Thận là gì? Cấu tạo, vai trò chức năng đối với cơ thể con người

Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận ngày càng xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người bệnh. Vậy thận nằm ở đâu? Đóng vai trò gì trong cơ thể? Cấu tạo như thế nào? Làm sao để giữ cho thận luôn khỏe mạnh? Bài viết dưới đây của BS.CKII Võ Thị Kim Thanh, Phó khoa Thận học, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp các vấn đề trên.

cấu tạo của thận

Thận là gì?

Thận là 2 cơ quan hình hạt đậu thuộc hệ thống tiết niệu, có công dụng lọc máu. Thận lọc khoảng 200 lít chất lỏng mỗi ngày, loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể dưới dạng nước tiểu. Thông thường, 1 người đi tiểu khoảng 2 lít/ngày và tái sử dụng 198 lít chất lỏng còn lại.

Thận còn giúp cân bằng chất lỏng và chất điện giải của cơ thể. Chất điện giải là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, bao gồm natri và kali. (1)

Kích thước và vị trí của thận nằm ở đâu

1. Vị trí

Thận nằm ở sau vùng bụng trên, dưới lớp phúc mạc bụng và trong khoang sau màng bụng (khu vực nằm ở sau dạ dày). Mỗi người có thận trái và thận phải khác nhau, phân phối đều ở 2 bên cột sống, cụ thể:

2. Kích thước

Thận của người trưởng thành có khối lượng khoảng 150-170gr, dài khoảng 10-12,5cm, rộng khoảng 5-6cm và dày khoảng 3-4cm. Trên phim chụp X-quang, thận cao bằng 3 thân đốt sống. (2)

Cấu tạo của thận

Thận được cấu tạo từ nhiều lớp phức tạp. Đi từ ngoài vào, thận bao gồm các bộ phận sau:

1. Vỏ thận (renal cortex)

Vỏ thận dày khoảng 4mm, bọc bên ngoài quả thận, chứa hàng triệu đơn vị nephron (đơn vị thận).

2. Đơn vị thận (nephron)

Đơn vị thận là đơn vị lọc máu nhỏ nhất của thận. Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị lọc máu. Mỗi đơn vị được cấu tạo từ 2 thành phần chính:

3. Tiểu cầu thận (renal corpuscle)

Tiểu cầu thận hay tiểu thể thận, cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm:

4. Ống thận

Ống thận là một cấu trúc hình ống phức tạp, dẹp, dài, bắt đầu từ các đơn vị lọc máu trên vỏ thận, xuyên qua lớp ngoài tủy thận (outer medulla) và kéo dài đến lớp trong cùng của tủy thận (inner medulla). Ống thận là nơi diễn ra quá trình tái hấp thụ và bài tiết các chất từ nước tiểu đã được lọc.

5. Cột thận (renal column)

Cột thận là phần mở rộng của vỏ thận, len vào giữa các tháp thận. Cơ quan này giúp vỏ thận và tháp thận được neo cố định hơn.

6. Tủy thận (renal medulla)

Tủy thận nằm trong cùng của quả thận, giúp điều chỉnh nồng độ nước tiểu bằng cách lọc muối, nước và axit. Cơ quan này được cấu tạo từ 4 bộ phận chính như:

7. Tháp thận (renal pyramid)

Tháp thận là khối hình nón chứa các ống thận. Tháp thận có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Thông thường, mỗi người có khoảng 7 tháp thận trên mỗi quả thận.

8. Nhú thận (renal papillae)

Nhú thận là các cực chóp của tháp thận, nơi nước tiểu được chuyển tiếp vào hệ thống đài thận (renal calyces).

9. Đài thận nhỏ và lớn (minor and major calyx)

Đài thận nhỏ nhận nước tiểu từ các nhú thận, chuyển chúng vào đài thận lớn, sau đó đưa nước tiểu vào bể thận (renal pelvis) và cuối cùng xuống niệu quản (ureter).

10. Ống thận trong tủy (medullary tubules)

Ống thận trong tủy là phần nối dài của các ống thận ở đơn vị lọc máu (nephron), nơi tiếp tục quá trình tái hấp thụ và bài tiết chất thải.

11. Mạch máu

Mỗi quả thận có 1 động mạch chính đưa máu tới và 1 tĩnh mạch chính dẫn máu đi. Mỗi mạch máu chính sẽ tách thành nhiều mạch máu nhỏ hơn để cung cấp máu cho các nephron.

12. Niệu quản

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

hình minh họa cấu tạo thận người
Cấu tạo của thận

Vai trò và chức năng của thận đối với cơ thể

1. Lọc máu

Mỗi ngày, thận có thể lọc từ 150 - 200 lít máu thông qua các đơn vị nephron. Mỗi nephron chứa 1 mạng lưới mao mạch (quản cầu), nơi lọc các chất thải (urea, creatine, nước dư thừa và muối) trong máu.

Sau đó, máu tiếp tục đi qua 1 hệ thống ống thận để hấp thụ lại một số dưỡng chất còn sót lại vào cơ thể. Những chất không cần thiết tiếp tục theo hệ thống ống thận và thành nước tiểu để đào thải ra ngoài.

2. Cân bằng điện giải

Trong quá trình lọc máu, thận cũng cân bằng các chất điện giải như: natri, kali và phốt pho. Khi chất lọc đi qua ống thận, các chất điện giải được tái hấp thụ hoặc tiếp tục theo nước tiểu ra ngoài dựa trên nhu cầu của cơ thể.

Nếu cơ thể có nhiều natri, thận sẽ tiết thêm natri vào nước tiểu. Ngược lại, nếu cơ thể cần thêm kali, thận sẽ hấp thu lại kali từ chất lọc vào máu. Với cơ chế này, thận giúp cân bằng chất điện giải cho cơ thể.

3. Duy trì độ pH máu

Thận duy trì độ pH của máu bằng cách điều chỉnh lượng acid và bicarbonate. Khi máu đi qua thận, acid được tiết vào nước tiểu, trong khi bicarbonate được hấp thụ lại vào máu.

4. Sản xuất hormone quan trọng

Thận giúp cơ thể sản xuất ra nhiều hormone quan trọng như:

5. Điều hòa huyết áp

Thận giúp điều hòa huyết áp bằng cách điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể. Khi huyết áp giảm, thận giảm lượng nước và muối tiết ra, giúp tăng lượng máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp. Ngược lại, khi huyết áp tăng, thận tiết ra nhiều nước và muối hơn, giúp giảm lượng máu trong cơ thể, làm giảm huyết áp.

6. Bài tiết các hợp chất có hoạt tính

Khi đi qua thận, dược phẩm hoặc độc tố từ thực phẩm được lọc khỏi máu tại cầu thận. Sau đó, các chất này tiếp tục di chuyển xuống ống thận, không được tái hấp thụ vào máu mà theo nước tiểu đến bàng quang và được đào thải khỏi cơ thể. Nhờ đó, thận loại bỏ các chất gây hại hoặc không cần thiết khỏi cơ thể.

suy thận có thể cấp tính hoặc mạn tính
Suy thận có thể cấp tính (khởi phát đột ngột) hoặc mạn tính (tồn tại trong thời gian dài).

Các nguyên nhân thường gặp gây rối loạn, suy giảm chức năng thận

​​​Thận thực hiện một số chức năng quan trọng trong cơ thể và có nhiều rối loạn khác nhau ảnh hưởng đến thận. Các tình trạng phổ biến gây rối loạn và suy giảm chức năng thận như:

1. Suy thận

Suy thận có thể cấp tính (khởi phát đột ngột) hoặc mạn tính (tồn tại trong thời gian dài). Bệnh thận mạn giai đoạn cuối thường mất hoàn toàn chức năng thận, phải chạy thận nhân tạo.

2. Sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng các tinh thể hình thành trong thận. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp điều trị.

3. Viêm ống thận

Viêm ống thận là tổn thương ống thận và mô kẽ, làm giảm chức năng thận. Tình trạng cấp tính thường do phản ứng dị ứng thuốc hoặc nhiễm trùng. Còn viêm ống thận mạn tính do các nguyên nhân như: rối loạn di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa; tiếp xúc trong thời gian dài với các độc tố môi trường, thuốc và thảo mộc.

Việc chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, xét nghiệm nước tiểu và thường được xác định bằng sinh thiết thận. Điều trị và tiên lượng bệnh thay đổi theo nguyên nhân và khả năng hồi phục tại thời điểm chẩn đoán.

4. Thận nhiễm mỡ

Thận nhiễm mỡ là bệnh tự miễn, liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Cơ thể người bệnh tự tạo ra kháng thể chống lại và hủy hoại các tế bào khỏe mạnh. Từ đó làm cho cơ thể bị mất đạm qua đường nước tiểu. Bệnh có xu hướng gia tăng do chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi.

5. Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là tình trạng cơ thể mất protein qua nước tiểu >3g protein/ngày. Nguyên nhân chủ yếu do tổn thương cầu thận kèm phù và giảm albumin máu. Hội chứng này phổ biến hơn ở trẻ em, bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

6. Bướu thận

Bướu thận là 1 khối hoặc 1 nhóm tế bào phát triển bất thường trên thận. Bướu có kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn, có thể là bướu ác tính hoặc lành tính.

7. Thận ứ nước

Thận ứ nước xảy ra khi có tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu tại thận, làm cho thận bị giãn và tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận.

8. Viêm cầu thận

Bệnh cầu thận gây viêm hoặc tổn thương cầu thận, có thể gây suy thận.

9. Thận đa nang

Bệnh thận đa nang (PKD) là tình trạng di truyền. Bệnh có thể gây huyết áp cao và suy thận. Người bệnh PKD cần khám thận định kỳ.

Những thói quen giúp quả thận luôn khỏe mạnh

1. Uống nhiều nước

Nước giúp thận loại bỏ độc tố cũng như chất thải và bài tiết qua đường tiểu. Nước cũng giữ cho các mạch máu luôn khỏe mạnh, giúp máu mang các chất dinh dưỡng cần thiết đến thận dễ hơn.

Uống lượng nước thích hợp giúp loại bỏ độc tố và chất thải. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn ngừa được sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Sỏi thận khó hình thành khi cung cấp đủ nước cho thận, nguy cơ nhiễm trùng tiểu khi uống nhiều nước cũng giảm đi.

Bên cạnh đó, màu sắc của nước tiểu cho biết bạn có đang uống đủ nước không. Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong suốt nếu uống đủ nước và có màu vàng đậm khi uống không đủ nước.

2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thận rất hiệu quả, một số lưu ý như sau:

3. Chế độ sinh hoạt

thói quen giúp thận luôn khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thận.

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh lý nam giới. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến.

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh như: viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, vô sinh nam, bệnh lý tuyến tiền liệt, bệnh lý dương vật và bao quy đầu…

Thận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, có chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu, điều chỉnh nồng độ các chất điện giải,… Hy vọng qua bài viết, quý độc giả hiểu thêm về cơ quan này và có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để thận luôn khỏe mạnh.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/phan-than-chua-nhung-co-quan-nao-a44801.html