ quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Lượng calo khuyến cáo cho mẹ bầu ở tuần thứ 6 của thai kì là khoảng 2000 calo, không nên ăn quá nhiều theo quan niệm “ăn thay phần của con” vì rất dễ gây tăng cân nhanh, nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ,…
Bên cạnh đó, thực đơn của bà bầu 6 tuần thai nên bổ sung thêm rau củ quả tươi, các loại rau lá xanh, cá, trứng, thịt nạc, dầu thực vật,… Đặc biệt cần chú ý những thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin D có trong rau lá xanh đậm, sữa tươi, sữa chua, các loại hạt, thịt bò, chế phẩm từ sữa, trứng,…
Trên đây là một số thông tin về tình trạng túi thai 18mm chưa có phôi mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, mong rằng có thể giúp bạn giữ được sự bình tĩnh, ổn định tâm lý khi nhận được chẩn đoán này. Bên cạnh việc thăm khám đều đặn và ăn uống đủ chất, mẹ bầu cũng nên thực hiện xét nghiệm beta-hCG theo hướng dẫn của bác sĩ để biết rõ hơn tình trạng của bé.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/thai-5-tuan-chua-co-phoi-a57489.html