Công tác bảo tồn và tôn tạo các di tích được tăng cường kết hợp hệ thống lễ hội ngày càng hoàn thiện tạo ra đặc thù văn hoá mới của An Giang. Hoạt động văn hoá thông tin đã bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, khu du lịch núi Cấm đang tiếp tục triển khai, Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức tốt và có dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải, nước sinh hoạt và bãi xử lí rác quanh khu vực Miếu. Lễ hội đua bò Bảy núi được nâng cấp quảng bá thành sản phẩm du lịch. Xây dựng thêm 15 nhà văn hoá xã, 100% xã phường có đài truyền thanh hoạt động thường xuyên kịp thời đưa thông tin đến người dân.
Tất cả góp phần nâng cao độ bền vững của sự ổn định và tiến bộ xã hội là biểu hiện tốt để phát triển du lịch vì một khi dân trí cao, điều kiện sống được cải thiện không còn lo thiếu ăn thiếu mặc, không còn lo thất nghiệp thì ý thức con người sẽ phát triển theo, họ sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu làm đẹp, đến sức khoẻ, đến nghỉ ngơi giải trí. Đó là những gì đạt được nếu xét chung trong toàn tỉnh nhưng nếu xét riêng ở khu vực nông thôn tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao 14% và những tệ nạn xã hội như ma tuý, tội phạm, côn đồ… ở nông thôn và giới trẻ còn diễn biến phức tạp là một mối đe doạ lớn đối với xã hội. Và một thực trạng không thể không nhắc đến đó là hiện tượng ăn xin nheo nhóc trước các khu du lịch, giá cả sản phẩm cũng như dịch vụ tại các điểm du lịch của tư nhân quá cao chưa có sự thống nhất giá, rác thải không hợp lí mất vệ sinh đã gây cho khách du lịch không ít sự phiền hà, bực bội. Đó chỉ là tác động nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả du lịch của tỉnh.
Như đã biết, An Giang có nhiều di tích lịch sử-văn hoá phong phú là những sản phẩm văn hoá mang màu sắc tôn giáo như: Núi Sam (thị xã Châu Đốc), núi Cấm (huyện Tịnh Biên), đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), văn hoá Óc Eo (huyện Thoại Sơn)… đa dạng các loại hình du lịch, nổi tiếng với các lễ hội văn hoá dân tộc và cảnh đẹp tự nhiên của những danh lam thắng cảnh (xem phần giới thiệu chung về tỉnh An Giang-chương 3). Hiện nay, tỉnh có 27 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh và hệ thống đình làng, 4 lễ hội hàng năm đã thu hút hàng vạn khách tham quan và tham dự. Bên cạnh đó, An Giang có đủ 6 loại hình tôn giáo của cả nước: trong đó đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi từ nước ngoài du nhập vào, còn 2 tôn giáo nội sinh mang tính chất địa phương là đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo. Chính sự hoà nhập giữa các tôn giáo đã tạo nên con người Việt Nam giàu tính khoan dung, hiếu khách, từ đó tạo nên một sự đoàn kết dân tộc trong tín ngưỡng tôn giáo - một nét đặc trưng mà không phải nơi đâu cũng có được và cũng chính những nhân tố này đã giúp cho AG trở thành tỉnh có tiềm năng du lịch to lớn.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/van-hoa-an-giang-a44328.html