Trẻ hay bị hắt xì hơi là nỗi lo chung của không ít các bậc phụ huynh. Vậy đây có phải là một dấu hiệu cho thấy bé có các vấn đề bất ổn về sức khỏe? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục nếu trẻ bị hắt hơi.
Nếu thấy trẻ bị hắt hơi nhiều, cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của trẻ vẫn đang có các phản xạ tốt. Cụ thể, trẻ hắt hơi là một phản xạ do hệ thống thần kinh điều khiển để làm sạch các hạt bụi hay dị vật trong đường thở, giúp khai thông tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp. Bởi không khí chúng ta hít thở chứa đầy các hạt bụi, hóa chất, vi trùng, chất gây ô nhiễm và nhiều tạp chất khác nên cơ thể phải làm sạch chúng theo một cách tự nhiên là hắt hơi.
Phản xạ hắt hơi giúp đường thở của bé thông thoáng để không khí đi vào - đi ra khỏi mũi một cách tự nhiên. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ bị ho và hắt hơi nhưng không bị sốt hoặc kèm theo các triệu chứng khác như thở khò khè, phát ban,... thì cha mẹ không cần lo lắng rằng bé mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó,... Tuy nhiên, nếu trẻ hắt hơi liên tục trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.
Hắt hơi là hiện tượng phổ biến ở trẻ và có thể do các nguyên nhân sau:
Với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ thở bằng mũi và sau sinh khoảng 3 - 4 tháng thì bé mới biết thở bằng miệng. Do đó, mỗi khi đường thở có dị vật như gỉ mũi, bụi, dịch đờm nhầy,... gây cản trở quá trình hô hấp thì trẻ sẽ hắt hơi thường xuyên để làm sạch đường thở, giúp hô hấp bình thường.
Cách khắc phục: Cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé 2 lần/ngày (sáng và tối hoặc sau khi tắm), kết hợp dùng tăm bông loại nhỏ để làm sạch mũi cho bé.
Lỗ mũi của trẻ thường dễ bị tắc. Với bé đang bú mẹ, khi được cho bú, 1 bên lỗ mũi của trẻ (bên ép vào cơ thể mẹ) có thể bị ép, dễ bị tắc mũi. Điều này khiến trẻ thường bị hắt hơi nhiều ngay sau đó. Một số nguyên nhân khác là trẻ cần làm sạch đường thở do bụi, gỉ mũi,...
Cách khắc phục: Khi cho trẻ bú mẹ nên quan sát, tránh để mặt và mũi bé áp quá sát vào cơ thể mẹ. Nếu nguyên nhân mũi trẻ bị tắc do bụi, gỉ mũi thì cha mẹ áp dụng theo hướng dẫn ở phần trên.
Trẻ hay bị hắt xì hơi còn do lỗ mũi hẹp hơn so với người lớn. Vì lỗ mũi nhỏ nên các hạt bụi trong không khí dễ bị bám lại trong mũi, khiến bé phải hắt hơi nhiều để tống xuất bụi ra khỏi đường thở.
Cách khắc phục: Cha mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé rồi làm sạch lại bằng tăm bông loại nhỏ. Đồng thời, cha mẹ chú ý nên hạn chế đưa bé đến những khu vực nhiều khói bụi, môi trường bị ô nhiễm,...
Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ hay bị hắt hơi. Vì trẻ còn khá nhỏ nên chất nhầy trong mũi của bé bị khô khá nhanh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, hanh khô hoặc khi bé sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Do đó, bé sẽ hắt hơi thường xuyên hơn.
Cách khắc phục: Phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng để cân bằng độ ẩm. Ngoài ra, tránh để bé ở trong phòng điều hòa liên tục.
Việc hít phải các chất kích thích như khói nhang, khói thuốc lá, khói dầu nhà bếp, các hạt bụi, lông thú cưng, nước hoa có mùi mạnh,... trong không khí cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bị hắt xì hơi. Vì trẻ không thể khịt mũi hoặc thở hắt ra như người lớn để loại bỏ những tác nhân này nên bé chỉ có thể hắt hơi liên tục.
Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị hắt hơi sau khi nôn trớ. Đó là do sau khi nôn, sữa hoặc thức ăn có thể đi vào đường thở của trẻ, gây kích ứng khiến trẻ bị hắt hơi.
Cách khắc phục: Cha mẹ cần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà, giữ cho không gian sống được thoáng đãng. Bạn nên hạn chế đốt nhang, không để ai hút thuốc trong nhà, hút bụi nhà cửa thường xuyên, mở cửa để không khí lưu thông, lắp đặt máy lọc không khí,... Với nguyên nhân trẻ bị hắt hơi do nôn trớ, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ngay sau khi bú hoặc ăn.
Triệu chứng hắt hơi của trẻ cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị cảm lạnh. Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh gồm: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên bé dễ bị lây cảm lạnh từ các thành viên khác trong gia đình.
Cách khắc phục: Cha mẹ cần đảm bảo rằng bất kỳ ai tiếp xúc với bé đều đã rửa tay đúng cách và sạch sẽ. Những người bị bệnh, cảm, ho cần tránh tiếp xúc với trẻ. Nếu trẻ bị cảm lạnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng hơn.
Trẻ hay bị hắt hơi có thể do viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô). Tình trạng hít phải các hạt vật chất trong không khí khiến cơ thể của một số trẻ nảy sinh phản ứng dị ứng, dẫn tới sốt cỏ khô. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất hiện do hít phải lông động vật, khói bụi ô nhiễm, phấn hoa hoặc bị côn trùng cắn,...
Cách khắc phục: Thực tế là cha mẹ không thể hoàn toàn bảo vệ trẻ tránh tuyệt đối các tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, khi bé bị hắt hơi liên tục do dị ứng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê thuốc kháng histamin giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Hiện tượng trẻ bị hắt hơi thường xuyên và liên tục trong một khoảng thời gian ngắn là bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bị hắt xì hơi nhiều, đi kèm với các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi,... thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bé.
Đặc biệt, nếu bé có các triệu chứng dưới đây thì phụ huynh nên đưa bé đi khám ngay:
Trẻ hay bị hắt xì hơi có thể là phản xạ bình thường của cơ thể hoặc là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải một số bệnh ở đường hô hấp. Vì thế, cha mẹ cần chú ý tới các triệu chứng của trẻ để kịp thời đưa bé đi khám bác sĩ, giúp chẩn đoán và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/hat-xi-hoi-la-diem-gi-a51272.html