Viêm tai giữa bao lâu thì khỏi? Có để lại biến chứng nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có cơ chế như thế nào?

Các dấu hiệu ban đầu như cảm lạnh, chấn thương, nhiễm trùng lây (cúm, sởi) khiến dịch nhầy tích tụ ở tai giữa. Lúc này vòi nhĩ (ống eustachian) sưng lên và rối loạn chức năng. Thậm chí có thể xảy ra hiện tượng thể tích khí bị giữ lại ở tai giữa gây nên áp suất âm trong tai.

Áp suất âm trong tai giữa có thể hút các mô xung quanh vào và gây ra tràn dịch tai giữa. Phần không gian trong tai giữa là vô trùng, do vậy khi có dịch tiết từ vòm họng bị hút vào đây sẽ khiến không gian này bị nhiễm trùng và gây ra viêm tai giữa.

Vậy viêm tai giữa bao lâu thì khỏi và có những loại viêm tai giữa nào? Viêm tai giữa được phân thành hai loại khác nhau:

Khi đã tiến triển thành viêm tai giữa mãn tính mà không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh số VII, áp xe ngoài màng cứng, khiếm thính hoặc biến chứng nội sọ như áp xe não, viêm màng não,…

Khi viêm tai giữa, sự nhiễm trùng lây lan từ tai và xương thái dương gây biến chứng nội sọ. Sự lây lan của nhiễm trùng xảy ra thông qua 3 con đường, đó là lây lan trực tiếp, viêm tắc tĩnh mạch và lan truyền theo đường máu.

Cơ chế viêm tai giữa
Hình ảnh minh họa cơ chế viêm tai giữa

Viêm tai giữa không dùng thuốc có tự khỏi được không?

Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ cơ thể chúng ta. Khi co thể bị xâm nhập và tấn công gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt chúng. Khi hệ miễn dịch càng tốt càng dễ tiêu diệt tác nhân nhanh. Do vậy, trong một số trường hợp viêm tai giữa có thể tự khỏi nhờ cơ chế bảo vệ của cơ thể. Trường hợp viêm tai giữa do chấn thương áp lực hoặc do các bệnh nhiễm trùng khác như cúm hay sởi gây nên thì cần điều trị tổn thương và bệnh bằng thuốc càng sớm càng tốt.

>>> Xem thêm về thuốc trị viêm tai giữa, nguyên nhân và dấu hiệu viêm tai giữa người lớn.

Nhiễm bệnh viêm tai giữa bao lâu thì khỏi hẳn?

Về cơ bản, mỗi bệnh nhân sẽ có tiên lượng bệnh viêm tai giữa khác nhau. Và viêm tai giữa bao lâu thì khỏi hẳn sẽ phụ thuộc cả vào cách chăm sóc, điều trị và đặc biệt là lứa tuổi.

Đối với trẻ em

Là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em, viêm tai giữa khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên bệnh có thể trị dứt điểm được nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, sau khi được chẩn đoán, kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ, bố mẹ hoàn toàn có thể chăm con bị viêm tai giữa ở nhà, không cần phải nằm viện.

Ngoài ra, bố mẹ cần nắm được những lưu ý cơ bản về bệnh để chăm sóc trẻ tốt nhất. Nên cho trẻ uống đủ nước, dỗ trẻ ăn uống đầy đủ, cho trẻ nghỉ ngơi,….

Trong trường hợp điều trị như hướng dẫn ở nhà nhưng không có cải thiện các triệu chứng của viêm tai giữa, bố mẹ nên đưa trẻ tái khám. Bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

viêm tai giữa đối với trẻ em
Trong trường hợp điều trị viêm tai giữa tại nhà nhưng không cải thiện, bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ

Đối với người lớn

Người lớn mắc bệnh viêm tai giữa thì việc điều trị sẽ đơn giản và nhanh hơn trẻ em. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tai, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về Tai Mũi Họng để có phương án chăm sóc phù hợp.

Trường hợp bệnh mới chớm còn nhẹ và phát hiện sớm, bệnh rất dễ chữa. Kèm theo đó người bệnh cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng tăng cường đề kháng đúng cách. Bệnh sẽ khỏi chỉ sau vài ngày tới khoảng một tháng.

Trường hợp bệnh viêm tai giữa nặng, thử các phương pháp chăm sóc tại nhà mà không đỡ, bệnh nhân cần tới các bệnh viện uy tín để khám tai. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có phác đồ cụ thể cho trình trạng viêm của bệnh nhân. Thời gian khỏi bệnh lúc này sẽ phụ thuộc vào tình trạng cũng như sự tuân thủ của bệnh nhân.

Viêm tai giữa đối với người lớn
Bệnh nhân nên đến các bệnh viện uy tín để khám tai khi viêm tai giữa trở nặng

Hướng dẫn chăm sóc, điều trị người bị bệnh viêm tai giữa

Với những trường hợp viêm tai giữa cần được điều trị, bạn hãy ghi nhớ những phương pháp sau đây để giúp ích cho việc điều trị bệnh nhé:

Các phương pháp này rất có hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng do nhiễm trùng gây ra. Chăm sóc tai đúng cách bạn sẽ không cần lo âu và thắc mắc viêm tai giữa bao lâu thì khỏi nữa.

Tuy nhiên, khi triệu chứng của bệnh nhân nghiêm trọng hơn và không cải thiện thì tốt nhất là nên khám bác sĩ để kiểm soát được tình trạng bệnh. Kháng sinh có thể được kê trong trường hợp này.

Hãy luôn lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. Nên uống đúng liều, đủ liều, thường là 7 đến 10 ngày. Không tự ý dừng khi thấy triệu chứng mới giảm.

Đặc biệt, với bệnh nhân là trẻ em, không nên dùng aspirin với mục đích giảm đau cho trẻ. Trừ khi có chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì, aspirin được cho là một yếu tố gây chứng rối loạn hiếm gặp có tổn thương não và gan (hội chứng Reyes).

Chăm sóc người bị viêm tai giữa
Dùng thuốc giảm đau, chườm ấm tai bị viêm, là một trong những cách chăm sóc người viêm tai giữa

Tình trạng viêm tai giữa như thế nào thì phải đi viện?

Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám bác sĩ khi bị viêm tai giữa bao gồm:

Dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần đi viện
Đau tai, sốt, đau đầu, tai chảy dịch là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần đi viện

Một số câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa có phải bệnh nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp, có phác đồ điều trị. Tuy nhiên, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sớm, tránh phát triển thành bệnh mãn tính.

Bệnh mãn tính khó điều trị hơn và rất khó xác định viêm tai giữa bao lâu thì khỏi. Bệnh sẽ thường xuyên tái phát khiến bệnh nhân rất khó chịu. Đặc biệt là nguy cơ gặp các biến chứng như giảm nghe, thậm chí điếc. Tình trạng này khá nguy hiểm ở lứa tuổi trẻ em vì ảnh hưởng đến nhận thức khiến trẻ chậm nói, chậm trong giao tiếp và chậm phát triển.

Không những vậy, biến chứng viêm tai giữa còn ảnh hưởng đến não, áp xe hay viêm màng não rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân viêm tai giữa.

>>> Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đọc ngay bài viết: Viêm tai giữa cấp có nguy hiểm không? Cách trị bệnh hiệu quả

Viêm tai giữa có lây sang người khác không?

Bệnh viêm tai giữa có thể lây lan từ người sang người thông qua đường mũi họng. Khi bệnh nhân sổ mũi, hắt xì sẽ khiến tác nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn phát tán. Ở Việt Nam, viêm tai giữa rất phổ biến, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em. Do vậy, cần tránh lây bệnh ra cộng đồng bằng cách vệ sinh tay sạch sẽ, đeo khẩu trang khi mắc bệnh và quan trọng nhất là điều trị bệnh sớm.

>>> Bị viêm tai giữa có lây không? Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa.

Trẻ em mắc viêm tai giữa nhiều hơn người lớn là do đâu?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn là do:

>>> Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em qua video sau của BS.Đỗ Kỳ Nhật - Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn.

Tóm lại, bệnh viêm tai giữa là bệnh lý cần được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt. Hy vọng những thông tin từ bài viết đã giải đáp được thắc mắc viêm tai giữa bao lâu thì khỏi của bạn đọc. Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn là một trong những bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng uy tín và có chuyên môn cao trong điều trị viêm tai giữa. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh, vui lòng liên hệ hotline của bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời nhé. Thông tin liên hệ Tai Mũi Họng Sài Gòn

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cach-tri-viem-tai-giua-a32340.html