Nghe title giật tít nhỉ, nhưng mà thật, em nào mới ra trường hỏi có nên làm freelancer không thì mình khuyên là không nha.
Mình bắt đầu chia sẻ nhiều bài viết về freelancer từ năm 2019, lúc mà chưa có Covid-19, nhiều công ty chưa làm remote hay hybrid. Thời đó mình khoe được làm việc tự do, sắp xếp công việc theo lịch trình các nhân, làm online nên thích ở đâu ở, thích đi đâu đi… GenZ mà, thích tự do lắm. Nhưng đến 2022 thì mình bắt đầu tìm những công việc hybrid và remote trong tech industry, mình ớn làm full-time freelancer rồi. Freelancer không thơm như bạn nghĩ đâu, cũng “trầy da tróc vảy” lắm.

Các bạn đừng bị FOMO bởi mấy bạn content creator khoe sự sung sướng khi làm freelancer. Làm việc tự do, thu nhập ngàn đô, bla bla, đừng có tin 100%. Có rất nhiều câu chuyện từ dark side mà chẳng ai kể cho bạn nghe.
Mình chia sẻ một số điều bạn cần cân nhắc thật kỹ khi quyết định làm full-time freelancer khi vừa mới ra trường nha. (Mình không nói về trường hợp những bạn đã giàu kinh nghiệm, kỹ năng rồi, quyết định ra làm riêng, làm freelancer nhen)
Không có những phúc lợi cơ bản
Không có những phúc lợi cơ bản của một công ty như bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…), company trip,… Năm 2021, mình ngồi tính lại tiền đi viện cả năm do mấy bệnh lặt vặt của mình cũng gần 23 triệu. Nên chỗ bảo hiểm này dù bạn làm hay không làm freelance thì nên lưu ý, tự mua cho mình cũng được. Ở một số công ty lớn, ngoài offer bảo hiểm cho bạn, thì công ty còn có thể offer bảo hiểm cho người thân bạn nữa, thậm chí là full-package.
Thu nhập bấp bênh
Thu nhập bấp bênh: Ai làm freelancer sẽ khó tránh khỏi tình trạng này. Lúc thì dự án dồn dập, lúc thì chẳng có gì để làm, rảnh cả tháng trời. Tiền cũng lúc ôm 1 cục, lúc chẳng có đồng nào. Bạn làm freelancer thì phải có kỹ năng quản lý tài chính tốt một tí, chứ không lúc nào cũng cảm giác “không thầy tiền đâu”.
Chưa định vị bản thân đúng
Chưa định vị bản thân đúng (lương, bị ép giá,…): Lúc báo giá khách hàng thì mình cũng chẳng có rate nào để biết mình nên charge khách bao nhiêu. Lấy rẻ quá thì không có động lực làm việc, lấy cao quá thì sợ khách bỏ chạy. Mấy vụ báo giá này chị account team mình sẽ làm việc với khách, chứ bảo mình đi deal với khách mình cũng mệt đầu lắm.
Drama khi làm việc với khách hàng
Drama khi làm việc với khách hàng: Nhiều em mới ra trường thì còn hay bị khách ép giá, khách bào sức nữa. Trong JD thì không có làm task này task kia, khách nhờ vài lần, sợ khách giận nên mình nhận hết. Nhận làm rồi khách mặc định luôn như thế đó là scope of work của mình vậy. Cho nên cái này, các bạn phải có kỹ năng đàm phán thượng thừa, thì mới xử mấy khách như vầy được. Chiều khách riết khách hư đó.
Burnout
Burnout: Dù làm freelancer, làm remote hay officer thì vẫn bị burnout, kiệt sức thôi. Chỉ là sự khác nhau là freelancer thì bạn cảm thấy burnout trong cơ đơn. Làm một mình mà làm mãi không thấy hết việc, giờ mình không muốn làm nữa thì đâu ai support hay làm thay mình đâu. Làm công ty thì có khi còn được nghỉ cuối tuần, chứ freelancer là hông có rồi á. Không lẽ giờ tắt hết điện thoại, MXH, đi trốn khách, trốn deadline một thời gian? Đương nhiên là không được rồi, phải ráng lê lết thêm thời gian nữa cho xong việc.
Career path
Career path sau này: Phần này ít ai kể đến, những trường hợp bạn học xong ĐH, muốn xin học bổng thạc sĩ chẳng hạn, thì sẽ luôn yêu cầu bạn có kinh nghiệm tối thiểu 2-5 năm. Hay đơn giản là bạn apply xin việc cho những big corp. Giờ bạn thả vào CV toàn những job vài ba tháng, thì khả năng bạn fail là cực kỳ cao nha. HR nhìn vào sẽ tự hỏi “nhỏ này làm gì mà nhảy việc dữ vậy? Chắc là không có tính commit với công việc nó làm rồi”. Trường hợp này thì bạn nên build portfolio thật đẹp, xịn và chi tiết nha.
Nếu bạn vẫn muốn làm freelancer, thì cân nhắc những điều mình chia sẻ ở trên. Còn bạn vừa muốn tự do, vừa không bị cảm giác job insecurity thì các bạn thử tìm các công việc remote.
Khi làm remote job, nghĩa là bạn vẫn là nhân viên chính thức của công ty nào đó, vẫn được làm việc ở nhà, thời gian tuỳ vào bạn sắp xếp,… Bạn cũng được nhận những quyền lợi như bảo hiểm, chứng minh tài chính (thu nhập hằng tháng nếu bạn muốn xin visa đi đâu đó hoặc vay ngân hàng,…), đi du lịch cùng công ty,…
Trong các industry mình làm thì mình thấy ngành tech khá là nhiều remote job. Tuy nhiên các vị trí non-tech thì hơi hiếm tí nha, nhất là đang trong mùa layoff như giờ nữa. May mắn là mình đang có 1 công việc remote ở công ty tech, nhận thêm ít dự án freelance về cho team cùng làm, thỉnh thoảng thì đi dạy ở AIM hoặc là đi training cho doanh nghiệp.

Kể về công ty mình tí xíu, vì mình thấy khá happy với công việc hiện tại. Vừa rồi mình được công ty sponsor đi business trip ở Đà Nẵng, 1 năm mình có 3-4 vé máy bay di chuyển giữa 3 hubs của công ty ở HN, SG và Đà Nẵng. Đặt vé máy bay đi rồi công ty claim lại tiền sau. Company trip thì một năm 1 lần. Làm tốt thì được các sếp thưởng ICY (tiền trên Discord server công ty mình). Sinh nhật mình thì các anh chị cứ chuyển ICY chúc mừng, quà cáp gì tầm này, gửi tiền cho Vi đi mua sữa cho con thôi (hehe). Làm việc với nhau online 100% nên giao tiếp phải rõ ràng, tránh bị miss-communicate và không được tạo drama công sở. Công ty mình hông có check in kiểu 9h sáng Vi vô làm chưa, 6h chiều mới được tan làm nha. Mày ưng làm gì làm, mà task là phải xong và hoàn thành tốt nhất trong khả năng của mày. Chẳng ai quản lý bạn cả, nhưng nếu ngày đó bạn làm việc mà không ra output gì thì coi như cả ngày đó bạn off rồi. Đây là cách bạn tự đào thải mình ra khỏi cuộc chơi sớm nhất có thể. Cho nên là phải cố gắng từng ngày thôi.
Nói chung là với trải nghiệm làm freelancer full-time rồi partime của mình, mình khuyên thật lòng với các bạn: Thời buổi kinh tế khó khăn, tìm remote jobs thay vì freelancer nếu bạn vẫn thích sự tự do. Nó tốt hơn cho bạn rất nhiều.