Môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh
Đỉnh núi Everest (còn có tên gọi khác đỉnh Chomolungma), là một đỉnh núi với độ cao 8.848 mét. Sau trận động đất tại Nepal ngày 25/4/2015, đỉnh núi Everestđã giảm xuống 2,4 cm và dịch chuyển hơi nghiêng về phía tây nam.
Đường lên đỉnh Everest chính là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Nếu so khoảng cách với mực nước biển, thì đỉnh Everest được xem là đỉnh núi cao nhất.
Do vận động kiến tạo địa chất, cho nên đỉnh núi Everest vẫn cao thêm 2,5 cm mỗi năm. Mặc dù là đỉnh núi cao nhất và có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh, song đỉnh núi Everest vẫn thu hút rất nhiều người, nhất là những nhà leo núi mạo hiểm.
Người Nepal gọi đỉnh núi Everest bằng một cái tên khác đó là Sagarmatha - có nghĩa là Trán trời; còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma - nghĩa là Thánh mẫu vũ trụ.
Nhiệt độ trung bình ở trên núi là -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông.
Đỉnh núi Everest là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Chính vì vậy, người leo đỉnh núi Everest phải trải qua rất nhiều khó khăn như dễ bị trượt ngã, thiếu oxy, lạnh rét của băng tuyết, gió bão...
Những cột băng tuyết có kích thước khổng lồ, có những cột băng có kích thước bằng tòa nhà và có thể bị sụp xuống bất cứ lúc nào. Chỉ cần bạn bước chân vào sai chỗ, hoặc đúng cột băng đang di chuyển, thì đều có thể gây ra nguy hiểm khủng khiếp.
Địa chỉ hấp dẫn nhiều người
Đỉnh núi Everest, mặc dù rất khắc nghiệt, nhưng vẫn luôn là địa chỉ hấp dẫn của nhiều người, nhất là những thợ leo núi chuyên nghiệp, thu hút du khách khắp nơi trên thế giới. Đặt chân lên đỉnh núi Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới, bạn sẽ được ngắm nhìn những thắng cảnh vĩ đại và kỳ diệu mà thiên nhiên mang lại cho con người.
8.848 mét - quả là một độ cao lý tưởng để có thể thưởng thức những ngọn núi thấp hơn, nhưng không kém phần hùng vĩ. Bạn có thể thưởng thức được những hàng cây xanh rì phía xa, mọi thứ trở nên thật nhỏ bé khi ngắm nhìn nó trên cao.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, việc chinh phục đỉnh núi Everest, không chỉ dành cho người có thể lực tốt, kiên trì, gan dạ, những người có kinh nghiệm, mà đỉnh núi Everest còn là một cuộc chinh phục không dành cho người nghèo.
Muốn leo lên đỉnh núi Everest, người ta phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, chừng 10.000 12.000 USD. Đó là khoản chi phí, chẳng hạn tiền thuê một người địa phương giỏi leo núi theo cùng và trâu lùn để thồ hành lý cho bạn...
Nhện nhảy ở Himalaya
Nhện nhảy - có thể di chuyển bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác ở độ cao tầm 22.000 feet (tức khoảng 6.700 mét) so mặt nước biển. Nhện nhảy có thể sống ở cái lạnh âm hàng chục độ C và có thể chống chọi lại được sự khắc nghiệt của môi trường.
Nhện nhảy chỉ có chiều dài khoảng hơn 1 cm, thân nhện được bao phủ bởi một lớp lông. Đây là một động vật hiếm hoi có thể sống ở một môi trường và thời tiết khắc nghiệt như trên đỉnh Everest. Thức ăn của nhện nhảy, có thể là các côn trùng vô hại bị cuốn vào trong những cơn gió, hoặc cũng có thể là những con vịt trời bị lạc bầy.
Một nghĩa trang lớn
Theo thống kê, đỉnh núi Everest được ví như là một nghĩa trang lớn nhất của thế giới tự nhiên. Càng ngày càng có nhiều người muốn thử sức mình với những khám phá mới, cho nên đỉnh Everest cũng là một sự lựa chọn lý tưởng của nhiều người.
Sự hứng thú đối với đỉnh Everest càng cao, thì càng có nhiều người đến đây, ước tính có tới hơn 200 người đã chết tại đây và hầu như là vẫn còn nằm tại đỉnh núi tuyết này mà vẫn chưa tìm ra xác.
Gõ vào ô tìm kiếm vê đỉnh núi Everest, bạn có thể bắt gặp những tiêu đề như "ngon núi có đỉnh cao lý tưởng", "khung cảnh hùng vĩ dưới đỉnh núi"… Tuy nhiên, ít ai thấy được sự thật đằng sau những bức ảnh ấy là gì.
Đỉnh núi Everest không chỉ có rất nhiều xác người chết, mà còn chứa hơn 50 tấn rác và vẫn đang được tăng lên theo từng năm, từng mùa. Tại các sườn núi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đống rác như những thiết bị leo núi, chất thải bao bì thức ăn, bình oxy rỗng…
Mặc dù, người ta đã cho tiến hành thu gom rác thải và đã thu được hơn 10 tấn rác thải, nhưng vẫn không khiến đỉnh núi Everest hoàn toàn được dọn sạch.
Sau này, người ta bắt đầu đề ra quy định đó là mỗi người khi xuống chân đỉnh núi phải mang theo 8 kg rác, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Dấu chân của người tuyết
Có rất nhiều câu chuyện đã được thuê dệt về một người khổng lồ đầy lông bao phủ toàn thân, đi lại trên núi Everest.
Mặc dù chưa chứng minh được là ở đỉnh núi Everest có người tuyết thật sự hay không, nhưng vẫn có rất nhiều người quyết tâm chinh phục đỉnh núi Everest, vì lý do "muốn gặp được người tuyết"...
Thủy Hương(St)
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/everest-o-quoc-gia-nao-a37062.html