Kinh doanh quốc tế là một trong những ngành học thu hút một lượng lớn sinh viên theo đuổi hằng năm. Cùng với đó là nhu cầu tuyển dụng các ngành nghề tốt nghiệp từ ngành học Kinh doanh quốc tế cũng rất đa dạng để các sinh viên có thể lựa chọn và theo đuổi. Dưới đây là một vài gợi ý của Greenwich về 7 chuyên ngành của kinh doanh quốc tế để bạn chọn lựa và hiểu hơn về ngành mình sắp sửa theo học.
1. Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế (International Commerce) là hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế. Bao gồm việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty hoặc tổ chức ở quốc gia này với quốc gia khác. Thương mại quốc tế làm đơn giản hoá quá trình giao dịch trên thế giới và giúp các nước tự do giao thương, trao đổi mua bán. Hoạt động thương mại quốc tế là quá trình quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của công dân quốc gia đó.
Chính vì lẽ đó, ngành Thương mại quốc tế cũng được xem là ngành học chủ đạo ở các quốc gia. Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế sẽ ược cung cấp đầy đủ kiến thức về kinh tế, tài chính, thương mại và quản lý để có được vị trí công việc phù hợp sau khi ra trường.
Khi theo học chuyên ngành Thương mại quốc tế bên cạnh việc học các môn học nền tảng, các bạn sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như:
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị chất lượng và chuỗi cung ứng
- Luật thương mại quốc tế
- Logistics
- Marketing quốc tế
- Tài chính quốc tế
- Nghiệp vụ hải quan
- Thanh toán quốc tế…
Cơ hội về nghề nghiệp khi theo học ngành thương mại quốc tế rất rộng mở. Bởi lẽ, những kiến thức đa dạng được học tại trường học là một điểm cộng to lớn giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu công việc khác nhau. Ngoài ra, các bạn sinh viên chuyên ngành Thương mại quốc tế cũng ý thức về việc học ngoại ngư. Một trong các yếu tố then chốt trong ngành.
Vì thế, sau khi tốt nghiệp với lượng kiến thức và kinh nghiệm đã học cùng với khả năng ngoại ngữ thông thạo các bạn dễ dàng có cho mình một vị trí công việc phù hợp. Một số công việc bạn có thể chọn để phát triển lộ trình sự nghiệp sau khi học ngành Thương mại quốc tế như:
- Chuyên viên tài chính quốc tế
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên khai báo hải quan
- Chuyên viên Thanh toán quốc tế
- Chuyên viên Marketing quốc tế
- Chuyên viên chứng từ quốc tế
Mức lương dành cho các nhân viên với vị trí bên trên sẽ dao động theo những yếu tố như đặc thù công việc, chuyên môn, năng lực làm việc, số năm kinh nghiệm… Tuy nhiên, mức lương trung bình dành cho các sinh viên mới ra trường và nhân viên mới tại các vị trí trên từ 7-10 triệu đồng/tháng. Mức lương dành cho nhân viên chính thức với số năm kinh nghiệm từ 3-5 năm trở lên giao động từ 9-15 triệu đồng/tháng. Với vị trí quản lý mức lương có thể lên đến 15-25 triệu đồng/tháng. Đây là một mức lương khá cao so với các ngành nghề khác đặc biệt là đối với chuyên ngành Thương mại quốc tế cơ hội việc làm rất đa dạng, phong phú để bạn chọn lựa.
2. Marketing quốc tế
Nếu Marketing là một ngành HOT trong những năm vừa qua thì Marketing quốc tế là ngành học xu hướng của hiện tại và tương lai. Marketing quốc tế (International Marketing) có thể hiểu là hoạt động tiếp thị, đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở quy mô toàn cầu.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Marketing quốc tế là một vị trí đặc biệt, không thể thiếu đối với bất kỳ công ty đa quốc gia nào. Bởi lẽ, bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm, dịch vụ của mình trở nên thu hút, bắt mắt đối với khách hàng tiềm năng. Hoạt động Marketing quốc tế góp phần lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng thu về doanh thu và thị phần cao.
Ngày nay, không hiếm để tìm được một trường đại học có chuyên ngành Marketing quốc tế để theo học. Là sinh viên của ngành Marketing quốc tế, bạn sẽ được học các kiến thức liên quan sát sao để có nền tảng vững chắc sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh những chuyên ngành bắt buộc ở bậc Đại học, bạn sẽ tiếp cận với những môn chuyên ngành như sau:
- Marketing quốc tế
- Nghiên cứu thị trường
- Marketing Kỹ thuật số (Digital Marketing)
- Quan hệ công chúng (PR)
- Quản trị thương hiệu
- Truyền thông
- Marketing Thương mại
- Xuất nhập khẩu
- Kinh doanh quốc tế
- Tài chính quốc tế
- Quản trị kinh doanh…
Trong suốt quá trình học, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội vừa học vừa thực hiện đề án riêng. Cùng với giáo trình riêng biệt, sinh viên sẽ được tiếp cận với những Case Study bất hủ của ngành Marketing quốc tế từ những giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn và giảng dạy.
Không ngoa khi nói, cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing quốc tế cực kỳ hấp dẫn. Bất kỳ một công ty hay tập đoàn quốc tế nào cũng cần thiết tuyển dụng vị trí này. Và hiển nhiên, vị trí Marketing quốc tế luôn chiếm tầm quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, chiến lược giá, tiếp thị, mở rộng điểm bán, xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế…
Một số vị trí ngành nghề bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp ngành Marketing quốc tế:
- Chuyên viên Marketing quốc tế
- Chuyên viên Digital Marketing
- Chuyên viên Marketing thương hiệu
- Chuyên viên Truyền thông
- Chuyên viên Quan hệ công chúng
- Chuyên viên Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Chính vì lẽ đó, mức lương của vị trí Marketing quốc tế là khá cao và hấp dẫn, nhất là đối với những nhân sự có kinh nghiệm và ngoại ngữ tốt. Một nhân viên Marketing quốc tế với kinh nghiệm làm việc dưới 1-2 năm có thể nhận về mức lương trung bình 8-12 triệu đồng/ tháng. Đối với chuyên viên Marketing quốc tế, mức lương trung bình từ 10-20 triệu đồng/ tháng. Cấp bậc trưởng phòng hoặc quản lý tại công ty lớn, vị trí Marketing quốc tế có thể lên đến 25-50 triệu đồng/ tháng.
Làm việc tại vị trí Marketing quốc tế, đòi hỏi bạn phải luôn năng động, không ngừng học hỏi để bắt kịp với xu hướng Marketing của thế giới. Thách thức là vậy, tuy nhiên việc tự học này mang đến cho bạn vô vàn kiến thức hay cùng kỹ năng làm việc cực kỳ hiệu quả cùng mức lương thưởng xứng đáng.
3. Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế là một trong các chuyên ngành hay nhất của kinh doanh quốc tế. Có thể hiểu, tài chính quốc tế là giao dịch tài chính giữa các quốc gia . Nó bao gồm các hoạt động tài chính ở quy mô quốc tế như: hối đoái ngoại tệ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, quản lý rủi ro tài chính và các giao dịch tài chính tại các quốc gia trên thế giới.
Khi học chuyên ngành Tài chính quốc tế, bạn sẽ lĩnh hội được một lượng lớn kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế - tài chính. Đặc biệt là tài chính quốc tế được giảng viên giảng giải chuyên sâu, phù hợp với nền kinh tế quy mô lớn trên toàn cầu. Ngoài các kiến thức cơ bản, khi bắt đầu học ngành Tài chính quốc tế bạn sẽ có cơ hội học hỏi nhiều hơn với những môn chuyên ngành sau:
- Thanh toán quốc tế
- Chứng từ quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Kế toán
- Xuất nhập khẩu
- Vận tải quốc tế
- Marketing quốc tế
- Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Khi đã sở hữu kiến thức và kinh nghiệm trong ngành Tài chính quốc tế thì cơ hội việc làm không là vấn đề! Ngành tài chính quốc tế có cơ hội việc làm rộng mở với đa dạng các vị trí ngành nghề để bạn chọn lựa và theo đuổi. Greenwich gợi ý cho bạn top những vị trí công việc phù hợp nhất sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính quốc tế như:
- Chuyên viên tài chính quốc tế
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Nhà tư vấn tài chính
- Chuyên viên phân tích tài chính
- Chuyên viên tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Chuyên viên ngân hàng đầu tư
- Làm việc tại các tổ chức quốc tế
Mức lương của ngành nghề Tài chính quốc tế tương đối cao so với mặt bằng chung. Bởi lẽ vị trí này năng lực khi theo đuổi ngành cũng đòi hỏi cao hơn về kiến thức lẫn ngoại ngữ. Mức lương trung bình cho nhân viên mới tại vị trí này dao động từ 7-12 triệu đồng/ tháng. Mức lương của chuyên viên Tài chính kinh tế từ 10-17 triệu đồng/tháng và 20-40 triệu/ tháng dành cho các cấp quản lý.
4. Quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Administration) là hoạt động lập kế hoạch sản xuất, tổ chức và thực hiện kế hoạch của cấp trên. Đồng thời kiểm tra và kiểm soát liên tục để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với quy mô quốc tế. Hoạt động quản trị kinh doanh quốc tế với mục tiêu tăng cường, kiểm soát và thúc đẩy sự phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp để chúng diễn ra thuận lợi, đem về kết quả cao nhất.
Khi theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế bạn sẽ được học những kiến thức xoay quanh vấn đề kinh tế, kinh doanh quốc tế cùng việc phân tích rủi ro, quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, những môn học chuyên môn của ngành quản trị kinh doanh quốc tế là:
- Tài chính quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Xuất nhập khẩu & Logistics
- Marketing quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Thương mại quốc tế
- Nghiên cứu thị trường và hoạt động kinh doanh
Tiềm năng và triển vọng nghề nghiệp cho những ai theo học ngành quản trị kinh doanh quốc tế là rất phong phú và rộng mở. Sở hữu nền tảng vững chắc từ kiến thức học trên giảng đường đại học cùng những kỹ năng mềm và vốn tiếng Anh vững vàng, bạn có thể chọn bắt đầu sự nghiệp của mình tại những vị trí sau:
- Nhà tư vấn quản trị quốc tế
- Chuyên viên marketing quốc tế
- Chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
- Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên xúc tiến thương mại…
Lộ trình phát triển nghề nghiệp khi theo đuổi chuyên ngành quản trị kinh doanh khá cụ thể. Bạn có thể đi từ cấp bậc thực tập sinh, nhân viên chính thức, chuyên viên và trở thành cấp bậc quản lý trong công ty.
Các vị trí ngành nghề này cũng đi cùng một khoảng lương phù hợp để bạn an tâm phát triển sự nghiệp. Mức lương trung bình cho các vị trí trên đối với nhân viên mới là 7 - 13 triệu đồng/tháng. Đối với nhân viên có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên hoặc có thể xem là chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế, mức lương trung bình dao động từ 15 - 22 triệu đồng/ tháng. Cấp quản lý hoặc trưởng phòng chủ chốt mức lương có thể lên đến 20 - 45 triệu đồng/ tháng.
5. Logistics quốc tế
Logistics bao gồm các hoạt động như điều phối, lập kế hoạch chiến lược, quản lý và kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến đại lý hoặc người tiêu dùng. Logistics quốc tế là phạm vi mở rộng của ngành Logistics. Cụ thể, Logistics quốc tế là hoạt động đóng vai trò quan trọng giúp kết nối các thị trường trên toàn cầu.
Logistics quốc tế bao gồm các công việc như: Đóng gói hàng hóa, lưu kho, quản lý kho bãi, xử lý đơn hàng, vận chuyển hàng hóa, xuất cảng, giấy tờ thủ tục hải quan… và tất cả những công việc diễn ra hoàn hảo, trơn tru nhất trong quá trình vận chuyển hàng từ quốc gia này đến quốc gia khác.
Theo học ngành Logistics quốc tế, bạn sẽ được cung cấp một lượng kiến thức lớn liên quan đến vấn đề vận tải quốc tế và những môn học liên quan. Những kiến thức chuyên ngành cực kỳ quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc để bạn có được kỹ năng và năng lực toàn diện để theo đuổi các ngành nghề đã chọn. Một số môn học bạn sẽ được trải qua khi theo học ngành Logistics quốc tế như:
- Quản trị logistics
- Kinh doanh thương mại
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Marketing quốc tế
- Nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hoá quốc tế
- Kinh doanh Logistics
- Kinh doanh quốc tế
- Nghiệp vụ hải quan
- Thương mại điện tử
- Địa lý kinh tế
- Luật thương mại quốc tế…
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Logistics quốc tế không hề ít. Bạn có thể làm đúng chuyên ngành hoặc chọn những ngành mở rộng vẫn có thể dễ dàng bắt kịp nhịp độ làm việc. Một số gợi ý về vị trí công việc cho những sinh viên đang có ý định theo đuổi ngành Logistics như sau:
- Chuyên viên quản lý hàng hóa
- Quản lý dự án logistics
- Chuyên viên hải quan
- Chuyên viên điều phối vận tải
- Nhân viên chứng từ quốc tế
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế
- Dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa
- Nhân viên xuất nhập khẩu
Các ngành nghề đa dạng và cơ hội việc làm rộng mở khi theo học ngành Logistics quốc tế. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự dao động của mức lương hàng tháng của các vị trí. Thông thường, đối với nhân viên mới ra trường và mới có kinh nghiệm làm trong các lĩnh vực trên thì mức lương nhận về trung bình 6-10 triệu đồng/ tháng. Thăng tiến đến cấp bậc chuyên viên, bạn sẽ nhận được mức lương từ 12-20 triệu đồng/ tháng và tăng dần khi lên đến các cấp bậc cao hơn.
Nhìn chung các chuyên ngành của kinh doanh quốc tế là rất phong phú và phổ biến. Điều này tạo cơ hội cho các sinh viên theo học ngành Kinh doanh quốc tế có thể có nhiều sự lựa chọn phù hợp cho kế hoạch sự nghiệp lâu dài. Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết nên lựa chọn trường học nào để học tập và tích luỹ kiến thức liên quan đến ngành Kinh doanh quốc tế thì hãy xem ngay phần dưới đây để hiểu rõ và có quyết định tốt nhất nhé!
Chuyên ngành kinh doanh quốc tế lại Greenwich Việt Nam
Greenwich Việt Nam hiện đang là trường Đại học được nhiều sinh viên lựa chọn khi theo đuổi chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Tại Greenwich không chỉ đề cao kiến thức chuyên ngành mà còn là nơi để sinh viên cọ sát với thực tế trước khi tốt nghiệp để có thêm nền tảng vững vàng cho lộ trình thăng tiến sau này. Ngành Kinh doanh quốc tế đang là ngành “mũi nhọn” của Greenwich Việt Nam.
Bằng tốt nghiệp tại Greenwich Việt Nam được trường đại học Greenwich Anh quốc chứng nhận và trao bằng. Vì thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng ứng tuyển vào các công ty, tổ chức và doanh nghiệp quy mô lớn trên toàn thế giới. Ngoài ra, đối với những sinh viên có mong muốn học lên cao học tại nước ngoài để nâng cao kiến thức chuyên môn thì tấm bằng này cũng là một minh chứng hữu hiệu nhất.
Greenwich hiểu được rằng để theo đuổi ngành Kinh doanh quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng là việc làm cần thiết. Chúng nhằm mục đích sinh viên tốt nghiệp ra trường có cơ hội việc làm là 100%. Greenwich đã tối ưu hoá chương trình học ở mức tốt nhất có thể. Trường chú trọng vào chất lượng giáo trình, trình độ giảng dạy của các giảng viên đặc biệt là quan tâm sát sao đến sinh viên nhằm thúc đẩy sự phát triển của từng sinh viên đang theo học tại trường.
Greenwich hiện đang giảng dạy với giáo trình 100% bằng tiếng Anh cùng đội ngũ giảng viên là người ngoại quốc với chuyên môn cao. Đây chắc chắn sẽ là bước khởi đầu vững chắc để các bạn sinh viên có thể phát triển kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ trước khi đầu quân cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên tại Greenwich đang theo học ngành Kinh doanh quốc tế nói riêng và tất cả các ngành học khác nói chung sẽ được tham gia chuyến Field Trip nước ngoài vào năm cuối đại học. Chuyến đi này sẽ giúp các bạn tiếp cận được nền văn hoá, giáo dục đa dạng giữa các nước và nâng cấp trải nghiệm của bản thân.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại đại học Greenwich Việt Nam được sự công nhận và nhận xét chân thật từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Họ cho rằng các sinh viên Greenwich Việt Nam có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và đặc biệt là khả năng ngôn ngữ thành thạo là điều mà doanh nghiệp thực sự cần ở một nhân sự mới. Đây chính là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp và cá nhân cùng phát triển, đáp ứng các mục tiêu và triển vọng tương lai.
Tham khảo chương trình học ngành Kinh doanh quốc tế tại Greenwich Việt Nam chi tiết: https://tuyensinh.greenwich.edu.vn/
Kết luận
Các chuyên ngành của Kinh doanh quốc tế cực kỳ đa dạng về triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm. Sự đa dạng này giúp sinh viên dễ dàng chọn lựa cho mình một ngành nghề phù hợp với sở thích, điểm mạnh và năng lực của bản thân. Điều này giúp cho việc hướng nghiệp trở nên vững chắc và định hướng đúng lộ trình sự nghiệp trong tương lai