Cách phân biệt tỏi ta với tỏi Trung Quốc cực dễ!

Làm sao để có thể nhận biết tỏi Trung Quốc, tránh “rước họa vào thân” là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Dưới đây là một số cách phân biệt tỏi Trung Quốc và tỏi Việt Nam đơn giản nhất.

Tỏi Trung Quốc. Ảnh minh họa

Tỏi Lý Sơn. Ảnh minh họa

Nhìn từ bên ngoài

Tỏi Trung Quốc có kích cỡ to, vỏ màu trắng hơi ngã vàng và đặc biệt là vô cùng dễ bóc.

Tỏi Lý Sơn thì củ nhỏ hơn nhiều, kích cỡ chỉ bằng khoảng 1/3 củ tỏi Trung Quốc. Vỏ ngoài tỏi Lý Sơn có màu trắng và hơi khó bóc.

Tỏi Đà Lạt củ nhỏ hơn tỏi Trung Quốc, vỏ ngoài có màu nâu tím và cũng khó bóc.

Một số hình ảnh phân biệt tỏi Đà Lạt, tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn (nguồn: Chi Cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng):

Nhìn từ bên ngoài

Từ trái sang:

Tỏi Trung Quốc: Củ rất to, vỏ ngoài màu trắng hơi vàng, dễ bóc.

Tỏi Lý Sơn: Củ nhỏ, vỏ ngoài màu trắng, khó bóc

Tỏi Đà Lạt: Củ nhỏ, vỏ ngoài màu nâu tím, khó bóc.

Khi bóc cuống ra

Khi bóc lớp vỏ bên ngoài

Các tép tỏi Trung Quốc hơi xòe ra, không chụm lại hoàn toàn, ít tép hơn so với tỏi Lý Sơn và Đà Lạt. Tỏi Lý Sơn và Đà Lạt có các tép chụm lại, nhiều tép nhỏ.

Tỏi Trung Quốc: Ít tép tỏi, tép to.

Tỏi Lý Sơn: Nhiều tép tỏi, tép nhỏ.

Tỏi Đà Lạt: Nhiều tép tỏi, tép nhỏ.

Hương vị khi chế biến

Tỏi Trung Quốc: Vị hăng, the, không có mùi thơmTỏi Lý Sơn: Vị the, có mùi thơm dễ chịu, ít cay nồng.Tỏi Đà Lạt: Vị the, có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng.

Giá bán trên thị trường

Giá thành của tỏi Trung Quốc thường mềm hơn giá thành tỏi của Việt Nam. Hiện nay, 1kg tỏi Trung Quốc có giá khoảng 15.000 - 25.000 đồng. Tỏi Việt Nam sẽ có giá từ 70.000 - 80.000 đồng.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa công bố cách nhận diện tỏi Đà Lạt với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc nhằm tránh tình trạng người tiêu dùng bị nhầm lẫn.

Cụ thể, tỏi Đà Lạt có vỏ ngoài màu tím nâu, khó bóc; khi lột bỏ cuống các tép nhỏ, chụm lại; có vị the, mùi thơm dễ chịu, cay nồng đặc trưng.

Ngược lại, tỏi Trung Quốc củ to, vỏ ngoài màu trắng hơi ngả vàng, dễ bóc; các tép tỏi xòe ra, ít tép nhưng các tép to; có vị hăng, the, không có mùi thơm.

Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng còn chỉ ra những nét đặc trưng của tỏi Lý Sơn là củ nhỏ, vỏ màu trắng, khó bóc; tép tỏi nhỏ, chụm lại; có mùi thơm dễ chịu; ít cay nồng.

Cách nhận biết tỏi Lý Sơn chính gốc.

Tỏi lý sơn mang những nét đặc trưng riêng biệt từ hình dáng , màu sắc cho đến hương vị .

Tỏi Lý Sơn chính gốc phải được trồng tại Đảo Lý Sơn có các đặc điểm đặc nhận dạng trưng sau :

Củ tỏi Lý Sơn có màu trắng , không bóng trong khi các loại tỏi khác có màu sẫm hơn .

Củ tỏi có kích thước từ 2 đến 6cm nhỏ hơn nhiều so với các loại tỏi khác. Một củ tỏi Lý Sơn chỉ to bằng 1/3 củ tỏi thông thường khác . Mỗi củ có nhiều tép nhỏ , số tép dao động từ 12 đến 20 tép .

Hương vị có lẽ là đặc điểm nhận biết rỏ nét nhất của tỏi Lý Sơn vì không có một loại tỏi nào có thề có được hương vị tinh túy đặc trưng như thế . Tỏi có vị thanh ngọt nhẹ nhàng mà tinh túy, không quá cay nồng như tỏi Trung Quốc hay tỏi Đà Lạt. Khi giả nhuyển có mùi thơm dễ chịu đặc trưng, không hôi miệng kể cả khi ăn sống .

Tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi cô đơn Trung Quốc

Sự khác biệt giữa tỏi cô đơn Lý Sơn và tỏi cô đơn Trung Quốc

Tỏi cô đơn Lý Sơn:

- Hình dáng: Củ nhỏ, hình bầu dục, dài ra 2 đầu, củ tỏi không đều (củ to, củ nhỏ).

- Màu sắc : Màu trắng, bóc lớp vỏ lụa ra thì càng trắng.

- Đặc tính bên trong: Có mùi nồng dễ chịu, cay nhẹ, khi giã nhỏ hoặc nhai thì có độ dẻo.

Tỏi cô đơn Trung Quốc:

- Hình dáng: Củ to, hình tròn, các củ rất đều nhau.

- Màu sắc: Có màu nâu đất hay màu hơi tím, vỏ cứng.

- Đặc tính bên trong: Mùi hăng, khó ăn sống, khi giã thì không có độ dẻo.

Tỏi cô đơn của Trung Quốc: loại tỏi này có những nét đặc trưng riêng biệt so với các loại tỏi khác là: tỏi sẽ không đẻ nhánh con trong quá trình nó phát triển, mỗi cây tỏi sẽ chỉ có 1 tép duy nhất mà thôi và sẽ không thay đổi, tép tỏi thường to và trông mỡ màng và đẹp mắt. Tuy nhiên loại tỏi này của Trung Quốc lại chứa khá nhiều chất độc hại. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Nên hạn chế sử dụng hàng Trung Quốc, những thực phẩm hàng china, hàng Tàu thì chúng ta đã biết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào:

- Tỏi TQ dùng thuốc tăng trọng (củ to và nặng).

- Tỏi TQ dùng thuốc bảo quản ( ít khi tỏi bị hư, mặc dù chúng ta rất lâu trong môi trường ẩm ướt).

Hiện tại trên thị trường hay các chợ bán tỏi cô đơn Trung Quốc rất nhiều và đều gắn nhãn mác là tỏi bắc, tỏi Đà Lạt, và thậm chí là lừa người không am hiểu về tỏi là tỏi Lý Sơn.

Tỏi TQ có đặc điểm là rẻ và bất cứ nơi nào cũng bán và bán quanh năm. nhưng lý do đó mà tỏi TQ tồn tại được thị trường Việt Nam.

Và có 1 lý do khác mà tỏi TQ được mọi người mua dùng đó là hầu như ít người không phân biệt đươc đâu là tỏi cô đơn Lý Sơn và đâu là tỏi cô đơn TQ, cứ nghĩ tỏi nào cũng là tỏi. Và cũng có người biết tỏi TQ không tốt cho sức khỏe mà vẫn mua dùng bởi vì tỏi cô đơn Lý Sơn quá mắc.

Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Mỹ, hiện nay có trên 80% lượng tỏi bày bán trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc. Hầu hết những loại tỏi này đều được phun thuốc để ngưng mọc mầm và bị tẩy trắng.

Tỏi Trung Quốc có thể được khử trùng bằng methyl bromide trước khi được xuất khẩu. Đây là chất diệt sâu bọ rất độc hại với con người, nó có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong.

Các đội thanh tra thực phẩm Mỹ liên tục phát hiện ra tỏi có nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa chất hóa học độc hại. Tỏi Trung Quốc được trồng với hàm lượng chất tăng trưởng cao, sau đó được tẩy trắng và ướp các hóa chất bảo quản dài ngày. Vị của tỏi Trung Quốc thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu của hóa chất độc hại chứa sâu bên trong tép tỏi.

The Age dẫn nguồn từ một khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp tỏi Úc cảnh báo, đa số tỏi của Trung Quốc đều được phun hóa chất để ngưng mọc mầm. Không những vậy, tỏi đã được tẩy trắng và ngăn chặn côn trùng.

Theo CTD t/h

=> Xem thêm

>> Tỏi cô đơn Lý Sơn

>> Tỏi cô đơn Lý Sơn cao cấp

>> Tỏi tam tài Lý Sơn

>> Rượu tỏi Lý Sơn

>> Hành tím Lý Sơn

>> Tỏi đen cô đơn Lý Sơn

>> Rượu tỏi đen Lý Sơn

>> Rượu hải sâm Lý Sơn

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/toi-co-don-trung-quoc-a48745.html