Ngủ dậy bị đau đầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngủ dậy bị đau đầu hay đau đầu sau khi ngủ dậy là hiện tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu khi ngủ dậy có thể gây mệt mỏi và thiếu sức sống, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

ngủ dậy bị đau đầu

Ngủ dậy bị đau đầu là bệnh gì?

Ngủ dậy bị đau đầu là tình trạng phổ biến, hầu như ai cũng ít nhất 1 lần trong đời gặp tình trạng này mà không rõ nguyên nhân.

Đau đầu sau khi ngủ dậy hay sáng ngủ dậy bị đau đầu có thể liên quan đến các bệnh thần kinh. Tình trạng đau đầu được chia thành 2 loại: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Đau đầu nguyên phát là tình trạng đau đầu từng cụm, đau đầu dạng căng thẳng; hoặc những tác động khác từ bên ngoài, có liên quan đến giấc ngủ và thói quen sinh hoạt. Đau đầu thứ phát là biểu hiện tiềm ẩn của một bệnh lý cụ thể như nhiễm trùng, chấn thương bên trong hoặc khối u, gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu.

Ngủ dậy bị đau đầu thường xảy ra ở nửa đầu hoặc từng cụm, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng. Đau đầu có thể kéo dài cả ngày hoặc biến mất sau vài tiếng. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

đau đầu khi ngủ dậy
Ngủ dậy bị đau đầu thường xuyên làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Tại sao ngủ dậy bị đau đầu?

Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu có thể đến từ những lý do sau: (1)

1. Ngủ sai tư thế

Tư thế ngủ sai gây chèn ép, ảnh hưởng đến những cơ quan khác khiến các hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể diễn ra trì trệ, khiến người bệnh cảm thấy đau đầu khi ngủ dậy. Ví dụ, tư thế nằm sấp khi ngủ khiến ngực bị tì đè, các hoạt động của tim và phổi bị cản trở, không thể cung cấp đủ oxy cho não bộ. Nếu tình trạng này kéo dài suốt đêm sẽ gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu.

2. Ngủ quá nhiều

Một chu kỳ giấc ngủ sẽ trải qua 5 đoạn:

Mỗi chu kỳ ngủ sẽ kéo dài 1 tiếng 30 phút. Một giấc ngủ đủ, đảm bảo sức khỏe được khuyến khích là có 5 chu kỳ, tương đương với 7 tiếng rưỡi. Nếu ngủ quá 7 tiếng rưỡi - 8 tiếng, có thể dẫn đến tình trạng ức chế khu thần kinh trung ương, ngăn cản máu lên não, trì trệ quá trình trao đổi chất và gây đau đầu khi thức dậy.

3. Môi trường không đảm bảo

Những yếu tố từ môi trường làm giảm chất lượng giấc ngủ bao gồm:

Môi trường ngủ không đủ điều kiện dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng ngủ không ngon giấc sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều protein hơn khiến ngưỡng chịu đau của người bệnh giảm đi, dễ rơi vào tình trạng ngủ dậy bị đau đầu.

4. Dùng chất kích thích

Đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga… là những chất kích thích điển hình gây gián đoạn giấc ngủ hoặc khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ sâu.

Đặc biệt, say rượu bia được xem là nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến tình trạng ngủ không ngon. Tùy vào lượng tiêu thụ rượu bia và độ nhạy cảm của từng người mà mức độ ảnh hưởng đến giấc ngủ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu đi ngủ khi đang say rượu sẽ dễ gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội khi tỉnh dậy. Hơn nữa, rượu cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước - yếu tố góp phần gây nhức đầu sau khi ngủ dậy.

5. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Melatonin đóng vai trò quan trọng với giấc ngủ. Đây là hormon có chức năng điều chỉnh nhịp độ sinh học cơ thể, kiểm soát được chu kỳ giấc ngủ. Việc thiếu hụt hormone melatonin, thường gặp ở người cao tuổi và người mắc các chứng rối loạn giấc ngủ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không ngon hoặc khó vào giấc ngủ sâu.

Trong khi đó, ánh sáng xanh từ những thiết bị điện tử là tác nhân làm ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin trong cơ thể người. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ và ngủ dậy bị đau đầu.

nguyên nhân đau đầu khi ngủ dậy
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử là nguyên nhân gây khó ngủ, trằn trọc ban đêm

6. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu (hay đau đầu migraine) là một trong 4 kiểu đau đầu thường gặp. Đây là tình trạng người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc dữ dội nửa bên hoặc toàn bộ đầu. Mức độ cơn đau thường rất nặng nề, thậm chí gây ra những triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt… (2)

Đau đầu Migraine được nhận biết với triệu chứng như bị đau âm ỉ hoặc dữ dội nửa bên hoặc toàn bộ đầu., người bệnhcó thể có cảm giác mạch đập tại vị trí đó. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Đau đầu migraine thường ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và gây ra những triệu chứng kèm theo như:

7. Thiếu máu não

Ngủ dậy bị đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu não. Cơn đau đầu thường bắt đầu với cảm giác nhói tại một vị trí nhất định, sau đó lan dần ra khắp đầu và kéo dài khoảng 15 phút.

Thiếu máu não khiến não bộ không nhận đủ lượng oxy cần thiết, kéo theo sự suy giảm chức năng của các cơ quan khác. Từ đó, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, trong đó có ngủ dậy bị đau đầu.

8. Rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu và trầm cảm là những bệnh lý về sức khỏe tâm thần. Bệnh thường bắt đầu bằng những triệu chứng liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ dậy bị đau đầu…

Những triệu chứng khác cũng có thể xảy ra đồng thời khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi về cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần như:

9. Đau đầu dạng căng thẳng

Đau đầu dạng căng thẳng có thể xảy vớii cơn đau ở 2 bên đầu. Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này là người đang gặp căng thẳng, thường suy nghĩ nhiều, chịu áp lực khiến tinh thần không thoải mái hay do môi trường ngủ không đảm bảo lượng oxy cần thiết… (3)

Đau đầu dạng căng thẳng được chia thành 3 loại: đau từng cơn không thường xuyên, đau từng đợt và đau mạn tính. Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình.

10. Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Một số trường hợp còn tiềm ẩn các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu… (4)

Những rối loạn giấc ngủ thường gặp là:

Dù gặp phải loại rối loạn nào, người bệnh cũng sẽ gặp phải một vài triệu chứng lâm sàng, bao gồm ngủ dậy bị đau đầu.

tình trạng ngủ dậy bị đau đầu
Các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ thường gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

11. Các bệnh thần kinh nguy hiểm

Đau đầu sau khi ngủ dậy, nhất là vào buổi sáng sớm, có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn viêm não, chấn thương não hoặc khối u não.

12. Thoái hóa đốt sống cổ

Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu nhưng khi đốt sống cổ ở trạng thái thoái hóa thì những đốt sống cổ có khả năng cao bị viêm, lắng đọng canxi, có gai xương… Tất cả điều này có thể khiến các dây thần kinh tại đốt sống cổ bị chèn ép. Đây là lý do xuất hiện tình trạng đau đầu khi ngủ dậy.

Ngủ dậy hay bị đau đầu có nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị đau đầu hay đau đầu sau khi ngủ dậy do môi trường ngủ, tư thế ngủ và không xuất hiện thường xuyên (ít hơn 2-3 lần/ tháng), phần lớn là hiện tượng sinh lý thông thường, không tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Cơn đau đầu có thể tự khỏi sau đó vài giờ đồng hồ hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau thông thường.

Nếu cơn đau đầu khi ngủ dậy xảy ra liên tục, làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc xuất hiện những triệu chứng đi kèm, nghi ngờ là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh cần sớm đi khám để được chẩn đoán và nhận chỉ định điều trị kịp thời.

Một số biến chứng người bệnh có thể mắc phải khi tình trạng ngủ dậy bị đau đầu kéo dài:

Đau đầu khi ngủ dậy khi nào cần khám bác sĩ?

Ngủ dậy bị đau đầu dù do nguyên nhân nguyên phát hay thứ phát đều gây khó chịu, cản trở các hoạt động làm việc hay sinh hoạt trong ngày của người bệnh. Nếu tình trạng đau đầu khi ngủ dậy diễn ra quá thường xuyên, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tìm ra căn nguyên chính xác. Từ đó, giải quyết triệt căn tình trạng sức khỏe này.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh có những triệu chứng xuất hiện đồng thời khi bị đau đầu, cũng cần nhanh chóng đi khám bác sĩ. Những triệu chứng bao gồm:

Cách khắc phục tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy

Hầu hết những cơn đau đầu ngẫu nhiên như ngủ dậy hay bị đau đầu sẽ tự hết sau đó vài giờ. Tuy nhiên nếu đau nặng, người bệnh có thể thực hiện một số hoạt động sau đây:

Trường hợp người bệnh có tần suất đau đầu sau khi ngủ dậy nhiều lần, nên ghi chép lại những lần bị đau đầu. Sớm thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân bệnh chính xác.

Cách phòng ngừa đau đầu sau khi ngủ dậy

Để phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị đau đầu hiệu quả, điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách vệ sinh giấc ngủ kết hợp với xây dựng thói quen sống lành mạnh.

Những phương pháp vệ sinh giấc ngủ tốt giúp bạn có một giấc ngủ đảm bảo sức khỏe bao gồm:

Những lưu ý xây dựng thói quen sống lành mạnh, nâng cao chất lượng giấc ngủ:

Nếu có dấu hiệu ngủ dậy bị đau đầu, đi kèm các bất thường khác, người bệnh nên đi khám sớm tại chuyên Khoa Thần kinh. Khoa Thần kinh thuộc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín cung cấp những dịch vụ thăm khám, chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tình trạng đau đầu. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được trang bị hệ thống máy móc tân tiến hàng đầu thế giới phục vụ tốt cho quá trình thăm khám, điều trị.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Ngủ dậy bị đau đầu hay đau đầu sau khi ngủ dậy là hiện tượng phổ biến. Phần lớn triệu chứng xuất hiện khi người bệnh không có chất lượng giấc ngủ tốt do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hoặc môi trường ngủ không đảm bảo. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nội thần kinh khác, nhất là khi người bệnh có tần suất đau đầu nhiều hơn 3 lần/tháng.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/noi-dung-nao-sau-day-duoc-xem-la-mat-han-che-cua-canh-tranh-a49053.html