Vạn niên thanh chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Bên cạnh tác dụng làm đẹp cho cảnh quan, lọc không khí, các hoạt chất trong loại cây này còn mang đến những công dụng rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cây vạn niên thanh.
Cây vạn niên thanh là cây gì?
Cây vạn niên thanh là loại cây thuộc họ ráy, rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kiểu dáng đẹp nên thường được chọn làm cây cảnh để trang trí văn phòng làm việc hay nhà cửa. Vạn niên thanh có rễ chùm mập, mọng nước, lá cây xanh, có màu trắng ở giữa phiến lá, lan dần từ gân lá. Cây dùng trong văn phòng thường có chiều cao từ 40 - 100 cm, còn cây để bàn làm việc thường ưu tiên những cây có chiều cao thấp hơn, khoảng 15 - 35 cm. Vạn niên thanh sinh trưởng mạnh ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Cây rất ưa bóng râm và thời tiết mát mẻ nên bạn hoàn toàn có thể trồng vạn niên thanh ở trong nhà.
Người Việt trồng cây vạn niên thanh với mong muốn mang lại điều may mắn, cát tường. Theo quan niệm Á đông, khi cây ra hoa được cho là điềm lành, báo hiệu điều may mắn sắp đến. Hoa vạn niên thanh có màu xanh, bông mọc đơn.
Vậy cây vạn niên thanh có mấy loại? Theo thống kê, có tới hơn 50 loại khác nhau sống rải rác trên khắp các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam xuất hiện chủ yếu 5 loại là vạn niên thanh dây leo, vạn niên thanh đỏ, vạn niên thanh thủy sinh, vạn niên thanh xanh và vạn niên thanh vàng.
Cây vạn niên thanh có tác dụng gì?
Vậy cây vạn niên thanh có tác dụng gì với sức khỏe? Theo nhiều nghiên cứu, loại cây này có thể mang đến nhiều lợi ích, điển hình là khả năng lọc sạch không khí. Các hoạt chất trong vạn niên thanh được chứng minh là có thể khử bớt các bức xạ từ ở thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,... Ngoài ra, nó còn có thể khử mùi và lọc các khí độc trong môi trường, mang đến không gian thoáng mát và trong lành hơn.
Bên cạnh đó, nếu được sử dụng đúng cách, vạn niên thanh còn có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả một số căn bệnh như:
Trị bệnh bạch hầu: Nếu gặp căn bệnh bạch hầu này, bạn có thể dùng 40g rễ vạn niên thanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi để ráo nước. Sau đó, bạn cho rễ vào bình thủy tinh và ngâm cùng 100ml giấm trắng trong vòng 2 - 3 ngày. Tiếp theo, bạn lọc bã rồi thêm 100ml nước đun sôi để nguội để uống. Tùy từng độ tuổi mà lượng dùng khác nhau, với người lớn có thể dùng 10 - 16ml/lần, trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trị suy tim: Để kiểm soát suy tim, bạn có thể dùng cây vạn niên thanh sắc lên để uống 3 lần/ngày. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ nên được áp dụng cho người lớn.
Trị tim đập thất thường: Bạn dùng 20g vạn niên thanh sắc với nước, uống mỗi ngày từ 2 - 3 lần, kiên trì thực hiện liên tục trong 5 - 7 ngày để thấy rõ tính hiệu quả.
Trị viêm tuyến mang tai: Nếu bị chẩn đoán viêm tuyến mang tai, bạn có thể lấy 20 - 30g rễ cây vạn niên thanh tươi, rửa sạch, để ráo rồi giã nhỏ. Sau đó, bạn đắp thuốc vào vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày để đạt hiệu quả.
Trị bong gân: Nếu bạn bị ngã, bong gân, gân cốt không linh hoạt, bạn có thể dùng rễ của vạn niên thanh nấu nước uống hằng ngày để giảm cơn đau nhức khó chịu. Đây là cách trị bong gân hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tốt.
Thanh nhiệt, lợi tiểu: Trong Đông y, người ta vẫn thường dùng nước đun rễ và thân cây vạn niên thanh nhằm thanh nhiệt, lợi tiểu và chữa hiện tượng nóng trong người.Trị rắn cắn: Nếu không may bị rắn cắn, bạn cần bình tĩnh và có thể dùng rễ của vạn niên thanh tán thành bột mịn rồi bôi vào vết cắn. Biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn này có thể giúp làm giảm độc tố hiệu quả.
Trị liệt dương: Với căn bệnh liệt dương này, bạn có thể dùng thân cây vạn niên thanh cắt nhỏ rồi cho vào ấm nước đun sôi, để nguội. Uống nước này trong khoảng 1 tuần để giúp bồi bổ cơ thể, khắc phục tình trạng liệt dương.
Trị bệnh trĩ: Nếu bị trĩ sưng đau, khó chịu, bạn chuẩn bị vạn niên thanh và một ít xương đùi chó, lưu ý bỏ 2 đầu nhé! Sau đó, bạn bỏ vào nồi sắc lấy nước để xông và rửa búi trĩ, kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần.
Lưu ý quan trọng khi dùng cây vạn niên thanh chữa bệnh
Những thông tin trên có thể thấy cây vạn niên thanh là một dược liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh thông thường. Tuy nhiên, khi sử dụng vạn niên thanh bạn cần đặc biệt lưu ý những điểm quan trọng sau đây:
Trong vạn niên thanh chứa một số chất độc có thể gây ngứa da hoặc cộm mắt nếu không may dính phải. Ngoài ra, nếu ăn phải vạn niên thanh rất có thể sẽ gặp các triệu chứng ngộ độc như đỏ lưỡi, tê môi, ngứa họng, nói khó,... Thậm chí nếu sử dụng lượng lớn lá vạn niên thanh còn có nguy cơ gây nôn mửa, sùi bọt mép. Do đó, khi có ý định sử dụng vạn niên thanh trong chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng theo nguyên tắc, liều lượng mà bác sĩ chỉ định, hướng dẫn.
Nhựa của vạn niên thanh được xem là rất độc. Nếu không may dính phải nhựa cây, bạn tuyệt đối không nên gãi mà hãy hơ nóng vùng da bị dính nhựa để ức chế độc tố. Nếu không may dính nhựa vào vùng mắt, miệng, bạn cần rửa bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Khi tự ý dùng vạn niên thanh với liều lượng và cách thức không phù hợp, rất có thể bạn sẽ gặp tình trạng trúng độc với biểu hiện hệ thần kinh bị kích thích, thậm chí ức chế tim. Để khắc phục tình trạng này, thông thường người bệnh sẽ được rửa dạ dày và thực hiện các giải pháp cấp cứu loại trừ độc tố ra khỏi cơ thể.
Như vậy, có thể thấy cây vạn niên thanh mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày cũng như là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng là độc dược nên bạn cần lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng so với chỉ định của bác sĩ Đông y để tránh gặp phải những phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.