Men răng là gì? Cấu tạo, chức năng và các vấn đề thường gặp

Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, thậm chí còn hơn cả xương. Vậy men răng là gì? Cấu tạo, chức năng như thế nào? Bài viết dưới đây, bác sĩ BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp chi tiết về men răng và lưu ý một số vấn đề thường gặp.

men răng

Men răng là gì?

Men răng là lớp vỏ bảo vệ bên ngoài giúp ngừa sâu và hư hại răng. Men răng có độ trong suốt nên có thể nhìn xuyên qua. Vì vậy, ngà răng mới quyết định màu sắc khác nhau của răng như trắng nhạt, xám, vàng nhạt,…

Men răng dày trung bình khoảng 2,58mm. Tuy nhiên, men răng rất cứng có thể bảo vệ được các lớp răng bên trong khỏi những tác động của axit ăn mòn và gây sâu răng. Ngoài ra, men răng cũng bảo vệ các dây thần kinh và tế bào bên trong răng khỏi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh và có tính axit có thể gây nhạy cảm. (1)

Cấu tạo và tính chất của men răng

Men răng được cấu tạo bởi 95% các loại muối khoáng, 4% nước và 1% protein. Trong đó, 95% khoáng chất gồm canxi và photpho sẽ liên kết với nhau tạo thành các tinh thể siêu nhỏ và có khả năng chống chịu cực mạnh. (2)

Vì vậy, men răng có tính chất rất bền và được xem như chất cứng nhất trong cơ thể, thậm chí còn cứng hơn cả xương. Tuy nhiên, lớp này có thể bị hỏng theo thời gian do mảng bám răng, axit từ thực phẩm và vi khuẩn trong miệng gây ra.

Men răng không chứa tế bào sống nên không có khả năng phục hồi. Một khi hỏng, nó không thể tái tạo và có thể để lộ lớp ngà mềm hơn bên dưới. Men răng và ngà răng kết hợp với nhau có thể quyết định màu sắc và độ trong mờ đặc trưng riêng của răng.

Cấu tạo và tính chất của men răng
Cấu tạo men răng.

Chức năng của men răng

Men răng giúp bảo vệ các lớp trong cùng của răng, ngà răng và tủy răng khỏi bệnh răng miệng như sâu răng, mòn răng, nhiễm trùng,… Bộ phận này còn có chức năng bảo vệ răng khỏi hoạt động thường ngày như ăn nhai, cắn, bẻ, nghiến răng. (3)

Men răng cũng cách nhiệt răng khỏi nhiệt độ và hóa chất khiến răng ê buốt. Vì vậy, khi men răng mòn, thức ăn, đồ uống và đồ ngọt nóng hoặc lạnh xuyên qua các lỗ hổng, đến các dây thần kinh bên trong và gây ê buốt răng. Ngoài ra, lớp này cũng có vai trò trong thẩm mỹ; nếu răng không có lớp men này, màu răng sẽ ngả vàng, gây mất thẩm mỹ.

Các vấn đề thường gặp ở men răng

Một số vấn đề thường gặp ở men răng, bao gồm:

1. Men răng bị mòn

Men răng như “tuyến phòng thủ” đầu tiên, chống lại các axit có hại trong thực phẩm. Khi khách hàng tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều axit sẽ làm mòn men răng. Theo thời gian, tình trạng này có thể làm lộ ngà răng bên trong và có thể gây ê buốt răng. Người bệnh cũng có thể mòn men răng khi nghiến răng vô thức trong khi ngủ. Ngoài ra, men răng cũng có thể mòn nếu người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng cách và dùng lực quá mạnh.

Khi men răng bị phá hủy sẽ không tái tạo được. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngừa men răng suy yếu do axit bằng cách đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluoride.

2. Sâu men răng

Sâu men răng xảy ra do vi khuẩn streptococcus mutans tồn tại trong khoang miệng. Người bệnh sâu men răng ở giai đoạn đầu thường xuất hiện vết trắng đục hoặc đốm sâu màu nâu, đen nhỏ trên răng. Nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch và đúng cách, vi khuẩn càng phát triển và tiết axit ăn mòn men răng.

3. Men răng bị đổi màu

Khi men răng bị mòn đi, lớp ngà răng hơi vàng bên dưới có thể lộ rõ ​​hơn. Ngoài ra, khách hàng uống cafe, trà, coca cola, rượu vang đỏ, nước ép trái cây hoặc hút thuốc lá cũng có thể làm ố men răng. Vì vậy, khách hàng nên thường xuyên đến khám và vệ sinh răng miệng định kỳ tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM giúp loại bỏ hầu hết các vết bẩn trên bề mặt và đảm bảo răng luôn khỏe mạnh.

Các vấn đề thường gặp ở men răng
Sâu men răng xảy ra do vi khuẩn Streptococcus Mutans tồn tại trong khoang miệng.

4. Nứt vỡ răng

Khi bạn té ngã hoặc tai nạn, va chạm,… răng có thể bị mẻ, vỡ, nứt hoặc gãy. Đặc biệt, men răng có thể bị ảnh hưởng khi răng nứt vỡ do khớp cắn vẩu, răng mọc lệch lạc hoặc chìa ra ngoài. Người bệnh có thể khắc phục tình trạng này bằng phương pháp niềng răng.

5. Thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng là tình trạng phần này thiếu hụt do giai đoạn hình thành lớp men lỗi. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và người trưởng thành. Nguyên nhân thường chia thành 2 loại gồm thiểu sản men răng do bên ngoài tác động hoặc di truyền. Bệnh có các dấu hiệu dễ nhận biết như răng ố vàng, mủn, nổi đốm vàng hoặc nâu đen. Khi ăn, người bệnh cảm thấy ê buốt, đau nhức do ngà răng lộ ra bên ngoài. Nếu người bệnh không điều trị sẽ dẫn đến các bệnh răng miệng khác.

Cách duy trì men răng khỏe mạnh

Một số cách duy trì men răng khỏe mạnh, bao gồm:

1. Hạn chế thực phẩm có đường và axit

Khách hàng cần hạn chế thực phẩm có đường và axit như nước ngọt có chứa nhiều axit photphoric và citric hoặc kẹo, nước uống trái cây, thức ăn có vị chua…. Bởi, vi khuẩn trong miệng thường phát triển mạnh nhờ đường và tạo axit ăn mòn men răng. Ngoài ra, khách hàng không vệ sinh răng miệng đúng cách càng khiến men răng hỏng nặng hơn.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

3. Khám và làm sạch răng định kỳ

Để giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh, hãy đến gặp nha sĩ để làm sạch và khám răng định kỳ. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh hội tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tận tâm giúp chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh.

Cách duy trì men răng khỏe mạnh
Men răng là lớp vỏ bảo vệ bên ngoài giúp ngừa sâu và hư hại răng.

Đặt biệt, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ chuẩn 5 sao gồm:

Ngoài ra, chuyên khoa Răng Hàm Mặt còn liên tục cập nhật trang thiết bị hiện đại từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới như:

Men răng là chất cứng nhất trong cơ thể. Nó bảo vệ răng của bạn khỏi sâu răng và hao mòn hàng ngày. Mặc dù chúng có độ bền cao nhưng không phải là không thể phá hủy được. Để giữ cho răng khỏe mạnh, hãy đến gặp nha sĩ thường xuyên và thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Nha sĩ của bạn cũng có thể giới thiệu các sản phẩm fluoride và cho bạn biết cách tăng cường men răng tại nhà.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/nam-gioi-bu-cu-nhau-a51013.html