Triển vọng thị trường nhiên liệu hàng không bền vững (Kỳ III)

Triển vọng thị trường nhiên liệu hàng không bền vững (Kỳ III) Ảnh minh họa

Liên minh châu Âu EU: Các thông báo công suất của SAF cho đến nay dự kiến ​​sẽ cung cấp công suất 3,8 triệu tấn (1,3 Bgal) SAF (2030), với tổng số 5,5 triệu tấn (1,8 Bgal) đang được triển khai. Điều này cho thấy tỷ lệ thành công tối thiểu phải đạt được là 50% để đáp ứng nhu cầu của EU. Ngày nay, chỉ có công suất khoảng 1,8 Mt (0,6 Bgal) quy trình đang hoạt động hoặc đang được xây dựng. Bên cạnh việc sản xuất tại EU, chúng tôi cũng kỳ vọng SAF sẽ được nhập khẩu vào EU để tuân thủ quy định ReFuelEU. Trong ngắn hạn, điều này dự kiến ​​sẽ dẫn đến tình trạng nguồn cung cân bằng khi công suất của EU đang tăng lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhập khẩu này vẫn tiếp diễn, kết hợp với tỷ lệ thành công cao về công suất SAF ở EU, các dự án SAF dự kiến ​​sẽ tối ưu hóa hoạt động để đem lại HVO thay vì SAF. Một hướng đi khác cho các dự án của EU có thể là cung cấp cho thị trường tự nguyện.

Hiện có rất ít thông tin công khai về các nhà máy lọc dầu có kế hoạch sử dụng đồng xử lý nguyên liệu tái tạo để sản xuất SAF, mặc dù một phần đáng kể SAF được sử dụng ngày nay được sản xuất thông qua đồng xử lý. Vì lộ trình này thể hiện mức đầu tư vốn thấp so với các lộ trình SAF khác nên đồng xử lý thể hiện một phương pháp tuân thủ hiệu quả về mặt chi phí theo quy định ReFuelEU.

Nếu các nhà chế biến của EU sử dụng tối đa công suất đồng xử lý của họ đến giới hạn 5% của hệ thống tiêu chuẩn ASTM (American society for testing and materials) là một hệ thống tiêu chuẩn được thiết lập bởi tổ chức phi lợi nhuận ASTM International, thì điều này có thể đem lại khoảng 1,7 Mt (0,6 Bgal) SAF mỗi năm. Với các nguyên liệu thô đủ điều kiện được sửa đổi gần đây theo Chỉ thị năng lượng tái tạo, các nhà chế biến SAF sẽ linh hoạt hơn về nguyên liệu cho lộ trình này, bao gồm các loại dầu dựa trên sinh khối được sản xuất từ ​​cây trồng trung gian, còn được gọi là cây trồng che phủ.

Hiện các dự án e-SAF đã công bố cho đến nay dự kiến ​​sẽ cung cấp 0,3 Mt (0,1 Bgal) (2030), với hầu hết các dự án vẫn đang trong giai đoạn khả thi. Tuy nhiên, tổng công suất quy định của các dự án e-SAF là 1,2 Mt (0,4 Bgal). Điều này có nghĩa là việc chỉ chuyển 20% quy trình e-SAF đã công bố sang FID có thể nâng công suất e-SAF của EU lên 0,6 Mt (0,2 Bgal) cần thiết cho quy định nhiệm vụ phụ.

Vương quốc Anh: Các thông báo về công suất của SAF ở Vương quốc Anh hiện dự kiến ​​sẽ cung cấp 0,2 Mt (0,07 Bgal) SAF (2030), thấp hơn đáng kể so với yêu cầu đề ra. Khoảng cách tương đối giữa công suất dự kiến ​​và nhu cầu bắt buộc ở Vương quốc Anh cao hơn so với mức quy định EU, điều này chủ yếu là do các mục tiêu SAF của Vương quốc Anh cao hơn, giới hạn sử dụng công nghệ HEFA và thời gian không chắc chắn về định hướng chính sách kéo dài hơn. Tuy nhiên, thông báo gần đây về các chi tiết cuối cùng của quy định Vương quốc Anh sẽ đem lại niềm tin cho các dự án của quốc đảo này. Do giới hạn công nghệ HEFA đã khiến các nhà sản xuất SAF có trụ sở tại Vương quốc Anh lại tập trung vào các nguyên liệu bền vững hơn như chất thải rắn đô thị, khí thải công nghiệp và cellulosic ethanol. Mặc dù nguồn tài trợ trực tiếp của Chính phủ Vương quốc Anh được cung cấp thông qua Quỹ nhiên liệu tiên tiến (AFF), sự kết hợp giữa rủi ro công nghệ và sự không chắc chắn về chính sách đã cản trở bất kỳ dự án SAF nào trong số này bắt đầu được xây dựng tại thời điểm này.

Hiện các chi tiết về quy định có thể cho phép một số dự án SAF này tiến triển và cơ chế chắc chắn về doanh thu tiềm năng sẽ thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hơn nữa. Tổng công suất được công bố ở Vương quốc Anh hiện là 0,6 Mt (0,2 Bgal), vì vậy ngay cả khi tất cả các dự án này thành công, vẫn còn chỗ hiện diện trên thị trường cho các dự án và hàng nhập khẩu bổ sung có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Nếu chúng ta so sánh kết quả của tất cả các thông báo công bố dự kiến ​​của SAF từ cùng một phân tích trong những năm qua, thì có xu hướng trì hoãn đang diễn ra trong lĩnh vực này. Điều này là do sự chậm trễ tích tụ không chắc chắn về chính sách trước khi cơ chế ReFuelEU và quy định của Vương quốc Anh có hiệu lực cuối cùng, cũng như áp lực lạm phát cao đã buộc các dự án đối với toàn bộ lĩnh vực năng lượng đều phải thiết kế lại.

Ngày nay, dự kiến ​​công suất SAF sẽ tăng đáng kể trong vòng hai năm tới. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu nhiều cơ sở của SAF áp dụng FID trong năm nay và có thể giới hạn việc xây dựng và vận hành trong hai năm tới.

Hoa Kỳ và Canada: Các thông báo về công suất của SAF cho đến nay ở Hoa Kỳ dự báo sẽ cung cấp 6,7 Mt (2,2 Bgal) SAF (2030), mặc dù tính chung cả Canada thì tổng số lượng là 7,0 Mt (2,3 Bgal). Tuy nhiên, các nhà sản xuất Canada ngày nay không được tiếp cận một số ưu đãi SAF của Hoa Kỳ và quy định quyền hạn ở tỉnh bang British Columbia (Canada) quá nhỏ so với thị trường bị thao túng để hỗ trợ các dự án của Canada, điều này khiến họ gặp bất lợi hơn so với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Mặc dù hướng dẫn về ưu đãi tín dụng thuế đạo luật số 40B cho đến cuối năm 2024 hiện là thời hạn cuối cùng song những hướng dẫn bổ sung thêm sẽ được đưa ra cho giai đoạn 2025-2027 đối với tín dụng thuế cho sản xuất nhiên liệu sạch (clean fuel production credit -CFPC) (theo đạo luật số 45Z). Sự không chắc chắn tiếp tục về hướng dẫn tín dụng thuế liên quan đến các phương pháp và mức khuyến khích cắt giảm GHG, kết hợp với sức ép ngày càng gia tăng đối với thị trường nguyên liệu dự báo ​​sẽ dẫn đến sự chậm trễ hơn nữa trong việc mở rộng công suất SAF trên khắp Hoa Kỳ. Tại thời điểm hiện nay chỉ có 2,1 Mt (0,7 Bgal) công suất SAF được cung cấp bởi các cơ sở đang hoạt động hoặc đang được xây dựng.

Hiện các cơ sở sản xuất, chế biến SAF được công bố ở Hoa Kỳ lớn hơn đáng kể so với các khu vực khác trên thế giới. Việc công bố thông báo công suất vượt quá 300 Mgal (0,9 Mt) không phải là hiếm, trong khi đây là những ngoại lệ ở phần còn lại của thế giới. Điều này là bởi do các chiến lược nguyên liệu được lựa chọn trong các dự án sản xuất SAF, chủ yếu dựa trên sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng hậu cần và nguyên liệu hiện có với các nguyên liệu nông nghiệp như ngô và đậu nành chiếm tỷ lệ nguyên liệu chủ yếu cho các dự án SAF của Hoa Kỳ hiện được công bố song lại không thể xuất khẩu sang thị trường châu Âu ngoài thị phần của SAF được sản xuất từ ​​nguyên liệu đáp ứng đủ điều kiện Chỉ thị về năng lượng tái tạo của EU (renewable energy directive- EU RED), trên cơ sở thúc đẩy sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo thuộc RED II là một chương trình chứng nhận cho các nguyên liệu thô nông nghiệp bền vững được chế biến để sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi cũng như sinh khối được sử dụng cho mục đích nguyên liệu sản xuất nhiên liệu thay thế. Chúng tôi kỳ vọng công suất SAF của Hoa Kỳ sẽ đi vào hoạt động ổn định vào năm 2030 song chủ yếu sẽ được sử dụng cho thị trường tự nguyện, với một số có khả năng được xuất khẩu khi tuân thủ theo quy định của SAF Nhật Bản.

Hiện các thông báo của SAF Hoa Kỳ sử dụng lộ trình công nghệ HEFA hiện đạt tổng cộng 5,1 Mt (1,7 Bgal) (2030) với nhu cầu nguyên liệu này đang ngày càng tăng lên đến tổng quy mô vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu chất thải và dầu thực vật khi kết hợp với các thông báo trên thị trường diesel dựa trên sinh khối yêu cầu cắt giảm 50% GHG, và chỉ nhiên liệu thay thế diesel mới đáp ứng đủ điều kiện, chủ yếu được lấp đầy bởi dầu diesel sinh học và dầu diesel tái tạo carbon thấp, tức là dầu thực vật được xử lý bằng hydrogen (hydrogenated vegetable oil-HVO) của Hoa Kỳ, tất cả sẽ được yêu cầu sử dụng cùng một nguyên liệu. Ngay từ năm 2023, những xu hướng này đã khiến Hoa Kỳ trở thành nước nhập khẩu ròng nguyên liệu dầu thải.

Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á: Công suất của SAF đang nhanh chóng mở rộng thị phần ở Trung Quốc, với thời gian thực hiện dường như ngắn hơn so với phần còn lại của thế giới. Một số cơ sở SAF của Trung Quốc sẽ hoạt động từ năm 2024 và nhà máy lọc dầu của hãng Neste ở CH Singapore dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn trong năm nay. Phần lớn công suất SAF được công bố này sẽ đủ đáp ứng điều kiện theo quy định ReFuelEU và một phần trong số đó đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Dựa trên các thông báo hiện tại, chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á sẽ có công suất SAF là 3,6 Mt (1,2 Bgal) (2030).

Khu vực Mỹ Latinh -LATAM: Khu vực Mỹ Latinh hiện đang nổi lên như một trung tâm sản xuất tiềm năng quan trọng cho SAF, với công suất SAF dự kiến ​​là 2,3 Mt (0,8 Bgal) (2030). Hiện khu vực Mỹ Latinh là nhà xuất khẩu lớn của hàng hóa nông nghiệp và các quốc gia như CH Brazil và CH Argentina trong lịch sử đã chứng minh khả năng thu được nhiều giá trị hơn trong chuỗi giá trị bằng cách xuất khẩu các phân tử xanh thay thế (green molecules instead), ví dụ như trong trường hợp diesel sinh học và ethanol sinh học. Một số dự án SAF của Hoa Kỳ hiện đang có ý định sử dụng ethanol của CH Brazil (đặc biệt là ethanol từ cây mía của CH Brazil có thể đạt được cường độ carbon thấp hơn ngô của Hoa Kỳ), báo hiệu chỉ dấu trong tương lai Hoa Kỳ có thể nhập khẩu nhiên liệu thành phẩm.

Phần còn lại của thế giới: Châu Phi hiện chưa thể hiện đại diện nhiều trong các thông báo công suất SAF toàn cầu, dự kiến ​​chỉ ở mức 0,1 Mt (33 Mgal) SAF (2030), tập trung ở CH Ai Cập và CH Nam Phi. Những phát triển đáng chú ý khác bao gồm Australia với công suất công bố là 0,4 Mt SAF (0,1 Bgal).

Hành lang SAF toàn cầu

Hiện SAF thường được sử dụng ở những thị trường nơi nó đem lại những giá trị cao nhất. Đây thường là một hàm số của giá thị trường, các ưu đãi sẵn có và chi phí vận chuyển và sự pha trộn nhiên liệu. Tuy nhiên, giá trị cũng có thể được đánh giá trên cơ sở chi phí tránh được (avoided cost) là chi phí sẽ không phát sinh nếu một hoạt động cụ thể không được thực hiện, đề cập đến loại chi phí biến đổi có thể được loại bỏ khỏi hoạt động kinh doanh. Hệ thống xử phạt do không tuân thủ được sử dụng ở EU hoặc giá cả mua lại được đề xuất ở Vương quốc Anh đều là những công cụ nhằm đảm bảo các mục tiêu pha trộn SAF được đáp ứng, điều này sẽ khiến SAF đáp ứng đủ điều kiện từ khắp nơi trên thế giới chảy vào các thị trường tuân thủ này nếu chúng bị đe dọa bởi thiếu hụt nguồn cung.

Khi tổng hợp nhu cầu SAF từ các chính sách được thực thi và công bố đối lại với các thông báo về công suất của SAF, sự thặng dư và mức thâm hụt bắt đầu xuất hiện. Dựa trên các tiêu chí bền vững và chi phí cung cấp, chúng ta có thể ước tính những khoản thặng dư và thâm hụt này có khả năng được cân bằng cụ thể như thế nào.

Dựa trên các chính sách SAF được triển khai và công bố hiện tại, các lực “kéo” chiếm ưu thế vào năm 2030 dự kiến ​​sẽ là:

Hoa Kỳ: Với sự sẵn có của số định danh tái tạo (renewable identification number-RIN) là số sê-ri được gắn cho lô nhiên liệu sinh học nhằm mục đích theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng và kinh doanh theo yêu cầu của Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS) của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA) được thực hiện theo đạo luật Chính sách năng lượng (2005) và đạo luật An ninh và độc lập năng lượng (2007), ưu đãi thuế liên bang và một số tiêu chuẩn nhiên liệu carbon thấp của tiểu bang hiện cũng đang được áp dụng và thảo luận, việc pha trộn SAF đủ điều kiện ở Hoa Kỳ là tương đối khá hấp dẫn.

Việc chuyển đổi từ những khoản tín dụng thuế liên bang cho các nhà sản xuất, pha trộn SAF sang tín dụng sản xuất vào năm 2025 có thể sẽ hỗ trợ sản xuất trong nước song có lẽ vẫn được bổ sung thêm bởi SAF nhập khẩu từ khu vực LATAM: Hiện có sự phù hợp về nguyên liệu đầu vào và các mối quan hệ thương mại hàng hóa nông sản đã được thiết lập từ trước.

Liên minh châu Âu EU: Đây là thị trường SAF được quy định lớn nhất và có cơ chế không tuân thủ (non-compliance mechanism) mạnh mẽ nhất, SAF có thể đến từ: (i) Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á: Hàng nhập khẩu đã vào thị trường EU. Xu hướng chuyển từ nhập khẩu nguyên liệu sang nhập khẩu năng lượng tái tạo hydrocarbon dự kiến ​​vẫn sẽ tiếp tục. (ii) Hoa Kỳ: SAF sản xuất từ chất thải, đáp ứng đủ điều kiện của EU có thể được nhập khẩu vào thị trường EU. Ưu đãi thuế sản xuất có thể khiến nhiên liệu của Hoa Kỳ trở nên cạnh tranh hơn nếu EU không đi kèm với các biện pháp đối phó. (iii) Khu vực LATAM: SAF hoặc SAF dựa trên chất thải, đáp ứng đủ điều kiện của EU được sản xuất từ ​​​​cây trồng trung gian là cây trồng xen kẽ giữa hai cây trồng chính và che phủ đất giữa các thời kỳ trồng xen để đảm bảo đất không bị trơ trụi, thì đều có thể được nhập khẩu.

Nhật Bản: Hiện các mục tiêu SAF cao đã được công bố và các tiêu chí bền vững dự kiến ​​sẽ được nới lỏng hướng tới việc sử dụng nguyên liệu nông nghiệp. SAF có thể đến từ: (i) Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á: Phế thải và chất thải của cây cọ dầu như hạt, vỏ, thân…có thể được giao hàng cho công ty Nhật Bản bởi mối quan ngại thấp hơn so với các công ty của EU. (ii) Australia: Australia hiện đang nhận được sự gia tăng đầu tư từ các công ty Nhật Bản nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và nguồn cung cấp SAF. (iii) Hoa Kỳ: SAF có nguồn gốc từ nông nghiệp (chế biến từ đậu nành) có thể được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Link nguồn:

https://www.efuel-alliance.eu/fileadmin/Downloads/SAF-Market-Outlook-2024-Summary.pdf

Tuấn Hùng

Efuel-alliance

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cong-nghiep-che-bien-thuc-pham-phan-bo-rong-khap-cac-nuoc-dong-nam-a-la-do-nguyen-nhan-chu-yeu-nao-a48491.html