Nếu tính theo lịch âm, một tháng có 29,53 ngày, nên một năm Âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày, ít hơn dương lịch 11 ngày. Vậy 3 năm sẽ ít hơn 33 ngày, thời gian này sẽ tích lũy thành một tháng.
Vì sao năm 2023 có hai tháng 2 âm lịch?
Sau 3 năm tính theo Âm lịch sẽ có một tháng dư. Tháng dư được thêm vào năm nhuận được gọi là tháng nhuận, để năm Âm lịch và Dương lịch không sai nhau nhiều.
Không giống như cách tính năm nhuận theo Dương lịch (lịch Gregory), năm nhuận tính theo Âm lịch có cách tính tương đối phức tạp, nhất là phần tính tháng nhuận.
Đối với cách tính của lịch âm, theo tính toán của người xưa, cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận. Như vậy sẽ dư ra 7 tháng nhuận, được đặt vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Vì vậy, muốn tính năm nhuận chúng ta chỉ cần lấy năm Dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo Âm lịch. Ví dụ, 2023 chia 19 sẽ ra số dư là 9, như vậy năm Âm lịch tương ứng của nó - Quý Mão là năm nhuận.
Về cách tính tháng nhuận Âm lịch - tức là tháng được lặp lại để năm nhuận có 13 tháng. Theo các chuyên gia, tháng nào không có trung khí thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận. Nếu trong năm có nhiều tháng Âm lịch không chứa trung khí thì chúng ta lấy tháng đầu tiên không có trung khí sau Đông chí làm tháng nhuận. Tháng Giêng và tháng Chạp là ngoại lệ, không bao giờ nhuận.
Do năm nay tháng 2 Âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận.
Tháng nhuận của năm 2023 rơi vào tháng 2. Như vậy năm 2023 sẽ có hai tháng 2.
Trung khí là gì?
Tiết khí và Trung khí ngày nay thường được gọi ngắn gọn là tiết khí hay đơn giản là tiết. Đây là các giai đoạn khác nhau trong năm, mỗi giai đoạn dài 15-16 ngày, đặc trưng bởi những đặc điểm thời tiết khác nhau trong năm. Trong đó, 4 trung khí quan trọng nhất mà ai cũng nên biết là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.
Trong năm nhuận Âm lịch, tháng nhuận là tháng không có ngày trung khí - là lúc mặt trời bắt đầu đi đến cung hoàng đạo, còn mặt trời tối giữa cung hoàng đạo gọi là Tiết khí.
Một năm có 12 Trung khí (Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy) và 12 Tiết khí (Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn Lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập).
Nếu nhiều tháng trong năm nhuận không có ngày trung khí thì tháng đầu tiên sau Đông chí sẽ là tháng nhuận. Tuy nhiên, tháng Giêng đầu năm và tháng Chạp cuối năm không bao giờ được lấy làm tháng nhuận Âm lịch, đây là lý do tại sao tháng 2 âm lịch được chọn.
Hoàng đạo là khái niệm được sử dụng trong thiên văn học và chiêm tinh học để chỉ đường đi mà mặt trời di chuyển trên quỹ đạo xung quanh trái đất. Vì thực tế trái đất xoay quanh mặt trời, nên nói dễ hiểu nó là một đường ảo được chia thành 12 phần bằng nhau.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/nam-2023-co-may-thang-2-a48015.html