Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình 6 bước hoạch định

Hoạch định chiến lược bao gồm tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và một kế hoạch hành động về các bước mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để đi đúng hướng và đạt được mục tiêu.

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược là tập hợp quá trình nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch và quyết định các hướng đi chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc hoạch định chiến lược là đảm bảo đội ngũ nhân viên và các bên liên quan đạt được sự thống nhất và hướng đến mục tiêu chung, đồng thời giúp nhà quản trị đánh giá, đưa ra những điều chỉnh phù hợp khi thị trường kinh doanh biến động.

Hoạch định chiến lược đòi hỏi một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự đánh giá toàn diện về thị trường, đối thủ, khách hàng mục tiêu, những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực hoạt động,... Dựa trên những thông tin thu thập được, một hoạch định chiến lược có thể bao gồm những quyết định về sản phẩm/ dịch vụ, phân khúc khách hàng mục tiêu, kênh phân phối, chiến lược giá cả, chiến lược cạnh tranh, chiến lược phát triển sản phẩm,...

Hoạch định chiến lược là một quá trình liên tục và cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là trong một môi trường kinh doanh biến động liên tục như hiện nay.

Hoạch định chiến lược là tập hợp quá trình phân tích, lên kế hoạch và quyết định các hướng đi chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Vai trò của hoạch định chiến lược

  1. Xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng
  2. Vận hành tối ưu
  3. Nắm bắt thông tin vĩ mô rõ ràng
  4. Nâng cao tinh thần đội ngũ

Xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng

Hoạch định chiến lược giúp vẽ ra một bức tranh toàn cảnh, rõ ràng về cách mà doanh nghiệp hoạt động, thể hiện trực quan hóa những ý tưởng thật rõ ràng, dễ hiểu. Thể hiện định hướng phát triển cụ thể giúp doanh nghiệp kiên định với những mục tiêu đặt ra, để khai thác và kiểm soát nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, việc hoạch định chiến lược cũng giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro, khó khăn trong tương lai và đưa ra những kế hoạch dự phòng phù hợp.

>> Tham khảo: Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc và cách đặt mục tiêu SMART

Vận hành tối ưu

Nguồn lực có giới hạn, chính vì vậy hoạch định chiến lược giúp xác định những hoạt động cần thiết, phù hợp để tránh lãng phí và dàn trải tài nguyên. Đồng thời giúp doanh nghiệp thiết lập đúng ngân sách đầu tư, sử dụng đúng công cụ để triển khai các giải pháp.

Nắm bắt thông tin vĩ mô rõ ràng

Thị trường kinh doanh biến động liên tục mỗi ngày, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các chính sách, quy định mới của pháp luật, sự thay đổi về yêu cầu, kỳ vọng của khách hàng mục tiêu, đội ngũ nhân sự, công nghệ mới và tình trạng lạm phát. Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thông tin vĩ mô này một cách rõ ràng.

Nâng cao tinh thần đội ngũ

Hoạch định chiến lược giúp truyền đạt những lý tưởng như tuyên ngôn tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi tới đội ngũ nhân viên, đối tác, nhà đầu tư,... đảm bảo mọi người đều nắm bắt thông tin rõ ràng về bản hoạch định chiến lược. Qua đó cũng giúp đội ngũ gắn kết, đồng lòng hướng về mục tiêu của doanh nghiệp.

Vai trò của hoạch định chiến lược

5 Loại hoạch định chiến lược phổ biến

Hoạch định chiến lược Marketing

Hoạch định chiến lược Marketing là quá trình xác định và đề ra kế hoạch chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh thông qua việc tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu. Bao gồm các bước và quyết định để xác định đối tượng khách hàng, xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ, chọn lựa phương tiện truyền thông phù hợp và thực hiện các hoạt động Marketing phù hợp.

Mô tả về hoạch định chiến lược Marketing:

Hoạch định chiến lược PR

Hoạch định chiến lược PR (Public Relations) là một kế hoạch tổ chức và quản lý thông tin để tạo và duy trì mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và công chúng. Mục tiêu chính của chiến lược PR là xây dựng và bảo vệ hình ảnh, danh tiếng và niềm tin của tổ chức trong mắt công chúng, cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan khác như khách hàng, cộng đồng, đối tác và các nhóm lợi ích khác.

Chiến lược PR bao gồm các hoạch định và thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm gửi thông điệp và thông tin đến công chúng một cách đúng đắn và hiệu quả. Các hoạt động trong chiến lược PR có thể bao gồm:

Hoạch định chiến lược Bán hàng

Hoạch định chiến lược bán hàng là quá trình xác định các mục tiêu, phương pháp và hoạt động nhằm tăng doanh số bán hàng và đạt được kết quả kinh doanh trong lĩnh vực bán hàng. Nó bao gồm các bước và kế hoạch cụ thể để xác định khách hàng mục tiêu, tạo ra giá trị cho khách hàng và thúc đẩy quá trình mua hàng.

Mô tả về hoạch định chiến lược bán hàng:

Một số lưu ý khi hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược Kinh doanh

Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình mà doanh nghiệp áp dụng nhằm xây dựng một kế hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của tổ chức. Thông qua quá trình này, nhà quản trị có thể xác định mục tiêu, phương pháp để có thể triển khai một cách tối ưu nhất, đồng thời có thể đánh giá tiến độ công việc, hiệu suất của nhân viên kinh doanh.

Mô tả về hoạch định chiến lược kinh doanh:

Hoạch định chiến lược Nhân sự

Hoạch định chiến lược nhân sự là quá trình xác định và đề ra kế hoạch chiến lược về nhân sự trong tổ chức, gồm các bước và quyết định để tạo ra một đội ngũ nhân sự hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp.

Mô tả về hoạch định chiến lược nhân sự:

Tham khảo thêm 1 số chiến lược khác:

5 loại hoạch định chiến lược bao gồm Marketing, PR, bán hàng, kinh doanh, nhân sự

6 Bước hoạch định chiến lược chi tiết

  1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
  2. Nghiên cứu, phân tích tình hình
  3. Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp
  4. Xây dựng chiến lược
  5. Triển khai chiến lược
  6. Giám sát, đo lường, đánh giá kết quả chiến lược

Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp

Để bắt đầu quá trình hoạch định, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Muốn làm rõ được điều này, doanh nghiệp cần phổ biến thông tin cho các bên liên quan của doanh nghiệp về sản phẩm/ dịch vụ, thị trường, khách hàng cũng như hình ảnh mong muốn của thương hiệu trước công chúng.

Nghiên cứu, phân tích tình hình

Tiếp theo, trong quá trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần phân tích về lĩnh vực, thị trường, tính cạnh tranh cũng như nội bộ của doanh nghiệp. Quá trình này giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà họ đang phải đối mặt. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể xác định đúng vị thế của mình trên thị trường hiện tại.

Trong quá trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần phân tích về lĩnh vực, thị trường, tính cạnh tranh cũng như nội bộ của doanh nghiệp

Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu chung cho các lĩnh vực, chức năng của doanh nghiệp. Để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần điều chỉnh chính sách hoặc đưa ra các chính sách mới theo thời gian. Nhờ đó có thể định hướng triển khai chiến lược một cách thành công nhất.

Xây dựng chiến lược

Sau khi đã có được các dữ liệu một cách khoa học và nắm rõ mọi vấn đề trong doanh nghiệp, khách hàng, thị trường, đối thủ,... Nhà quản trị sẽ đưa ra mục tiêu dài hạn để xem xét về tính khả thi trong quá trình thực hiện. Tùy vào từng bộ phận khác nhau mà việc hoạch định chiến lược sẽ có những cấp độ khác nhau.

Bên cạnh nguồn nhân lực công ty để hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cũng có thể mời những chuyên gia, các công ty truyền thông để xây dựng các chiến lược quan trọng hơn. Tùy vào lĩnh vực hoạch định mà doanh nghiệp có thể tìm những chuyên gia cho phù hợp.

Nguồn nhân lực của nhiều công ty bị hạn chế, trong khi có nhiều tổ chức, công ty lại chuyên về nghiên cứu, phân tích và hoạch định. Do đó, hãy sử dụng nguồn lực bên ngoài khi cần thiết.

Triển khai chiến lược

Sau khi đã có chiến lược cụ thể cần tiến hành triển khai. Quá trình này bao gồm:

Giám sát, đo lường, đánh giá kết quả chiến lược

Nếu chỉ dừng lại ở bước thực thi mà không có quá trình đánh giá, doanh nghiệp sẽ không thể nào biết được vì sao chiến lược thất bại, hay rút được bài học cho những dự án tiếp theo. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần liên tục theo dõi, đánh giá cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài, nhằm xác định kịp thời nguy cơ, mối đe dọa có thể xuất hiện.

Nếu có vấn đề phát sinh, nhà quản trị cần nhanh chóng triển khai các hành động để khắc phục càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cần tiến hành đo lường hiệu quả chiến lược nhằm so sánh kết quả thực tế với kết quả ước tính, để từ đó đưa ra những đánh giá về chiến lược một cách chính xác nhất.

Giám sát, đo lường, đánh giá kết quả chiến lược

Một số lưu ý khi hoạch định chiến lược

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện quá trình hoạch định chiến lược đều có thể gặp vấn đề. Do đó, để đảm bảo những kế hoạch này diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng hoạch định chiến lược để xây dựng và thực hiện các quyết định. Mặc dù quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng một chiến lược được hoạch định kỹ lưỡng sẽ thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của doanh nghiệp, đạt được mục tiêu đề ra và sự hài lòng của đội ngũ nhân viên.

>> Tham khảo: Quản trị chiến lược là gì? Khái niệm, vai trò và quy trình

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/chinh-sach-thuoc-loai-ke-hoach-nao-a51314.html