Cấu tạo xe máy là một chủ đề quan trọng mà bất kỳ ai sử dụng xe máy đều nên biết. Hiểu rõ về cấu tạo sẽ giúp bạn sử dụng xe hiệu quả, an toàn hơn và tự tin sửa chữa những hư hỏng đơn giản. Bài viết này, hãy cùng Legal Khaitri tìm hiểu các bộ phận cơ bản cấu tạo nên một chiếc xe máy.
Để biết được cấu tạo xe máy bao gồm những bộ phận nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay. Dưới đây là một số bộ phận của xe máy:
Khung xe là bộ phận cơ bản để tạo nên chiếc xe. Khung xe có nhiệm vụ chịu lực toàn bộ xe, liên kết các bộ phận lại với nhau và tạo hình dáng cho xe. Không những vậy bộ khung xe còn là nơi gắn các thiết bị linh kiện, vậy nên bộ khung này cần phải có khả năng chịu nặng và đập tốt. Tùy thuộc vào từng loại xe cũng như công suất mà nhà sản xuất sẽ chế tạo ra những bộ khung khác nhau. Tuy nhiên hiện nay bộ khung xe thường được làm từ thép hoặc nhôm. Bên cạnh đó khung xe sẽ được thiết kế theo 4 hình dạng khung khác nhau bao gồm:
Bộ phận không kém quan trọng trong cấu tạo xe máy đó chính là bình ắc quy. Phụ tùng được dùng để vận hành và khởi động được xe máy. Trên thị trường hiện nay có 2 loại bình ắc quy thông dụng bao gồm:
Xem thêm: Ý Nghĩa Các Thông Số Bình Ắc Quy Mà Bạn Nên Biết
Đây bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo xe máy, nó giúp xe di chuyển và tiếp xúc với mặt đường. Là bộ phận duy nhất của xe được kết nối chặt chẽ với mặt đất, giảm ma sát và giúp xe di chuyển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó lốp xe cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của xe. Bánh xe thường làm bằng nhôm hoặc thép, cuối cùng là các sợi căm bên trong.
Là một phụ tùng xe máy rất nhỏ trong cấu trúc của xe nhưng nó có vai trò quan trọng. Giúp xe loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trong không khí để làm sạch nhiên liệu. Nhờ có lọc gió mà xe luôn có luồng khí sạch vào buồng đốt tăng hiệu suất của cháy nhiên liệu. Trên thị trường hiện nay có 2 loại lọc gió phổ biến như lọc gió giấy và lọc gió mút. Tùy vào những loại xe, hãng xe mà nhà sản xuất sẽ chọn loại gió phù hợp giúp xe hoạt động một cách tốt hơn.
Xem thêm: Phụ gia nhớt xe máy là gì? Loại phụ gia nhớt nào tốt nhất?
Là một bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo xe máy, nó quyết định chất lượng cũng như hoạt động của một chiếc xe. Ở mỗi loại xe máy khác nhau thì động cơ sẽ khác nhau, thông thường động cơ xe có 2 loại chính bao gồm động cơ 2 thì và động cơ 4 thì.
Thắng xe, hay còn gọi là phanh xe, là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn cho người lái và phương tiện. Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết. Có hai loại phanh xe chính: phanh đĩa và phanh tang trống.
Hệ thống truyền động là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo xe máy, có nhiệm vụ truyền năng lượng từ động cơ đến bánh xe, giúp xe di chuyển. Hệ thống truyền động bao gồm các bộ phận như: nhông sên dĩa (xe số) hoặc dây curoa (xe tay ga), hộp số, bộ ly hợp (xe số).
Hệ thống truyền động hoạt động hiệu quả sẽ giúp xe vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ động cơ. Việc bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống truyền động thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi lái xe.
Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn phụ tùng xe máy chính hãng
Ngoài các bộ phận được để trên thì cấu tạo xe máy cũng còn một số phụ kiện xe máy khác chẳng hạn như: bộ giảm xóc, hệ thống đề, hệ thống đèn còi, hệ thống làm mát xe, Bigi….
Như chúng ta cũng biết động cơ xe máy là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo xe máy. Đây cũng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của xe. Vậy nên khi hiểu hơn một chút về hoạt động xe máy sẽ giúp bạn chăm sóc, sử dụng xe một cách tốt nhất.
Trong động cơ 2 thì, hoạt động chính diễn ra ở hai giai đoạn quan trọng: giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của mỗi chu kỳ. Giai đoạn đầu có nhiệm vụ quan trọng là tạo ra công suất và nén hỗn hợp khí. Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng kéo piston xuống, tạo ra khoảng trống để hút không khí vào.
Sau khi hút không khí vào, piston di chuyển lên và nén không khí cùng với hỗn hợp khí từ buồng nén thông qua ống dẫn khí, mở lối thoát khí ra ngoài. Khi hỗn hợp khí được đẩy hết, lỗ xả khí và ống dẫn sẽ đóng lại, chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Piston sẽ tiếp tục di chuyển lên khi áp suất ổn định, và một chu kỳ mới sẽ bắt đầu.
Trong động cơ 4 thì, quá trình hoạt động trở nên phức tạp hơn với sự chia thành 4 chu kỳ khác nhau: Chu kỳ nạp, chu kỳ nén, chu kỳ nổ và chu kỳ xả. Mỗi chu kỳ này diễn ra lần lượt và liên tục để cung cấp đủ khí và nhiên liệu cho động cơ hoạt động một cách hiệu quả.
Xem thêm: Đi Phượt Xuyên Việt Bằng Xe Máy: Kinh Nghiệm Phượt An Toàn
Để xe có thời hạn sử dụng lâu hơn thì việc bảo dưỡng các bộ phận cấu tạo xe máy là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý khi bảo dưỡng các cấu tạo động cơ xe máy:
Hiểu rõ về cấu tạo xe máy sẽ giúp bạn sử dụng xe hiệu quả, an toàn hơn và tự tin sửa chữa những hư hỏng đơn giản. Bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về từng bộ phận cấu tạo nên một chiếc xe máy.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/cau-tao-cua-xe-may-a31983.html