Tại sao phải cắt thắng lưỡi? Khi nào, đối tượng và quy trình

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất, ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Vậy, khi nào nên cắt thắng lưỡi? Cắt thắng lưỡi ở đâu?

cắt thắng lưỡi

Cắt thắng lưỡi là gì?

Về cấu trúc giải phẫu, lưỡi liên kết với sàn miệng bằng một niêm mạc hình tam giác gọi là dây hãm ngôn ngữ hay thắng lưỡi. Ở hầu hết mọi người, thắng lưỡi mỏng và bị đẩy về phía giữa đáy lưỡi, cho phép lưỡi có thể thực hiện nhiều chuyển động. Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh của cấu trúc này. Theo đó, thắng lưỡi có thể ngắn hơn hoặc dày lên làm hạn chế cử động của lưỡi.

thắng lưỡi ở trẻ
Dính thắng lưỡi có thể được phát hiện sớm ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến khả năng ngậm bắt vú hiệu quả của trẻ, đồng thời có thể gây khó khăn trong việc nói và vệ sinh răng miệng. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương pháp cắt thắng lưỡi cho trẻ.

Vậy cắt thắng lưỡi là gì? Cắt thắng lưỡi là một thủ thuật y khoa nhằm giải phóng thắng lưỡi để lưỡi có thể di chuyển tự do. Trong trường hợp thắng lưỡi rất dày, có thể cần phải thực hiện một cuộc phẫu thuật thắng lưỡi rộng hơn gọi là tạo hình thắng lưỡi.

Tại sao phải cắt thắng lưỡi?

Ở trẻ, thắng lưỡi ngắn và dày có thể ngăn cản lưỡi đặt đúng vị trí ở vòm hàm trên khi nuốt, khiến trẻ sơ sinh khó bú, bú kém và chậm tăng cân. Trẻ sơ sinh có bản năng tự nhiên là sử dụng lưỡi tạo lực hút để bám vào núm vú mẹ, nếu khả năng di chuyển của lưỡi bị hạn chế, trẻ sẽ gặp khó khăn khi thực hiện hành động này. Khi trẻ bắt đầu tập ăn, việc dùng lưỡi để nếm, liếm, mút thức ăn cũng sẽ gặp trở ngại.

Thắng lưỡi ngắn hoặc dày cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của lưỡi, thậm chí khiến lưỡi bị biến dạng và lõm xuống thành hình trái tim. Khả năng cử động của lưỡi bị hạn chế có thể ảnh hưởng đến cách phát âm, từ đó làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

khi nào nên cắt thắng lưỡi
Thắng lưỡi ngắn và dày gây khó khăn cho trẻ trong việc bú sữa mẹ

Ngoài ra, một số nghiên cứu đặt giả thuyết dính thắng lưỡi có thể gây trở ngại cho sự phát triển bình thường của hàm, liên quan đến tình trạng sai khớp cắn, đặc biệt là sai khớp cắn loại III, dẫn tới những nguy cơ và hệ luỵ lâu dài về tai mũi họng.(1)

Vì một số lý do, nhiều người không được cắt thắng lưỡi khi còn bé và mang theo dị tật này đến lúc trưởng thành, kéo theo nhiều vấn đề sức khoẻ khác như:

Ai cần cắt thắng lưỡi?

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh, thường được bác sĩ phát hiện ngay từ khi trẻ mới ra đời, song cũng có nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi bé bắt đầu tập ăn, tập nói. Đối tượng được chỉ định cắt thắng lưỡi thường là trẻ sơ sinh. Nếu dính thắng lưỡi nặng khiến trẻ không thể bú, bác sĩ sẽ tư vấn bố mẹ nên đưa trẻ đi cắt thắng lưỡi sớm. Ngoài ra, người trưởng thành có dị tật dính thắng lưỡi chưa được xử trí khi còn nhỏ cũng có thể đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị nhằm cải thiện chức năng ngôn ngữ và thẩm mỹ.

Khi nào nên cắt thắng lưỡi?

Thời điểm cắt thắng lưỡi tốt nhất cho trẻ là 3-6 tháng đầu sau sinh hoặc trước khi tập nói, nếu để trễ hơn trẻ có nguy cơ nói ngọng, nói khó, khó bú, chậm tăng cân.

Để điều trị dính thắng lưỡi, phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp phổ biến thường được áp dụng, tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều sẽ được chỉ định cắt thắng lưỡi. Một số trường hợp dây thắng lưỡi mỏng, có khả năng co giãn, bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp luyện tập và lưu ý khi chăm sóc tại nhà.

Để được can thiệp cắt thắng lưỡi sớm, ba mẹ cần lưu ý một số biểu hiện của trẻ khi bú, khóc,… Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và can thiệp:

nên cắt thắng lưỡi cho trẻ
Ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa sớm khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, nhằm tránh gây ra các vấn đề răng miệng khác.

Mặc dù dính thắng lưỡi có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi bú và phát âm. Tuy nhiên, tình trạng này còn có khả năng liên quan đến các vấn đề về cấu trúc răng - hàm - mặt, tâm lý,… Do đó khi tiếp nhận bệnh nhân dính thắng lưỡi, các bác sĩ sẽ:

Sau khi thăm khám và cân nhắc, phương pháp phẫu thuật cắt thắng lưỡi có thể được bác sĩ chỉ định nếu thắng lưỡi không có dấu hiệu tự giãn theo thời gian, đồng thời làm hạn chế chuyển động của lưỡi, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc chất lượng cuộc sống.

Phương pháp cắt thắng lưỡi

Trong nhiều thập kỷ qua, kéo phẫu thuật và dao mổ thông thường là những dụng cụ phổ biến được sử dụng để cắt thắng lưỡi. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống này có nhược điểm gây chảy máu và tạo vết thương hở. Ngày nay, có nhiều phương pháp mới cho hiệu quả tối ưu, ít tổn thương hơn được phát triển và đưa vào ứng dụng trong phẫu thuật dính thắng lưỡi như: dao điện, dao plasma, laser…

1. Dao điện

Có hai loại dao mổ điện đơn cực được sử dụng là dao mổ điện tiếp đất và dao mổ điện cách ly. Những dao mổ điện đời đầu thường là dao mổ điện đơn cực tiếp đất. Loại dao này hoạt động theo cơ chế như sau: dòng điện đi từ đầu điện cực, xuyên qua cơ thể bệnh nhân, đến điện cực thu hồi và trở về đất qua dây tiếp đất. Điều này khiến người bệnh có nguy cơ bị bỏng nơi dòng điện đi qua. Do tính chất nguy hiểm đó mà ngày nay hầu hết các bệnh viện không còn sử dụng loại dao này nữa.

Khác với dao mổ điện tiếp đất, dao mổ điện đơn cực cách ly có sự cải tiến hơn. Loại dao này cho phép dòng điện trở về máy phát qua người bệnh nhân mà không cần phải tiếp đất. Tuy nhiên, các loại dao điện đơn cực đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm điện, gây ra những tổn thương khó lường cho người bệnh, dễ bắt lửa gây cháy nổ trong phòng mổ,…

2. Dao điện lưỡng cực

Khác với dao mổ điện đơn cực, dao mổ lưỡng cực sử dụng dòng điện xoay chiều. Dòng điện chỉ đi giữa 2 điện cực dương và điện cực âm và qua mô được kẹp bởi hai đầu dao mổ, không cần sử dụng tấm đệm trên người bệnh nhân. Cũng nhờ vậy dao mổ điện lưỡng cực giúp hạn chế các nguy cơ mà dao mổ đơn cực gây ra. Ưu điểm của dao mổ điện lưỡng cực là cho phép bác sĩ cắt và cầm máu với độ chính xác cao, đặc biệt là khi phẫu thuật ở các cấu trúc và cơ quan quan trọng của người bệnh.

Ngày nay, dao mổ điện lưỡng cực cũng không ngừng được cải tiến, những thế hệ dao mới được tích hợp nhiều tính năng hiện đại và khắc phục những hạn chế của dao mổ truyền thống, tăng hiệu quả điều trị và giúp bệnh nhân sớm hồi phục.

Quy trình cắt thắng lưỡi

1. Chuẩn bị gì trước khi cắt thắng lưỡi?

Trước khi bước vào quy trình cắt thắng lưỡi, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp tối ưu hiệu quả sau thủ thuật. Trước tiên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, dính thắng lưỡi được phân loại theo từng mức độ nghiêm trọng khác nhau, cùng với độ dính thắng lưỡi, độ tuổi, yếu tố liên quan về tiền sử và sinh lý người bệnh bác sĩ sẽ có sự tư vấn hoặc chỉ định phương pháp phù hợp.(2)

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng cùng sự chênh lệch về chi phí, do đó phụ huynh cần cân nhắc phù hợp. Căn cứ trên phương pháp cắt thắng lưỡi, bác sĩ sẽ có một số dặn dò trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan, có thể cần nhịn ăn trước đó để giúp kết quả được chính xác.

2. Thực hiện cắt thắng lưỡi

Trước tiên, bệnh nhân sẽ được gây tê hoặc gây mê, đối với trẻ nhỏ có thể cần giữ cố định phần đầu để thủ thuật thuận lợi. Bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cắt thắng lưỡi bằng một đường song song với lưỡi. Phẫu thuật thắng lưỡi diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút và cầm máu tại chỗ. Đặc biệt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trẻ nhỏ được áp dụng phương pháp gây mê “mặt nạ ngủ” với liều thuốc mê thấp, nhờ vậy trẻ hoàn toàn tỉnh táo và bú sữa bình thường sau thủ thuật, có thể xuất viện trong ngày.

3. Sau khi cắt thắng lưỡi

Đối với quy trình cắt thắng lưỡi bằng kéo hoặc dao mổ thông thường, sau thủ thuật bệnh nhân cần được khâu một vài mũi, tuy nhiên với các loại dao mổ hiện đại như bipolar, laser được áp dụng thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh không cần khâu sau khi cắt thắng lưỡi.

Sau khi cắt thắng lưỡi, vị trí cắt thường xuất hiện một vết màu trắng, nhưng sẽ tự hết nên không cần lo lắng. Với trẻ nhỏ, cắt thắng lưỡi sẽ ít phức tạp hơn và hồi phục cũng nhanh hơn. Trẻ có thể về nhà trong ngày, ăn uống bình thường sau 3 tiếng và hồi phục hoàn toàn trong khoảng một tuần.

4. Chăm sóc sau khi cắt thắng lưỡi

Sau khi cắt thắng lưỡi, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Với trẻ nhỏ, ba mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận, không để trẻ ngậm các vật cứng hoặc dùng tay sờ vào vị trí cắt thắng lưỡi để tránh gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Không nên đặt trẻ nằm sấp, tư thể này sẽ gây áp lực lên hàm và làm chậm quá trình lành vết mổ.

Người bệnh cần vệ sinh răng miệng hằng ngày và sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối sinh lý, tuy nhiên lưu ý đánh răng thật nhẹ nhàng không để bàn chải chạm vào vết mổ. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nước lọc thường xuyên để giữ khoang miệng sạch sẽ.

Những câu hỏi về phẫu thuật cắt thắng lưỡi thường gặp

1. Cắt thắng lưỡi có đau không?

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh áp dụng các phương pháp phẫu thuật cắt thắng lưỡi hiện đại, quy trình thực hiện nhanh chóng, người bệnh không đau, mau lành. Phẫu thuật cắt thắng lưỡi ở trẻ nhỏ thường ít ảnh hưởng hơn so với người lớn, đó là lý do tại sao phải cắt thắng lưỡi ở độ tuổi này.

2. Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Những rủi ro và nguy hiểm liên quan đến cắt thắng lưỡi thường không phổ biến. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi và tái khám sau phẫu thuật. Các biến chứng được ghi nhận gồm chảy máu, tắc nghẽn đường thở, tổn thương cấu trúc xung quanh tuy nhiên khá hiếm gặp, trong số đó chảy máu là tình trạng phổ biến nhất, người bệnh hay ba mẹ cần thông báo tiền sử rối loạn chảy máu của trẻ với bác sĩ khi thăm khám trước thủ thuật.

3. Thời gian cắt thắng lưỡi bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ thuật cắt thắng lưỡi thường diễn ra rất nhanh trong khoảng 10 - 15 phút.

4. Người lớn có cắt thắng lưỡi được không?

Người lớn hoàn toàn có thể được cắt thắng lưỡi. Có rất nhiều trường hợp người trưởng thành không được phẫu thuật dị tật thắng lưỡi khi còn bé, dẫn đến một số bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp, ngoại hình, phát âm,… Việc cắt thắng lưỡi sẽ giúp người bệnh cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống.

5. Cắt thắng lưỡi có phải nằm viện không?

Hầu hết các trường hợp cắt thắng lưỡi đều diễn ra trong vài phút, nhưng do có gây mê hô hấp qua mặt nạ nên người bệnh cần nhập nội trú và có thể về nhà trong ngày mà không cần nằm viện kéo dài.

6. Chi phí cắt thắng lưỡi bao nhiêu?

Mức chi phí cho một ca phẫu thuật thắng lưỡi phụ thuộc vào phương pháp mổ được chỉ định, kỹ thuật gây tê tại chỗ hoặc gây mê được áp dụng. Do đó người bệnh, hoặc phụ huynh nên đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn đầy đủ và chính xác.

7. Cắt thắng lưỡi ở đâu tốt?

Cắt thắng lưỡi là thủ thuật nhỏ, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, vì vậy ba mẹ không nên chủ quan. Phẫu thuật cắt thắng lưỡi cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tai mũi họng tại các cơ sở uy tín với trang thiết bị hiện đại, điều này sẽ giúp tối ưu hóa kết quả điều trị.

phẫu thuật thắng lưỡi
Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh hoặc trẻ nhỏ có dị tật dính thắng lưỡi được phẫu thuật bằng dao mổ bipolar hiện đại với những ưu điểm vượt trội.

Trung tâm Tai Mũi Họng, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng với đó là trang thiết bị tối tân, thường xuyên cập nhật các phương pháp mới và đã điều trị thành công hàng ngàn ca dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ.

Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh/trẻ nhỏ có dị tật dính thắng lưỡi được phẫu thuật bằng dao mổ bipolar hiện đại với những ưu điểm vượt trội: Phẫu thuật nhanh gọn, không tốn thời gian; Không chảy máu hoặc rất ít chảy máu; Mau lành, không nhiễm trùng hoặc nguy cơ nhiễm trùng rất thấp; Trẻ bú sữa ngay sau mổ và về nhà trong ngày; Giảm thiểu nguy cơ tái phát…

Để đặt lịch khám, tư vấn, phẫu thuật cắt thắng lưỡi tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến việc tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ ở trẻ sơ sinh, đồng thời cản trở quá trình học phát âm cũng như ảnh hưởng đến cấu trúc hàm khi trưởng thành. Việc thăm khám và phẫu thuật cắt thắng lưỡi sớm, trước khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ giúp giải quyết tình trạng này một cách đơn giản, nhẹ nhàng hơn và tránh các nguy cơ về sau.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/liem-num-vu-a40840.html