I. Gửi bài viết đăng Tạp chí
- Tác giả gửi bài viết trên Hệ thống gửi bài trực tuyến. Tạp chí không nhận bài gửi qua email.
- Tác giả gửi bài viết chưa được xuất bản hoặc không đang gửi đăng ở tạp chí khác.
- Tác giả có thể được yêu cầu chỉnh sửa bài viết về một số nội dung, thể thức trình bày trước khi bài được tiếp nhận.
II. Chuẩn bị bản thảo
- Tác giả có thể sử dụng mẫu bản thảo (Phần A | Phần B | Phần C | Phần D | Bài mẫu đã xuất bản) của tạp chí để chuẩn bị bài viết.
- Bài viết có dung lượng không quá 15 trang.
- Bài viết bao gồm các phần: Tựa (tiếng Việt và tiếng Anh), Tác giả và Địa chỉ, Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh), Từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh), Giới thiệu, Vật liệu và Phương pháp, Kết quả và Thảo luận, Kết luận, Lời cảm tạ (nếu có), Tài liệu tham khảo. Bài viết không kèm Phụ lục.
- Các phần: Giới thiệu, Vật liệu và Phương pháp, Kết quả và Thảo luận, Kết luận được đánh số thứ tự. Các phần: Tóm tắt, Lời cảm tạ, Tài liệu tham khảo không đánh số thứ tự.
- Cách trình bày và đánh số thứ tự các phần như sau: tiêu đề cấp 1 viết hoa, in đậm; tiêu đề cấp 2 viết hoa chữ cái đầu tiên, in đậm; tiêu đề cấp 3 viết hoa chữ cái đầu tiên, in nghiêng; tiêu đề cấp 4 không đánh số, in nghiêng. Bài viết không có quá bốn cấp tiêu đề.
Ví dụ:
Tiêu đề cấp 1: viết hoa, in đậm
1. GIỚI THIỆU
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tiêu đề cấp 2: viết hoa chữ cái đầu, in đậm
2.1. Phân lập và định danh sơ bộ các dòng nấm men phân lập
2.2. Định danh dòng nấm men bằng phương pháp sinh học phân tử
Tiêu đề cấp 3: viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng
3.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm men phân lập
3.1.2. Khả năng lên men glucose và saccharose
III. Hướng dẫn chi tiết
1. Tựa
- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Tựa tiếng Việt: viết hoa, in đậm.
Tựa tiếng Anh: viết hoa chữ đầu tiên, danh từ riêng, chữ sau dấu gạch ngang hoặc dấu hai chấm.
- Ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin, mô tả nội dung nghiên cứu.
- Tên khoa học được viết in nghiêng.
- Tránh dùng từ viết tắt.
2. Tác giả và Địa chỉ
- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Viết đầy đủ họ và tên của tác giả.
- Dùng số sau tên tác giả để chú thích địa chỉ.
- Đánh dấu * cho tác giả liên hệ và cung cấp địa chỉ email.
Ví dụ:
Tô Nguyễn Phước Mai1, Lý Văn Khánh2*, Bùi Lan Anh3 và Trần Thanh Trúc1
1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
2 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ
3 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
*Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lý Văn Khánh (lvkhanh@ctu.edu.vn)
3. Tóm tắt
- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, in nghiêng, tối đa 200 từ.
- Trình bày ngắn gọn mục đích nghiên cứu, phương pháp sử dụng, kết quả chính, kết luận và ý nghĩa.
- Nếu dùng từ viết tắt (lặp lại ít nhất hai lần), thì giới thiệu từ viết đầy đủ ở lần đầu tiên.
- Không trích dẫn tài liệu tham khảo trong phần Tóm tắt.
4. Từ khóa
- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Cung cấp 4-6 từ khóa.
- Tránh từ chung chung và cụm từ bao hàm nhiều khái niệm.
- Viết in nghiêng, cách nhau bằng dấu phẩy.
- Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
Ví dụ:
Từ khóa: cá trê lai, Clarias, lai khác loài, nghề nuôi cá trê
Keywords: catfish farming, clarias, hybrid catfish, inter-specific hybridization
5. Giới thiệu
- Trình bày các nội dung: bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, tầm quan trọng của nghiên cứu, tổng quan tài liệu, xác định vấn đề nghiên cứu, chỉ ra tính mới của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.
- Tránh trình bày dài dòng, chi tiết hoặc chỉ liệt kê, tóm tắt những nghiên cứu trước.
6. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết để các nhà nghiên cứu khác có thể áp dụng được.
- Các nội dung cụ thể như: thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu, cỡ mẫu và chọn mẫu, công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin, phân tích dữ liệu,…
- Các phương pháp đã được công bố phải được trích dẫn nguồn và được mô tả nếu có sự điều chỉnh.
7. Kết quả và Thảo luận
- Trình bày những kết quả/phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được câu hỏi nghiên cứu.
- Nên trình bày những kết quả quan trọng, đồng thời trình bày theo thứ tự hợp lý.
- Diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không đơn thuần lặp lại số liệu có trong bảng/hình, đặc biệt trung thực với kết quả.
- Thảo luận, giải thích, so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước.
- Nêu những hạn chế của nghiên cứu.
8. Kết luận
- Kết luận phải rõ ràng, cô đọng trên cơ sở kết quả của nghiên cứu.
- Nêu ý nghĩa của nghiên cứu, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Không lặp lại kết quả nghiên cứu.
9. Lời cảm tạ
- Cảm ơn các cơ quan, cá nhân đã tài trợ nghiên cứu, hay hỗ trợ về tài chính/kỹ thuật cho tác giả; cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả; cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia;…
- Tên các cá nhân, tổ chức phải được viết đầy đủ.
10. Từ viết tắt
- Chỉ sử dụng từ viết tắt khi từ được lặp lại ít nhất 2 lần trong bài.
- Từ viết tắt cần được giới thiệu ở lần xuất hiện đầu tiên, về sau cần nhất quán sử dụng trong toàn bài.
11. Bảng và Hình
- Trình bày rõ và dễ đọc; bảng có không quá 7 cột số liệu.
- Bảng, hình được đánh số theo số thứ tự, vd: Bảng 1, Bảng 2,..; Hình 1, Hình 2,…
- Tựa bảng nằm phía trên bảng, canh trái, in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên, không có dấu chấm ở cuối tựa.
- Tựa hình nằm phía dưới hình, canh giữa, in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên, không có dấu chấm ở cuối tựa.
- Trích dẫn nguồn nếu sử dụng bảng/hình từ tài liệu khác. Nguồn trích dẫn được đặt dưới cùng của bảng/hình, trong ngoặc đơn, in nghiêng.
Ví dụ:
Bảng 1. Ảnh hưởng của bón lân phối trộn DCAP đến sinh khối khoai lang, khoai mì và khoai mỡ
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%(**) và 5% (*); ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; DCAP: dicarboxylic acid polymer
Hình 1. Tỷ lệ phần trăm hộ dân sử dụng các dấu hiệu trong dự báo lũ
12. Đơn vị đo lường
- Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2, cm2, m3, µL, mL, L,…
- Khối lượng: g, kg, ng, µg, mg, kg, t, Da, kDa,…
- Nồng độ: nM, µM, mM, M, %, µg/L, mg/L, g/L,..
- Viết cách số một khoảng trắng (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,…) trừ phần trăm và nhiệt độ (ví dụ: 5%, 60°C).
- Số thập phân dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên dùng dấu chấm.
- Phương pháp dùng số thập phân căn cứ vào mức độ đo lường của phương pháp nghiên cứu.
13. Tên khoa học
Tên khoa học được viết in nghiêng, viết từ đầy đủ ở tựa bài và trong lần viết đầu tiên, về sau cần nhất quán sử dụng từ viết tắt trong toàn bài, , ví dụ: viết đầy đủ Escherichia coli ở lần viết đầu tiên, E. coli từ lần viết thứ hai.
14. Phương trình
Phương trình hay công thức được viết xuống dòng riêng và canh giữa. Có thể dùng Equation (MS. Word) hoặc MathType để viết công thức.
(dhkl)-2 = (h2 + k2 + l2). a-2 (1)
15. Trích dẫn trong bài viết
Loại trích dẫn
Trích dẫn trong ngoặc đơn (Parenthetical citation)
Trích dẫn trong câu (Narrative citation)
Một tác giả
Ghi tác giả và năm
(Hường, 2013)(Tain, 1999)
Hường (2013)Tain (1999)
Hai tác giả
Ghi hai tác giả và năm
(Deharveng & Bedos, 2000) (Hồ & Lư, 2003)
Deharveng and Bedos (2000)Hồ và Lư (2003)
Ba tác giả trở lênGhi tác giả đầu tiên, theo sau là “và ctv.” hoặc “et al.” và năm(Aron et al., 2019)(Hiền và ctv., 2016)
*"và ctv.", "et al." không viết in nghiêng
Aron et al. (2019)Hiền và ctv. (2016)
Tác giả là một cơ quan, tổ chức
Ghi tên cơ quan và năm (Tên cơ quan có thể viết tắt nếu được trích dẫn hơn một lần trong bài)
(United States Government Accountability Office, 2019)
*Trích dẫn lần đầu:(Food and Agriculture Organization of the United Nations [FAO], 1977)*Trích dẫn lần sau:(FAO, 1977)
United States Government Accountability Office (2019)
*Trích dẫn lần đầu:Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO, 2020)*Trích dẫn lần sau:FAO (1977)
Nhiều tài liệu
Sắp xếp các tài liệu theo năm xuất bản. Nếu các tài liệu có cùng năm xuất bản, thì sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
(Hiền và ctv., 2016; Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017; Cảnh, 2017; Aron, 2019; Belcher, 2019)
*Mỗi tài liệu cách nhau bằng dấu chấm phẩy
Hiền và ctv. (2016), Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Cảnh 92017), Aron (2019) và Belcher (2019)
Nhiều tài liệu cùng cách trích dẫn tác giả
Ghi tác giả và các năm theo thứ tự tăng dần
(Vuong et al., 2018, 2019b)
(Cảnh, 2017, 2020)
Vuong et al. (2018, 2019b)
Cảnh (2017, 2020)
Nhiều tài liệu cùng cách trích dẫn tác giả và cùng năm xuất bản
Ghi tác giả và năm kèm theo chữ cái a, b, c,…
(Vuong et al., 2019a, 2019b)
(Thanh và ctv., 2021a, 2021b)
Vuong et al. (2019a, 2019b)
Thanh và ctv. (2021a, 2021b)
Trích dẫn từ nguồn thứ cấp
Ghi tác giả và năm (nếu có) của tài liệu gốc kèm “trích dẫn bởi” hoặc “as cited in” tác giả và năm của tài liệu thứ cấp
(Garrison, 2011, as cited in Kattoua et al., 2016)
(Hinh và ctv., 2003, trích dẫn bởi Tuấn & Minh, 2015)
*Trong danh mục TLTK chỉ liệt kê tài liệu thứ cấp (Kattoua et al., 2016; Tuấn & Minh, 2015)
Garrison (2011, as cited in Kattoua et al., 2016)
Hinh và ctv. (2013, trích dẫn bởi Tuấn & Minh, 2015)
Trích dẫn nguyên vănGhi tác giả, năm và trang viết.Đoạn trích dưới 40 từ: để trong ngoặc kép.Đoạn trích trên 40 từ: viết riêng đoạn mới, lùi đầu dòng, không dấu ngoặc kép.
“Riêng hai tiếng Cần Thơ trong sử không có ghi chép rõ ràng như các tỉnh khác” (Minh, 1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020, tr. 232).
Nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ” do dân gian truyền lại như sau:
Tương truyền lúc chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu vào Nam đã đi qua nhiều nơi để tránh Tây Sơn mưu đồ phục quốc. Lúc bấy giờ Ngài ngự trên một chiếc thuyền đi ngang dòng sông Hậu, thuộc địa phận huyện Phong Phú thả thuyền theo sóng gió lênh đênh trên mặt nước, bỗng nghe tiếng ngâm thơ, đàn địch, hò hát, hòa nhau rất nhịp nhàng. Ngài xúc động và đặt tên con sông này là Cầm Thi giang. Lần lần hai tiếng Cầm Thi được lan rộng ra dân chúng, được đọc trại là “Cần Thơ”. ( Minh 1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020, tr. 232)
Trong sách Cần Thơ xưa và nay, soạn giả Minh (1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020) cũng cho rằng: “Riêng hai tiếng “Cần Thơ” trong sử không có ghi chép rõ ràng như các tỉnh khác” (tr. 232).
Minh (1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020) đã đề cập đến nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ” do dân gian truyền lại như sau:
Tương truyền lúc chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu vào Nam đã đi qua nhiều nơi để tránh Tây Sơn mưu đồ phục quốc. Lúc bấy giờ Ngài ngự trên một chiếc thuyền đi ngang dòng sông Hậu, thuộc địa phận huyện Phong Phú thả thuyền theo sóng gió lênh đênh trên mặt nước, bỗng nghe tiếng ngâm thơ, đàn địch, hò hát, hòa nhau rất nhịp nhàng. Ngài xúc động và đặt tên con sông này là Cầm Thi giang. Lần lần hai tiếng Cầm Thi được lan rộng ra dân chúng, được đọc trại là “Cần Thơ”. (tr. 232)
16. Tài liệu tham khảo
- Danh sách tài liệu tham khảo chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn trong bài viết.
- Không sử dụng chú thích ở cuối trang (footnote) để thay thế cho danh sách tài liệu tham khảo.
- Liệt kê Tài liệu tham khảo theo định dạng APA (the American Psychological Association reference style).
Trong đó:
Đối với tài liệu tiếng Anh, họ tác giả được viết trước và viết đầy đủ; chữ đệm (nếu có) và tên tác giả viết chữ cái đầu có dấu chấm. Đối với tài liệu tiếng Việt, tên tác giả được viết trước và viết đầy đủ, họ và chữ đệm (nếu có) viết chữ cái đầu có dấu chấm.
Các tác giả được viết cách nhau bằng dấu phẩy, thêm ký hiệu “&” vào trước tác giả cuối cùng. Sau DOI/URL không có dấu chấm. Thụt đầu dòng từ dòng thứ hai của mỗi tài liệu tham khảo.
Trong danh mục tài liệu tham khảo, sắp xếp các tài liệu theo thứ tự bảng chữ cái. Một số trường hợp đặc biệt sau:
+ Nếu các tài liệu giống nhau về cách trích dẫn vào bài viết nhưng khác năm xuất bản, thì sắp xếp các tài liệu theo năm xuất bản tăng dần.
+ Các tài liệu giống nhau về cách trích dẫn vào bài viết và cùng năm xuất bản thì được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái của các tác giả, đồng thời thêm vào các chữ cái a, b, c,…sau năm xuất bản. (Nếu các tác giả giống nhau, thì sắp xếp theo tựa bài viết).
+ Nếu hai tài liệu giống nhau về cách ghi tác giả đứng đầu, thì tài liệu có một tác giả được xếp trước.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/trong-bai-viet-theo-chuan-apa-thi-bai-viet-ngan-thi-khong-can-lap-danh-muc-tai-lieu-tham-khao-a55118.html