Chuyển đổi số trong nông nghiệp góp phần phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

15/04/2024

Chuyển đổi số trong nông nghiệp góp phần phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

NGUYỄN THANH SƠN

Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của quốc gia, với nhiều tiềm năng, lợi thế đặc thù về tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái, văn hóa và con người, trong giai đoạn phát triển mới, để vươn lên thành một vùng kinh tế - xã hội hiện đại, sinh thái, văn mình và bền vững, đồng bằng sông Cửu Long cần tạo ra bước đột phá về chất trong phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Một trong những nền tảng quan trọng để tạo ra bước đột phá đó là cần triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt tiến trình chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đến nay, tuy vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau và chưa có một định nghĩa thống nhất về CĐS trong nông nghiệp, nhưng về cơ bản có thể hiểu: Chuyên đổi số trong nông nghiệp là quá trình tích hợp và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành (từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp) giúp hình thành nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh. Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), học máy (Machine Learning)…) vào toàn bộ hoạt động của ngành nông nghiệp, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.

Xét về mặt lợi ích, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp giúp người sản xuất phân tích đúng dữ liệu đầu vào cần có trong sản xuất, từ đó có quyết định đúng đắn trong canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn giúp tăng cường kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần hạn chế tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Xét về mặt quản lý, việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa giúp các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp ra quyết định nhanh chóng và chính xác, nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả điều hành. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, CĐS giúp cắt giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý, từ đó tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chuyển đổi số trong nông nghiệp thông qua việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ phân tích dữ liệu (Data Analytics) còn góp phần giảm thiểu rủi r o, thiệt hại do những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, giúp sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bên vùng hơn. Đặc biệt, CĐS trong nông nghiệp hướng đến mục tiêu tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp để làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi ì từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” và mục đích cuối cùng là phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hiệu quả, bền vững, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của CĐS đối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện về thể chế để việc CĐS trong nông nghiệp được triển khai thuận lợi, hiệu quả. Ngày 27-9-2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó đề ra một số nhiệm vụ cụ thể về thúc đẩy CĐS. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, định hướng thứ hai trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 xác định: “…đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo…”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đề ra 5 quan điểm phát triển, trong đó quan điểm thứ nhất nêu rõ: “Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gần với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp được xác định là một trong 8 ngành được ưu tiên CĐS. Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày l6-6-2022, của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ tiếp tục khẳng định: “phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học. công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa”.

Những chủ trương, định hướng nêu trên đã tạo điều kiện và nền tảng để nền nông nghiệp ở các vùng, miền, địa phương trong cả nước chuyển dần từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp công nghệ số, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và thích ứng với xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và vẫn đề đặt ra

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước; có khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất lớn, áp dụng công nghệ cao, với nhiều sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, cá tra, trái cây. Hằng năm, toàn vùng đóng góp bình quân trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước. Trong bối cảnh đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, một trong những yêu cầu hàng đầu đặt ra với ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL là xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung cấp kịp thời thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ quá trình sản xuất. Đồng thời, ứng dụng nhanh những giải pháp công nghệ tiên tiền, đột phá dựa trên nền tảng công nghệ số để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của các loại nông sản, nhất là nông sản chủ lực của vùng, giúp người nông dân yên tâm sản xuất và làm giàu trên mảnh đất của mình. Thực chất đây là quá trình chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mặt khác, những năm gần đây, vùng ĐBSCL là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của tỉnh trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở đất, thiên tai, dịch hại… gây nhiều thiệt hại cho các ngành kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp. Vì vậy, nhận thức đúng và hành động quyết liệt đề CĐS trong nông nghiệp; tạo điều kiện phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thể, các nguồn lực, nhất là nguồn tài nguyên đặc trưng của vùng ĐBSCL; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết để góp phần đưa vùng ĐBSCL phát triển theo hướng hiện đại, sinh thái, văn minh và bền vững.

Từ nhận thức đó, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, nguồn lực đầu tư, những năm gần đây, các địa phương vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến khả quan về CĐS trong nông nghiệp.

Tử năm 2022 đến nay, bên cạnh hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử lớn, thành phố Cần Thơ hỗ trợ phần mềm truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đặc trưng cho người dân, doanh nghiệp, lồng ghép CĐS trong công tác khuyến nông để khuyến khích nông dân tham gia CĐS. Hiện nay, Thành phố có hơn 25.000 hộ sản xuất được hỗ trợ CĐS và đăng ký tham gia tiêu thụ nông sản trên môi trường số, với gần 500 sản phẩm. Thành phố cũng đang xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo vùng tại Cần Thơ để thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, kết nối các nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với CĐS trong nông nghiệp.

Tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu trong vùng ĐBSCL về CĐS trong nông nghiệp, Tỉnh đã ban hành Đề án chuyển đối số ngành nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2025 đạt 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân; phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã; xây dựng 7 làng thông minh, 7 hội quán ứng dụng loT vào sản xuất; có 15 đến 20% hội quán, hợp tác xã ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, có hoạt động thương mại điện tử. Cuối tháng 6-2023, tỉnh đã triển khai Chương trình xây dựng 30 hợp tác xã nông nghiệp số và khởi động Chương trình hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp cho thanh niên nông thôn.

Ở tỉnh Sóc Trăng, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các giải pháp CĐS với công nghệ 4.0 giúp nhiều địa phương nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó, nổi bật là mô hình quản lý nguồn nước, điều tiết nước tưới theo nhu cầu cây lúa, áp dụng tốt quy trình ngập, khô xen kẽ bằng công nghệ 4.0 giúp nhiều nông dân giảm được chỉ phí bơm tưới, tăng năng suất và chất lượng cho những vùng lúa chất lượng cao. Ở tỉnh Trà Vinh, cùng với việc triển khai các mô hình, như máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật, giám sát kiểm tra rừng trồng, bơm nước tự động trong sản xuất lúa cánh đồng lớn, sản xuất trong nhà lưới kiểm soát nhiệt độ và ẩm độ tự động…. ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh còn nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm qua giám sát, điều khiển bằng điện thoại thông minh, quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi bằng phần mềm;… Tỉnh cũng đang xây dựng Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thực tế triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các giải pháp CĐS với công nghệ 4.0 tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL thời gian qua cho thấy, nhiều nông hộ, hợp tác xã đã giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản; tạo tiền đề xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hiện đại, giúp nông dân làm giàu từ kinh tế nông nghiệp và có trách nhiệm với người tiêu dùng. Từ những kết quả bước đầu, ngày càng nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của CĐS trong nông nghiệp là: Chuyển đổi số giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận thông tin về thị trường, công nghệ mới, quản tri quy trinh sản xuất hiệu quả hơn, đưa nông sản đến người tiêu dùng nhanh hơn, tiết giảm chỉ phí trung gian, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất. Mặt khác, CĐS trong nông nghiệp góp phần chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, hình thành một thế hệ nông dân chuyên nghiệp thích ứng với kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh.

Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung, vấn đề đáng quan tâm là tiến trình CĐS trong nông nghiệp ở vùng ĐBSCL vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể là:

Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân vẫn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về CĐS trong nông nghiệp nên tiến trình CĐS triển khai còn manh mún, chủ yếu từ nỗ lực riêng lẻ của một số doanh nghiệp, địa phương. Do chưa có cách tiếp cận mới và toàn diện theo yêu cầu của CĐS dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ số trong ngành nông nghiệp.

Hệ thống hạ tầng kết nối, hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa ngành nông nghiệp dùng chung cho cả vùng ĐBSCL chưa c dot o , chưa đồng bộ, Việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu điều kiện kết nổi, chia sẻ thông tin của các giai đoạn: sản xuất, quản lý, logistics, thương mại nông sản.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền nông nghiệp số đặt ra yêu cầu cao về khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân, về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, chế biến nông sản. Tuy nhiên, đến nay, đại đa số nông dân và người lao động khu vực nông thôn ở ĐBSCL chưa được đào tạo bài bản về CĐS; trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất còn thấp.

Thiếu tính liên kết vùng để CĐS trong nông nghiệp do thiếu cơ chế, chính sách và định hướng chung từ Trung ương; thiếu sự kết nối mạnh mẽ giữa các tỉnh, thành phố trong vùng. Mặt khác, tình trạng chưa có địa phương nào trong vùng thực sự là “đầu tàu” trong liên kết vùng cũng là một trở ngại đối với tiến trình CĐS.

Tạo nền tảng phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững

Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2-4-2022, của Bộ Chính trị, “về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ đề ra mục tiêu: Xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp xanh, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao của quốc gia, khu vực và thế giới. Để đạt mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định là: Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tề tuần hoàn…, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với xây dựng nông thôn mới và tăng cường liên kết đô thị - nông thôn. Từ định hướng, mục tiêu đó, để thúc đẩy tiến trình CĐS trong nông nghiệp, tạo nền tảng phát triển vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững, cần chú trọng thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phục vụ CĐS trong nông nghiệp vùng ĐBSCL tương thích với “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″, “Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050″. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương trong vùng hoạch định chiến lược CĐS trong nông nghiệp phù hợp, bảo đảm tính khả thi. Song song đó, cần xúc tiến thành lập Trung tâm chuyển đổi số vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng sàn thương mại điện tử nông sản đặc trưng của vùng, từ kết nối sàn thương mại điện tử quốc gia.

Hai là, nâng cấp, xây dựng hạ tầng công nghệ số hiện đại và kết nối thông tin đồng bộ với chi phí cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đây là cơ sở để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân nông thôn vùng ĐBSCL dễ dàng sử dụng thiết bị công nghệ thông tin phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, tiến tới định danh số cho nông dân.

Ba là, đa dạng hóa phương thức thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức của các địa phương, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nhất là nông dân về vai trò, tầm quan trọng của CĐS trong nông nghiệp. Xây dựng mô hình điểm về ứng dụng công nghệ số, thiết lập “hệ sinh thái nông nghiệp kỹ thuật số”, tạo điều kiện khuyến khích nông dân và doanh nhân nông nghiệp đổi mới, sáng tạo trên nền tảng CĐS. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và kết quả từ các mô hình điểm về CĐS, các địa phương, các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp mới chủ động tiếp cận, tích cực học hỏi, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, khai thác dịch vụ số… cho nông dân, chủ trang trại, thành viên hợp tác xã. Các địa phương vùng ĐBSCL cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp công nghệ tăng cường các hoạt động hỗ trợ CĐS thông qua phổ biến một số nền tảng CĐS quan trọng, ứng dụng công nghệ số để kết nối cung - cầu, kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp. Song song đó, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ tài chính, giúp nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng để ứng dụng, triển khai công nghệ số, nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Năm là, về lâu dài, các địa phương vùng ĐBSCL cần liên kết xây dựng, sử dụng hạ tầng số của vùng ĐBSCL theo hướng có thể sử dụng chung hạ tầng công nghệ, hạ tầng trung tâm dữ liệu; liên kết trong xây dựng ứng dụng và triển khai, chia sẻ các nền tảng số. Các địa phương có thể chia sẻ để sử dụng chung các ứng dụng, các giải pháp CĐS trong nông nghiệp đã đạt hiệu quả; chia sẻ nền tảng, kinh nghiệm triển khai CĐS trong nông nghiệp thành công bước đầu tại địa phương mình để nhân rộng tại các địa phương khác trong vùng. Trong đó, cần chú trọng chia sẽ kinh nghiệm về xây dựng chính sách CĐS, đào tạo nhân lực công nghệ số, triển khai các dự án CĐS trong nông nghiệp…

Theo Tạp chí Cộng sản - Số 1.031 (2-2024, trang 83-87)

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/muc-dich-chu-yeu-cua-viec-day-manh-nuoi-trong-thuy-san-o-dong-bang-song-cuu-long-hien-nay-la-a35702.html