Sales là gì? Vai trò, Công việc, Kỹ năng cần thiết

Ngày nay Sales là một nghề rất phổ biến nhưng cũng là nghề ẩn chứa nhiều khó khăn và áp lực. Để theo nghề Sales đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ năng quan trọng mới có thể thuyết phục được khách hàng và ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống.

Trong bài viết hôm nay, Ms Uptalent sẽ cung cấp cho bạn đọc tất tần tật về vị trí này để bạn hiểu rõ Sales là gì và giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh công việc này nhé! MỤC LỤC: 1. Sales là gì? 2. Mô tả công việc của vị trí Sales 3- Vị trí làm việc của Sales 4. Kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh 5- Tính cách phù hợp với ngành Sales 6. Vai trò của Sales trong doanh nghiệp 7- Học gì để ra làm Sales? 8. Lộ trình thăng tiến của Nhân viên kinh doanh Việc làm kinh doanh Xem thêm >>> Việc làm Kinh doanh

1- Sales là gì?

Hiểu đơn giản thì Sales là vị trí chịu trách nhiệm bán hàng trong doanh nghiệp. Công việc của Sales là trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, giải đáp các thắc mắc của họ và thuyết phục họ mua hàng.

Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì vị trí Sales cũng đều quan trọng. Bởi họ là người đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn và thuyết phục họ mua chúng. Ngày nay để bán được sản phẩm doanh nghiệp cần biết cách tư vấn và cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng hiệu quả. Mà điều này không ai có thể làm tốt hơn nhân viên Sales. Sales là gì? >>>> Xem thêm: Telesales là gì? Công việc, Kỹ năng và Mức lương

Sales có thể dùng nhiều cách khác nhau để tiếp cận khách hàng. Có thể gặp trực tiếp hoặc cũng có thể qua điện thoại. Cho dù là bằng phương thức nào thì mục đích sau cùng luôn là làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bởi vậy nhân viên Sales cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định về chuyên môn và kỹ năng để thành công thu hút và thúc đẩy khách hàng mua hàng.

2- Mô tả công việc của vị trí Sales

Khi nói đến Sales nhiều người sẽ nghĩ họ chỉ làm công việc bán hàng nhưng thực tế không phải như vậy. Bên cạnh bán hàng, Sales còn phải thực hiện những công việc như một nhân viên văn phòng. Bởi vậy công việc của họ sẽ phức tạp và áp lực hơn nhân viên văn phòng rất nhiều.

Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà Sales sẽ có những công việc đặc thù riêng. Nhưng nhìn chung Sales sẽ phụ trách những công việc cơ bản sau:

- Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về các sản phẩm của doanh nghiệp như màu sắc, kích thước, tính năng, cách sử dụng,…, để có thể tư vấn cho khách hàng tốt nhất.

- Theo dõi và quản lý các cửa hàng được giao, chú ý quan sát để kịp thời hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó nhân viên Sales còn phải kiểm tra tốc độ tiêu thụ sản phẩm và lập báo cáo tình hình tiêu thụ cho cấp trên.

- Chủ động gặp mặt, gửi email hoặc gọi điện cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm cũng như tìm hiểu khách hàng và nghiên cứu nhu cầu của họ.

- Báo giá, đàm phán và thương thảo hợp đồng với khách hàng.

- Thường xuyên nghiên cứu, phân tích thị trường để tìm ra nhu cầu mua hàng của các nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó có chiến lược phù hợp để gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

- Tiến hành kiểm kê hàng hóa để kịp thời bổ sung các mặt hàng bị thiếu cũng như kiểm kê các dụng cụ hỗ trợ công tác bán hàng.

- Theo dõi sát sao thị trường để tìm thấy khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Từ đó xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm.

- Đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và nhanh chóng giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của họ thỏa đáng khiến họ luôn hài lòng. Công việc của vị trí Sales là gì?

Khi đã hiểu được công việc của Sales là gì bạn sẽ thấy rằng Sales chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Bởi vậy thái độ và hành vi của họ đối với khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của khách và cách khách hàng đánh giá về doanh nghiệp.

3- Vị trí tuyển dụng trong ngành Sales

Bạn là người yêu thích ngành Sales nhưng khách quan đánh giá tố chất bản thân chưa hội đủ năng lực để trở thành một nhân viên Sales trực tiếp, đừng vội nản lòng, vì tại bộ phận Sales của các doanh nghiệp ngày nay có rất nhiều vị trí công việc khác nhau, tạo cơ hội cho mỗi nhân sự học hỏi và phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn của bản thân. Dưới đây là danh sách vị trí Sales mà Ms. Uptalent muốn chia sẻ:

3.1. Sales Admin

Sales Admin - tạm dịch Thư ký kinh doanh - là vị trí trợ thủ cho các hoạt động kinh doanh của phòng ban. Nhiệm vụ chính của Sales Admin là hỗ trợ nhân viên kinh doanh của tổ chức hoàn thành các khâu liên quan đến thủ tục, hồ sơ và quản lý thông tin khách hàng.

Vị trí này không phải đi tìm kiếm khách hàng, không phải chạy doanh số như nhân viên Sales trực tiếp. Hầu hết tại các doanh nghiệp, Sales Admin sẽ làm việc hoàn toàn tại văn phòng, đóng vai trò hậu phương để nhân viên Sales toàn tâm toàn ý tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chủ yếu mà một nhân viên Sales Admin sẽ đảm nhận gồm có:

3.2. Sales Executive

Sales Executive - tạm dịch Chuyên viên kinh doanh - là những nhân sự có thâm niên, giàu kinh nghiệm, thuộc nhóm nhân sự cấp cao trong phòng ban Sales. Người phụ trách vị trí này đã thuộc hàng lãnh đạo tầm trung, đảm nhận vai trò điều hành và quản lý nhiều nhân viên Sales. Có thể nói, họ như những quân sư, team leader của phòng Sales, thậm chí là ứng cử viên sáng giá cho chức trưởng/ phó phòng Sales trong tương lai.

Ở cấp độ này, những nhiệm vụ mà Sales Executive đảm nhận sẽ bao hàm cả vi mô và vĩ mô:

Sales executive >>> Head of Sales là gì? Lộ trình thăng tiến từ Head of Sales đến CEO

3.3. Sales Engineer

Sales Engineer - tạm dịch Kỹ sư bán hàng, kỹ sư hỗ trợ kinh doanh hay Kỹ sư tư vấn kỹ thuật - là người chịu trách nhiệm gắn kết hoạt động kinh doanh cùng chuyên môn ngành nghề. Hiểu một cách đơn giản, Sales Engineer là người vừa thông thạo về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh, vừa có kiến thức, năng lực Sales đối với dòng sản phẩm/ dịch vụ đó.

Vị trí này thường xuất hiện ở những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề thiên về kỹ thuật như điện tử, tự động hóa, cơ khí... Khi đó, để thuyết phục khách hàng chốt Sales, ngoài khả năng giao tiếp linh hoạt thì còn phải giải đáp chuẩn xác mọi thắc mắc về kỹ thuật mà khách hàng đặt ra.

Đây là những nhiệm vụ mà một Sales Engineer sẽ phụ trách:

3.4. Sales Assistant

Sales Assistant - tạm dịch Trợ lý kinh doanh - phụ trách việc hỗ trợ triển khai các hoạt động của phòng Sales. Họ đóng vai trò như người ở tiền tuyến, sẵn sàng hỗ trợ mọi vị trí trong phòng kinh doanh, từ trưởng phòng, các chuyên viên kinh doanh, các kỹ sư kinh doanh, nhân viên Sales, đến các cửa hàng trưởng.

Đây là vị trí trợ thủ nhằm giúp các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong phòng Sales giải quyết những vấn đề mang tính thủ tục nhưng lại đòi hỏi lượng thời gian và công sức xử lý khá nhiều. Nhờ có sự góp sức của Sales Assistant mà các hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, theo đúng tiến độ và chất lượng đặt ra.

Tùy theo đối tượng mà Sales Assistant được giao nhiệm vụ hỗ trợ (ví dụ trưởng phòng, chuyên viên, nhân viên, cửa hàng trưởng…) mà nội dung công việc sẽ khác nhau, nhưng vẫn thuộc các nhóm tính chất công việc sau:

sales là gì

3.5. Sales Consultant

Sales Consultant - tạm dịch Tư vấn bán hàng - là nhân sự phụ trách việc bán hàng cho các doanh nghiệp. Vì đối tượng khách hàng của họ là doanh nghiệp (đa ngành nghề) nên yêu cầu từ chuyên môn, nghiệp vụ Sales, sự thấu hiểu về sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp, đến việc thấu hiểu ngành nghề, mục tiêu mua sắm của khách hàng đều ở mức cao.

Nhiệm vụ của Sales Consultant được giao phó sẽ bao gồm:

3.6. Sales Marketing

Sales Marketing - tạm dịch Tiếp thị bán hàng - đảm nhận công việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ của phòng Sales diễn ra thuận lợi hơn. Nhân viên Sales Marketing sẽ phải đảm nhận hai phần việc

Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

3.7. Sales Manager

Sales Manager - tạm dịch Trưởng phòng kinh doanh - là đầu tàu của phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm chính trước ban lãnh đạo về doanh số, nhân sự, ngân sách chi tiêu, thị phần phát triển, kế hoạch hoạt động… của phòng kinh doanh.

Nhiệm vụ của Sales Manager thuộc tầm vĩ mô nhiều hơn vi mô:

kỹ năng sales >>>> Sales và Telesales khác gì nhau?

4- Kỹ năng cần thiết của Sales là gì?

Sales là nghề phổ biến và có thể mang lại cho bạn mức thu nhập tốt, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của bạn. Để có đủ hành trang theo nghề này bạn không chỉ cần hiểu Sales là gì, mà còn phải nắm vững các kỹ năng cần thiết của nghề Sales.

Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng mà Sales cần phải có:

4.1- Giao tiếp, đàm phán tốt

Đối với nghề Sales đây là kỹ năng rất quan trọng. Nhờ có kỹ năng này bạn có thể dễ dàng tiếp cận, xây dựng mối quan hệ và thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời kỹ năng này cũng giúp bạn tư vấn cho khách hàng hiệu quả nhất.

4.2- Tư duy linh hoạt, nhạy bén

Khi làm việc với khách hàng bạn cần nắm bắt tốt nhu cầu của họ để có thể tư vấn và đề xuất giải pháp phù hợp. Với khả năng tư duy linh hoạt và nhạy bén bạn có thể khéo léo đưa ra giải pháp giúp khách hàng chọn được sản phẩm họ cần.

4.3- Nắm vững thông tin sản phẩm

Đối với Sales thì nắm vững thông tin về sản phẩm là điều bắt buộc. Chỉ khi hiểu rõ sản phẩm bạn mới có tự tin khi tư vấn và đưa ra giải pháp cho khách hàng. Nhờ vậy mà khả năng khách chốt sale sẽ cao hơn và doanh nghiệp sẽ đạt được mức doanh số cao hơn.

4.4- Kiên trì, có bản lĩnh

Làm nghề Sales bạn cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với lời từ chối của khách hàng, đôi lúc là thái độ thiếu thiện cảm của họ. Bên cạnh đó bạn còn phải đối mặt với áp lực doanh số. Vì vậy để theo nghề Sales lâu dài bạn cần kiên trì, không mau nản, bỏ cuộc và cần có bản lĩnh lớn để vượt qua được các trở ngại và áp lực trong công việc.

4.5- Thái độ cởi mở, bề ngoài chỉn chu

Một nhân viên Sales với gương mặt cau có, quần áo xộc xệch sẽ khó tiếp cận được khách hàng chứ đừng nói tới thuyết phục họ mua hàng. Bởi vậy để làm nghề Sales bạn cần chú ý đến đầu tóc, trang phục. Hãy tạo cho mình một vẻ ngoài sáng sủa, gọn gàng, thái độ cởi mở, vui tươi. Khi đó bạn sẽ dễ dàng chốt được đơn hàng và mang về doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Kỹ năng cần thiết của Sales

4.6- Bên cạnh các kỹ năng kể trên, người làm Sales cũng cần chú ý rèn luyện các kỹ năng quan trọng sau:

+ Thành thạo tin học văn phòng.

+ Giao tiếp bằng tiếng Anh tốt.

+ Hiểu về website, internet và quảng cáo trực tuyến.

+ Có khả năng phối hợp với người khác trong công việc.

5- Tính cách phù hợp với ngành Sales

Sales là một trong những ngành được ví von như “làm dâu trăm họ”, vì vậy, để thành công trong ngành này, ngoài kiến thức chuyên môn, thì tính cách cá nhân luôn là yếu tố có tác động mạnh mẽ. Cụ thể, nếu bạn sở hữu loạt tính cách sau đây thì sẽ rất thuận lợi gặt hái thành tích trong lĩnh vực Sales:

5.1. Hoạt ngôn, yêu thích giao tiếp

Khi tiếp cận khách hàng, bạn sẽ luôn là người chủ động kết nối, chính vì vậy, người làm ngành Sales phải là người yêu thích giao tiếp, không ngại tiếp cận cùng lúc nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Năng lực hoạt ngôn được phát huy tối đa để mở rộng các mối quan hệ

5.2. Sự điềm tĩnh, hòa nhã, thân thiện

Bị từ chối là điều dễ thấy khi nhân viên ngành Sales tác nghiệp, khách hàng từ chối cũng có nhiều cấp độ từ nhẹ nhàng đến gay gắt. Đây là tính chất công việc, do đó, đã chọn nghề Sales, chúng ta phải rèn cho mình tính cách hòa nhã, thân thiện, điềm tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp.

5.3. Sự kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó

Chốt Sales ngày càng khó hơn, nhưng “khó” không có nghĩa là không thể, quan trọng là bạn phải kiên trì, nhẫn nại, chấp nhận khó khăn vì đôi khi khách hàng cũng đang muốn thử xem chúng ta nỗ lực vì họ đến mức nào.

5.4. Luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng

Lắng nghe nhu cầu từ khách hàng là một, đặt mình vào vị trí của khách hàng là hai, kết hợp tốt hai điều này bạn sẽ thuận lợi hiểu được những gì khách hàng thật sự cần và bán cái khách hàng cần chính là phương châm của ngành Sales. làm sales Tham khảo >>> Làm thế nào để trở thành Sales manager thành công?

5.5. Chịu khó học hỏi, không ngừng hoàn thiện

Ngành Sales luôn xuất hiện những thách thức mới, nếu bạn ngủ yên trên chiến thắng thì sớm muộn gì cũng sẽ bị vượt mặt. Vì vậy, học hỏi và hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục tiêu cao hơn mới là lựa chọn đúng đắn.

5.6. Thái độ sống tích cực, lạc quan

Áp lực doanh số cao, áp lực tâm lý nặng nề là tính chất của ngành Sales, do đó, hãy chuẩn bị cho mình khả năng tự vực dậy tinh thần bằng thái độ sống tích cực, lạc quan, kiên định với mục tiêu đặt ra.

6- Vai trò của Sales trong doanh nghiệp

Mặc dù là một nghề nghiệp phổ biến, nhưng vai trò của Sales rất quan trọng.

Thứ nhất - tìm kiếm khách hàng

Thực ra vai trò này là của bộ phận marketing. Tuy nhiên nếu Sales có thể tự tìm khách hàng thì phần trăm doanh số được nhận sẽ cao hơn. Hơn nữa tự tìm khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của khách hơn nên không tốn nhiều thời gian “chăm sóc” mà tỷ lệ chốt sale cũng cao hơn.

Với công ty không có bộ phận marketing thì tìm kiếm khách hàng là công việc chính của Sales. Có nhiều kênh để bạn tìm được khách hàng như: internet, các sự kiện hội thảo, mạng xã hội, qua các mối quan hệ,…

Thứ hai - tư vấn bán hàng

Đây được xem là vai trò quan trọng nhất của Sales. Để làm tốt bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Cụ thể bạn sẽ phải tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm, lợi ích của sản phẩm và chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Chỉ khi hiểu rõ sản phẩm mình đang bán bạn mới có thể tư vấn phương án phù hợp cho khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng.

Thứ ba - giải đáp thắc mắc của khách hàng

Khách hàng luôn có nhiều câu hỏi và những vấn đề khó khăn. Bởi vậy Sales sẽ là người đồng hành và giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình bán hàng.

Khi giải quyết các thắc mắc của khách hàng bạn cần tiếp nhận với thái độ tích cực và nhanh chóng hồi đáp. Nếu muốn khách hàng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp bạn cần tạo được niềm tin với họ. Kể cả sau khi chốt đơn hàng thành công, bạn vẫn nên duy trì mối liên hệ với khách hàng và thường xuyên cập nhật tình hình sau khi mua hàng của họ. Hãy hỗ trợ khách hàng hết khả năng để họ có trải nghiệm tốt nhất khi chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vai trò của Sales trong doanh nghiệp

7- Học gì để ra làm Sales?

Nhìn vào tin tuyển dụng nhân viên Sales mà các doanh nghiệp đưa ra, chúng ta có thể thấy, cơ hội công việc trong lĩnh vực Sales không bó hẹp về ngành nghề chuyên môn nhiều như những vị trí công việc khác. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng ứng tuyển thành công, các bạn ứng viên học các chuyên ngành sau sẽ có nhiều lợi thế:

7.1. Khối ngành kinh tế

Sales là ngành tìm kiếm lợi nhuận, doanh thu cao, với đặc điểm này thì những ngành kinh tế chính là “chân ái” cho một CV ứng tuyển Sales chất lượng. Bạn có thể theo học các chuyên ngành như:

Những ngành học này sẽ cung cấp kiến thức liên quan đến thống kê, phân tích, quản lý số liệu, nghiệp vụ kinh doanh, thúc đẩy doanh số…

7.2. Khối ngành chuyên môn kỹ thuật

Những ngành thiên về kỹ thuật đặc thù như công nghệ thông tin, kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí chế tạo máy… các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên chọn những ứng viên được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, kế đến mới là khả năng hoạt ngôn cao để đảm nhận vị trí Sales. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bớt được nhiều thời gian và chi phí để đào tạo về chuyên môn kỹ thuật.

7.3. Khối ngành ngoại giao

Để thuyết phục khách hàng chốt Sales thì khả năng ngoại giao giỏi chính là chìa khóa quan trọng. Do đó, nếu bạn không học khối ngành kinh tế, không rành kỹ thuật chuyên sâu thì bạn vẫn thuận lợi ứng tuyển thành công nhờ vào khả năng mở rộng mối quan hệ, chinh phục lòng người giỏi thông qua các ngành học như tâm lý học, truyền thông báo chí, quan hệ đối ngoại…

8- Lộ trình thăng tiến của Sales

Khi đã hiểu được Sales là gì và quyết định theo đuổi nghề nghiệp này thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu lộ trình thăng tiến của Sales để có định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho mình.

Thông thường lộ trình thăng tiến của Sales sẽ như sau: Sales Trainee => Sales Executive => Sales Supervisor => Sales Manager => Sales Director.

Trong đó:

+ Sales Trainee: đây là vị trí cơ bản nhất trong nghề Sales. Trách nhiệm chính của vị trí này là phát triển mạng lưới khách hàng hiện có và tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng.

+ Sales Executive: giữ vai trò thúc đẩy các sản phẩm của doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn và tìm cách mang về lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

+ Sales Supervisor: vị trí này giữ vai trò trung gian kết nối giữa đội ngũ Sales và quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phổ biến đầy đủ cho đội ngũ bán hàng.

+ Sales Manager: chịu trách nhiệm hoạch định, lập kế hoạch cho bộ phận Sales và giám sát quá trình thực hiện các kế hoạch đó.

+ Sales Director: là vị trí chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành các chiến lược sales sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Những nỗ lực của Sales Director sẽ quyết định thành quả của toàn bộ doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin hữu ích về vị trí Sales trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết của Uptalent, bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn diện về Sales là gì cũng như công việc của Sales và các kỹ năng quan trọng đối với Sales. Chúc bạn có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và thành công trong sự nghiệp. Quy trình headhunter

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/sales-a48011.html