Dầu thắng (phanh) ô tô, xe máy và những lưu ý khi sử dụng bạn đã biết?

Dầu thắng (Dầu phanh - Brake Fluid) là chất lỏng không thể thiếu trong hệ thống phanh ( thắng ) trên ô-tô và xe máy hiện đại.

sss

Khi bạn áp chân vào bàn đạp phanh hoặc bóp tay phanh, dầu phanh sẽ chuyển lực phanh thành áp suất truyền trong hệ thống phanh đến các má phanh trước và sau để dừng xe.

hg

Dầu phanh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lực hệ thống phanh ô tô

1.Vai trò của Dầu thắng (dầu phanh)

Dầu thắng (dầu phanh) là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ôtô, dầu phanh đóng vai trò quyết định để xe của bạn có thể vận hành an toàn. Khác với các loại dầu mỡ bôi trơn dùng cho việc giảm thiểu ma sát, làm mát ổ trục máy, bao kín các khe hở của piston, xilanh,… dầu thắng (dầu phanh) lại đảm nhiệm vai trò truyền lực là chủ yếu.

Vai trò chính của dầu phanh:

2. Phân loại Dầu thắng (dầu phanh) theo tiêu chuẩn FMVSS 116

Dầu thắng (dầu phanh) theo tiêu chuẩn FMVSS 116 gồm các cấp phân loại DOT 3, 4, 5 tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật được đưa ra bởi Bộ Giao Thông (DOT- Department of Transportation) và Hiệp hội kỹ sư ô tô (SAE- Society of Automotive Engineers) của Mỹ.

Các cấp dầu phanh DOT quy định mức độ an toàn của dầu phanh qua nhiệt độ sôi khi dầu làm việc trong hệ thống phanh và tính lưu động của dầu trong điều kiện làm việc ở vùng khí hậu lạnh qua độ nhớt ở - 40oC. Nhiệt độ sôi khô khi dầu không bị nhiễm nước và ướt khi bị nhiễm nước (3,7% thể tích theo tiêu chuẩn thử nghiệm). Nhiệt độ sôi càng cao thì dầu phanh càng an toàn.

So sánh

DOT 3

DOT 4

DOT 5

Điểm sôi

Khô: 401°F/205°C

Ướt: 284°F/140°C

Khô: 446°F/230°C

Ướt: 311°F/155°C

Khô:500°F/260°C

Ướt: 356°F/180°C

Cấu trúc hóa học

Polyalkyelen glycol ether

Polyalkyelen glycol ether và Borat ester

Silicon

(Polydimethylsiloxane và Tributylphosphate)

Khả năng sôi

Có khả năng sôi tốt ở tình trạng khô hoặc ướt

Có khả năng sôi khô tốt nhưng ở tình trạng ướt thì kém hơn

Tốt nhất trong 3 loại

Màu sắc

Không màu đến hổ phách

Không màu đến hổ phách

Tím

So sánh Dầu thắng (dầu phanh) DOT 3, DOT 4, DOT 5

o

Dầu thắng (dầu phanh) theo tiêu chuẩn DOT 3, 4 đều có nguồn gốc từ polyglycol, một hỗn hợp gồm nhiều thành phần khác nhau, cơ bản gồm 4 thành phần chính:

Dầu thắng DOT 5.1 là ”nâng cấp” của DOT 4. DOT 5.1 là sự kết hợp của este borat và polyalkylene glycol ether. Dầu phanh DOT 5.1 có nhiệt độ sôi khô và ướt cao hơn DOT 4 và cung cấp hiệu suất vượt trội, đồng thời còn có độ nhớt thấp hơn giúp dầu dễ chảy hơn để dùng ở vùng khí hậu lạnh. Dầu thắng gốc glycol có tính hấp thu nước và làm hỏng bề mặt sơn.

DOT 5 là dầu phanh silicone, có tính kỵ nước và không tác động lên bề mặt sơn. Dầu phanh này chỉ dùng cho các loại xe quân đội hoặc các xe không dùng thường xuyên vì không sợ dầu bị nhiễm nước. Dầu DOT 5 cũng không dùng được cho hệ thống phanh ABS (chống kẹt phanh).

Các loại dầu phanh dựa trên glycol (DOT 3, DOT 4, DOT 5.1) đều không tương thích với DOT 5.

3. Khi nào cần thay dầu phanh ô tô?

Dầu phanh ô tô cũng bị hao hụt theo thời gian do bay hơi và rò rỉ. Dầu phanh gốc glyol có đặc tính dễ hút ẩm. Theo nghiên cứu trung bình sau 1 năm vận hành, dầu phanh ô tô thường bị nhiễm 2% nước, mức này có thể tăng lên 8% sau 3 năm.

Dầu phanh khi bị nhiễm nước sẽ dễ sôi hơn, áp suất phanh giảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phanh. Đặc biệt dầu phanh nhiễm nước còn có thể gây gỉ sét các chi tiết trong hệ thống phanh.

Do đó sau một thời gian sử dụng, dầu phanh sẽ bị biến chất, phẩm cấp không còn như ban đầu. Sử dụng càng lâu thì tình trạng biến chất và hao hụt dầu càng nặng. Xe bị thiếu dầu phanh, dầu phanh biến chất là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiều lỗi phanh ô tô thường gặp như phanh xe bị kêu, phanh bị nặng, bàn đạp phanh bị thấp, xe bị mất phanh… Đây chính là lý do cần thay dầu phanh ô tô định kỳ.

phanh 1

Thời gian thay dầu phanh ô tô sẽ tuỳ vào đặc điểm của mỗi dòng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì các dòng xe phổ thông bình dân như Honda, Toyota, Mazda, Huyndai, Kia … thời gian thay dầu phanh ô tô thường là sau mỗi 3 năm sử dụng. Riêng với các dòng xe sang như Mercedes-Benz, Audi, BMW, Lexus… Các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu phanh xe sau 2 năm sử dụng hoặc sau 30.000 - 40.000 km.

Trong trường hợp xe sử dụng phanh liên tục, di chuyển nhiều trong môi trường bụi bẩn hay độ ẩm cao thì có thể thay dầu phanh sớm hơn. Để biết chính xác khi nào nên thay dầu phanh ô tô cần kiểm tra lượng dầu phanh và chất lượng dầu thực tế trong bình chứa.

4. Cách kiểm tra dầu phanh ô tô

Hiện nay các dòng xe ô tô thường được lắp cảm biến dầu phanh. Nếu dầu phanh xuống mức thấp, đèn báo trên bảng đồng hồ xe sẽ bật sáng. Tuy nhiên chủ xe cũng nên chủ động kiểm tra dầu phanh theo cách thức thủ công.

Cách kiểm tra dầu phanh xe ô tô rất đơn giản. Dầu phanh ô tô được chứa trong một chiếc bình nhỏ màu trắng đặt ở khoang động cơ. Trên nắp bình dầu phanh có in chữ Brake Fluid hay tem ký hiệu phanh màu vàng. Nếu tìm không ra, chủ xe có thể tìm vị trí bình dầu phanh ô tô trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc liên hệ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của hãng xe để nhờ trợ giúp.

90

Bình dầu phanh ô tô thường làm bằng nhựa màu trắng. Trên thân bình có in 2 vạch tương ứng với mức cao nhất (có chữ Fill to, Full hoặc Maximum) và mức thấp nhất (có chữ Add hoặc Minimum). Từ bên ngoài có thể quan sát được lượng dầu trong bình. Nếu lượng dầu đang gần mức thấp hoặc dưới mức thấp thì nên châm thêm dầu mới.op

Ngoài kiểm tra lượng dầu trong bình cũng nên kiểm tra cả chất lượng dầu. Dầu phanh ô tô thường có màu vàng nhạt hoặc không màu. Sau một thời gian sử dụng sẽ chuyển màu đậm hơn. Tuy nhiên nếu màu đổi quá đậm, thậm chí chuyển sang nâu thì dầu phanh đã bị biến chất nặng. Khi này không nên châm thêm dầu mà cần tiến hành thay hoàn toàn dầu phanh mới.

Khi kiểm tra dầu phanh ô tô cần lưu ý chỉ quan sát mức dầu phanh từ ngoài, hạn chế mở nắp bình dầu phanh. Bởi dầu phanh rất kỵ không khí và hơi ẩm. Mở nắp bình dầu có thể khiến không khí lọt vào trong.

5. Cách thay dầu phanh ô tô

Khi kiểm tra dầu phanh nếu thấy dầu ở mức thấp nhưng chất lượng dầu vẫn còn tốt, màu vẫn sáng thì chỉ cần châm thêm dầu. Trong trường hợp sau 2 - 3 năm sử dụng, dầu phanh bị bẩn đậm màu hơn thì nên thay mới dầu phanh.

pp

Các dụng cụ cần chuẩn bị để thay dầu phanh ô tô:

Các bước thay dầu phanh ô tô:

- Thực hiện tương tự 5 các bước trên ở mỗi bánh xe.

Chú ý: Sau khi hoàn tất, thử chạy xe trong khu đường vắng, tiến hành đạp/nhả chân phanh, quan sát cảm giác phanh thế nào, phanh có ăn không nhé các bạn !

Lời kết:

Qua bài viết, Miennampetro hi vọng đây là những thông tin hữu ích giúp quý khách hàng hiểu hơn về dầu thắng (phanh) và cách sử dụng để bảo vệ xế yêu vận hành một cách tối ưu và an toàn nhất. Nếu có thắc mắc về sản phẩm, hoặc cần tư vấn thêm mời quý khách hàng truy cập vào trang Web : https://miennampetro.com.vn/ hoặc liên hệ Hotline/Zalo/Viber: 0938.809.226 để được tư vấn và hỗ trợ.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/binh-dau-thang-a51153.html