Tra từ: ‘Xu cà na’ là gì mà giới trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội?

“Xu cà na” là gì?

Ý nghĩa thực sự của “xu cà na” thường là câu cảm thán được các bạn trẻ sử dụng để than thở khi không may gặp phải chuyện không vui, không được như ý mình. Từ “xu” chính là cách đọc trại lại của từ “xui”. Còn từ cà na thì chỉ được thêm vào để nghe cho thuận miệng hơn mà thôi.

Tra từ: ‘Xu cà na’ là gì mà giới trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội? - 1

Hiện nay, xu cà na không chỉ được dùng trên mạng xã hội mà ngay cả ngoài thực tế, nó cũng được nhiều người sử dụng như một thói quen.

Nguồn gốc của từ “xu cà na”

“Xu cà na” mang hai ý nghĩa khác nhau, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Về nghĩa đen, cà na là tên của một loài cây mọc dại ở các bờ kênh, rạch. Quả cà na có dạng hình bầu dục nhọn, dài khoảng 3 cm, ăn sống có vị chua và hơi chát như quả trám ở ngoài miền Bắc. Khi ăn, người ta thường chấm kèm với muối ớt để gia tăng hương vị và giảm bớt vị chua, chát của quả cà na.

Tra từ: ‘Xu cà na’ là gì mà giới trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội? - 2

Mặc dù cà na đã quá quen thuộc nhưng câu nói “xu cà na” này chỉ thực sự trở nên nổi tiếng và phổ biến sau khi được hiện tượng mạng - cô Minh Hiếu thường xuyên sử dụng trong các video livestream của mình.

Khoảng đầu năm 2020, cô Minh Hiếu nổi tiếng trên mạng xã hội cùng hot trend “đi đường quyền” với nhiều câu nói thương hiệu và “xu cà na” đã xuất hiện trong thời gian đó. Mỗi khi gặp chuyện gì bực tức, khó chịu hay không vừa ý điều gì, cô thường “than thở” trên livestream với câu nói: “Rồi, xu cà na!”. Cứ như vậy, dần dần xu cà na trở nên phổ biến và được các bạn trẻ sử dụng nhiều như ngày nay.

Tra từ: ‘Xu cà na’ là gì mà giới trẻ sử dụng phổ biến trên mạng xã hội? - 3

Ứng dụng

Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bạn vẫn có thể sử dụng “xu cà na” hay các tiếng lóng khác để thể hiện sự hóm hỉnh, vui vẻ khi trò chuyện với bạn bè. Tuy nhiên, trong văn viết hay giao tiếp trang trọng thì không nên sử dụng để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và tôn trọng người đối phương bởi không phải ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa của những từ tiếng lóng đó.

Bên cạnh đó, cũng không nên sử dụng “xu cà na” khi giao tiếp với những người không thân quen hay người lớn tuổi. Hơn nữa, người lớn tuổi thường không bắt kịp với ngôn ngữ của giới trẻ nên dù bạn có giải thích thì cũng khó tạo sự tương đồng.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/xu-la-gi-a76647.html