Những vụ ám sát nổi tiếng làm thay đổi thế giới (Kỳ 2): Sa hoàng Nga Alexander II bị ám sát

Aleksandr II là con của Nga hoàng Nikolai I, ông từng là học sinh của nhà thơ Vasily Andreyevich Zhukovsky. Sau khi Nikolai mất vào năm 1855, thì Aleksandr II chính thức lên ngôi.

Lên ngôi năm 36 tuổi giữa lúc Nga đang lao đao vì cuộc chiến tranh Krym, ông không có cách nào để giúp quân đội Nga đang bị áp đảo giành thế thắng. Tuy nhiên, vốn được hưởng nền giáo dục theo xu hướng chủ nghĩa tự do, ông đã quyết định thực hiện một cuộc cải cách có tính chiến lược trên quy mô lớn giúp nước Nga vực dậy.

Ông đã thực hiện cuộc cải cách nổi tiếng nhất với "Sắc lệnh giải phóng nông nô" năm 1861, (trong khi chế độ nông nô vốn đã suy sụp kể từ cuộc khởi nghĩa trong các năm 1773 - 1775). Theo đó, những người nông dân có thể mua đất của địa chủ. Cuộc cải cách của Nga hoàng đã được ủng hộ bởi em trai của ông là Đại Công tước Konstantin Nikolayevich, cùng với những nhân vật khác như J. I. Rostovtsev, D. A. Milyutin, N. A. Milyutin, J. F. Samarin,...

Alexander II nổi danh với cái tên “Nga Hoàng giải phóng”

Ngoài ra, ông còn đề xướng những cải cách về Đại học (1863), cải cách pháp luật (1864), báo chí (1865), quân sự (1870), hay quyền tự trị của chính quyền các tỉnh (1864) và các thành phố (1870). Những cải cách tiến bộ của ông đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nga theo đường lối chủ nghĩa tư bản.

Mặc dù là một Nga hoàng có tư tưởng tự do với những cải cách mang tính đột phá, nhưng bên cạnh đó ông cũng là vị vua bằng mọi cách quyết phải giữ ngôi vị "Đấng cầm quyền chuyên chính" của triều đại.

Sau khi "Sắc lệnh giải phóng nông nô" được ban bố vào năm 1866, chính quyền Nga hoàng bắt đầu một thời kỳ của những vụ trấn áp. Phong trào giải phóng tại Nga bước vào giai đoạn Cách mạng dân chủ tư sản, nói cách đây là giai đoạn của các cuộc đấu tranh do những người Dân tuý (các tầng lớp phi quý tộc bao gồm thương gia, tiểu tư sản, lớp thầy tu bên dưới và nông dân) lãnh đạo.

Cũng từ đó, nước Nga dưới triều Aleksandr II trở thành nơi ra đời của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Trong thập niên 1870 và 1880, những người theo chủ nghĩa dân túy đóng vai trò không nhỏ trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế, và cũng từ đây Aleksandr II trở thành mục tiêu của nhiều vụ ám sát.

Những vụ ám sát nổi tiếng làm thay đổi thế giới (Kỳ 2): Sa hoàng Nga Alexander II bị ám sát

Ông đã thực hiện cuộc cải cách nổi tiếng nhất với "Sắc lệnh giải phóng nông nô" năm 1861

Ngày 13/3/1881, Sa hoàng Alexander II phê duyệt bản hiến pháp đầu tiên và thành lập hai ủy ban lập pháp. Tuy nhiên, đây cũng là ngày định mệnh khi ông bị tổ chức khủng bố cánh tả là Narodnaya Volya (Dân ý), đặt bom ám sát.

Vì bị thương quá nặng, vị Sa hoàng giải phóng của nước Nga không thể qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng cùng ngày.

Nếu như không có vụ ám sát ngày 13/3/1881, nước Nga chắc chắn sẽ có bản hiến pháp dân chủ đầu tiên và tiếp tục phát triển theo tư duy đổi mới của Sa hoàng Alexander II.

Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra bởi người kế nhiệm là vua Alexander III đã thực hiện chính sách bảo thủ, bãi bỏ nhiều cải cách của hoàng đế Alexander II cũng như hiến pháp mới, mở ra thời kỳ bảo thủ và đẫm máu ở Nga.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/aleksandr-ii-cua-nga-a43436.html