Coaching hiện là nghề thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ bởi sự thú vị và tính nhân văn của nghề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nghề này vàquá trình Coaching diễn ra như thế nào. Do đó, Ms Uptalent sẽ cùng bạn khám phá những thông tin về tầm quan trọng, nội dung và quá trình Coaching qua bài viết dưới đây để bạn giải đáp được những thắc mắc về nghề Coaching này nhé. Nội dung bài viết gồm: 1- Coaching là gì? 2- Tầm quan trọng của quá trình Coaching 3- Nội dung Coaching gồm những gì? 4- Quá trình Coaching diễn ra như thế nào? 4.1- Xác định mục tiêu 4.2- Lắng nghe và đánh giá 4.3- Đưa ra phản hồi. 4.4- Lên kế hoạch hành động 4.5- Theo dõi và hỗ trợ 5- Đánh giá một quá trình Coaching hiệu quả
Xem thêm >>>Việc làm Nhân sự lương cao
Coaching được biết đến là quá trình khai vấn, huấn luyện giúp người học thường gọi là "học viên" hay các "coachee' chuẩn bị những thứ cần thiết để phát triển và nâng cao các kỹ năng. Từ đó, họ sẽ đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp và cuộc sống. Với học viên, quá trình Coaching thực sự rất quan trọng. Thông qua các cuộc gặp với "huấn luyện viên" hay Coach, họ có thể tháo gỡ được những khó khăn về mặt tâm lý và phát triển thế mạnh của mình. Coaching thường tập trung vào các khía canh như phát triển kỹ năng cá nhân như: quản lý thời gian, quản lý stress, trở thành lãnh đạo, lãnh đạo doanh nghiệp, sự tự tin, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh trong cuốc sống,...hoặc bất kỳ mục tiêu cụ thể nào mà học viên muốn đạt được. Nhiều phương pháp coaching được sử dụng khác như: coaching cá nhân, coaching nhóm. Và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính, sức khỏe, giáo dục, ...
Quá trình Coaching giúp học viên tăng cường sự hiểu biết về bản thân, loại bỏ những hành vi có hại, tích cực áp dụng những hành vi đúng đắn. Nhờ vậy, họ có thể khai phá tối đa tiềm năng của bản thân.
Coaching có xuất phát điểm từ việc tin rằng mọi người đều có năng khiếu riêng và có thể phát triển tiềm năng vô hạn. Do đó, Coaching tạo cho học viên một nền tảng động lực để thử nghiệm và khám phá những điều mới. Khi được truyền động lực, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và cảm thấy hài lòng hơn về công việc cũng như cuộc sống của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng chú trọng nhiều hơn đến quá trình Coaching. Theo các kết quả nghiên cứu, hoạt động đào tạo có thể giúp nâng cao hiệu suất làm việc lên 22%. Nếu như kết hợp đào tạo và Coaching thì hiệu suất có thể tăng tới 88%. Tức là việc thực hiện Coaching có thể nâng cao hiệu quả làm việc lên đến 400% so với việc chỉ thực hiện đào tạo thông thường.
Quá trình Coaching thường được gọi là huấn luyện. Tuy nhiên, nếu đã từng trải qua một buổi Coaching bạn sẽ thấy không có sự huấn luyện nào cả.
Trên thực tế, Coaching là một hoặc một chuỗi các cuộc trò chuyện giữa Coach (người huấn luyện) và Coachee (người được huấn luyện).
Cụ thể, Coach sẽ tổ chức cuộc trò chuyện sau khi có sự đồng thuận từ Coachee. Buổi trò chuyện này thường kéo dài từ 45 - 60 phút. Khi đó, Coach sẽ nói chuyện, lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát và phản hồi lại cho Coachee. Từ đó có thể giúp họ nhận ra điều gì đang ngăn cản mình tiến đến mục tiêu đã đặt ra và tìm được giải pháp vượt qua điều đó. Quan tâm >>> Phân biệt giữa Trainer, Coach và Mentor
Chủ đề được nói đến trong buổi Coaching vô cùng đa dạng. Đó có thể là về công việc, gia đình, tiền bạc, sức khoẻ,…
Xuyên suốt buổi Coaching, người huấn luyện sẽ lắng nghe người học một cách tích cực và đưa ra phản hồi một cách khách quan về những gì đã nghe. Qua đó, người học có cái nhìn rõ ràng hơn về khúc mắc mình gặp phải.
Trong quá trình Coaching, người học sẽ luôn được Coach đồng hành, hỗ trợ. Bằng cách thường xuyên gặp gỡ, đưa ra những lời khuyên, định hướng đúng đắn, Coach có thể thúc đẩy học viên vượt qua thử thách và chuyển sang hành động.
Nhìn chung, nội dung buổi Coaching sẽ được xây dựng dựa trên các mục tiêu, mong muốn của người học. Bất kể điều bạn muốn là nghỉ việc, bắt đầu cuộc sống mới hay kiến tạo sự nghiệp mới, Coach vẫn luôn sẵn sàng cam kết và hỗ trợ cho bạn.
Điều quan trọng bạn cần biết là, nội dung Coaching sẽ luôn dựa trên vấn đề hiện tại của bạn và những mong ước của bạn trong tương lai. Cho dù chương trình huấn luyện thường được thiết kế theo những tiêu chuẩn nhất định thì nó vẫn cần được điều chỉnh tùy theo từng trường hợp. Nói chung, mọi nỗ lực cần phải thực sự tập trung vào người học để đạt hiệu quả tối ưu.
Thông thường, quá trình Coaching sẽ bao gồm các bước sau:
Điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu chương trình Coaching là phải có mục đích rõ ràng. Thông thường, các buổi Coaching hướng vào một trong ba kiểu trò chuyện sau:
- Phát triển: mục đích tối ưu hoá thế mạnh người học.
- Nghề nghiệp: chuẩn bị cho một vai trò công việc nào đó.
- Hiệu suất: vượt qua trở ngại nào đó hoặc nâng cao hiệu suất làm việc.
Để xác định rõ mục tiêu hoặc mục đích tham gia Coaching, huấn luyện viên cần hỏi học viên những câu sau:
- Bạn muốn đạt được điều gì sau khi kết thúc buổi Coaching ngày hôm nay?
- Theo bạn, như thế nào là thành công khi kết thúc buổi Coaching?
- Bạn muốn đạt được điều gì trong suốt thời gian thực hiện Coaching?
Bằng cách đặt câu hỏi, Coach có thể hiểu và thống nhất mục tiêu cần đạt được với học viên. Việc đạt được thỏa thuận không hề dễ dàng vì giữa Coach và học viên có sự khác biệt về hiệu suất. Tuy nhiên, bạn cần làm rõ điều này càng nhiều càng tốt nếu muốn đạt hiệu quả Coaching tối ưu. Đừng bỏ lỡ >>>> Training là gì? Tất tần tật thông tin về Training
Bước kế tiếp trong buổi Coaching chính là lắng nghe, đặt câu hỏi, đánh giá và nắm bắt tình hình ở nhiều góc độ khác nhau. Học viên thường cho rằng họ nắm rõ tất cả tình hình. Tuy nhiên, việc đặt các câu hỏi mở và quan sát, theo dõi sẽ giúp bạn tạo ra buổi Coaching chính xác và tích cực hơn. Đồng thời, người học cũng trở nên cởi mở và sẵn sàng khám phá, cải thiện bản thân hơn.
Bạn có thể đặt các loại câu hỏi sau khi tiến hành bước này:
- Ba điều bạn học được từ dự án vừa rồi là gì?
- Ba điều bạn sẽ làm khác đi trong tương lai?
- Bạn đang học hỏi ba kỹ năng nào để phát triển bản thân trong tương lai?
Khi đặt câu hỏi, bạn nên giữ cho câu hỏi ở trạng thái mở và không có các từ như “tại sao” hay “đúng không” ở cuối câu để tránh tâm thái phòng thủ ở học viên. Bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu những việc đã xảy ra, nhưng cần tập trung nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị cho tương lai.
Điều quan trọng khi thực hiện Coaching là giúp học viên xác định điểm mạnh của họ. Tuy nhiên, những quan sát và gợi ý từ người huấn luyện có tác dụng rất lớn trong việc giúp học viên nâng cao nhận thức về bản thân và tìm được những ý tưởng mới.
Do đó, Coach nên kết nối những phản hồi với mục đích buổi nói chuyện và tập trung vào hành vi thay vì cách diễn giải của cá nhân. Đồng thời còn phải nhấn mạnh tác động của hành vi và cách nó giúp hoặc cản trở học viên đạt được mục tiêu của họ.
Dựa trên những thông tin đã xác định, Coach và học viên sẽ cùng xây dựng một kế hoạch với những hành động phù hợp. Qua đó có thể xác định được nguồn lực và những khó khăn cần vượt qua nhằm đạt được mục tiêu.
Tại bước này, bạn có thể đặt các câu hỏi như:
- Ba hành động để đạt được thành công là gì?
- Thời gian cần thiết để hoàn thành những hành động này?
- Bạn sẽ dùng cách gì để những hành động này phù hợp với mục tiêu và hiệu suất tổng thể? Xem thêm >>> Yêu cầu cần có để trở thành một chuyên gia Coach giỏi
Việc theo dõi và hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình Coaching. Bởi vì điều này đảm bảo các hành động sẽ được thực hiện nghiêm túc.
Nói cách khác, bên cạnh việc tư vấn và gợi ý giải pháp thì Coach còn đóng vai trò của người động viên và ủng hộ những quyết định của người học.
Bạn có thể hỏi những câu sau để hỗ trợ người học trong quá trình Coaching:
- Ai là người sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong việc hoàn thành mục tiêu?
- Những trở ngại có thể ngăn cản bạn hoàn thành mục tiêu là gì?
- Khi nào tôi có thể kiểm tra sự tiến bộ của bạn?
Những lợi ích từ Coaching là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, có phải ai Coaching cũng thành công? Phải làm sao để đánh giá một quá trình Coaching hiệu quả?
Quá trình Coaching tương đối đặc biệt. Xuyên suốt quá trình đó, người nói nhiều hơn là học viên. Vai trò của Coach chỉ là đặt câu hỏi, dẫn dắt và thôi thúc người học tự tìm ra câu trả lời. Trong nhiều trường hợp, người học còn nảy sinh sự tự vấn bản thân nhằm tìm ra vấn đề.
Nói cách khác, hiệu quả quá trình Coaching phụ thuộc rất lớn vào Coachee. Người Coach chỉ có trách nhiệm hỗ trợ Coachee vượt qua những trở ngại trong quá trình này để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Còn có tạo nên sự thay đổi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người học.
Coaching dành cho mọi đối tượng, bất kể giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vấn đề gặp phải. Nhưng, Coaching sẽ không có hiệu quả với những người sau:
- Người đang có tâm trạng lo âu hoặc muốn thách thức xem Coaching có hiệu quả với họ hay không.
- Người bị bệnh lý thần kinh hay tâm lý cần dùng thuốc hoặc trị liệu.
- Người đổ lỗi, không dám chịu trách nhiệm.
- Người không dám bước khỏi vùng an toàn của bản thân.
- Người chờ đợi một lời khuyên giúp họ thay đổi thần kỳ mà không phải tốn công sức.
- Người tự xem mình là nạn nhân của cuộc đời.
- Người không tin vào sự phát triển của bản thân.
- Người xem Coach như thùng rác để trút tâm sự hay nói xấu người khác.
Mong rằng qua những gì Ms Uptalent chia sẻ, bạn có thể hiểu rõ quá trình Coaching diễn ra như thế nào. Đồng thời cũng hiểu được tầm quan trọng cách đánh giá hiệu quả của Coaching. Chúc bạn luôn thành công và có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho riêng mình!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/coachee-la-gi-a55086.html