Phóng viên là ngành nghề hấp dẫn, phù hợp với những đối tượng thích viết lách. Vì vậy, nhiều bạn học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi xét tuyển Đại học thường tự hỏi học ngành gì để làm phóng viên chuyên nghiệp. Nếu muốn biết chính xác đáp án, hãy cùng Seoul Academy tìm hiểu những ngành học để trở thành phóng viên cũng như nghề phóng viên có gì thú vị ở bài viết dưới đây.
Sự phát triển của kinh tế xã hội luôn kéo theo sự phát triển của ngành truyền thông - báo chí. Do đó, nghề phóng viên được đánh giá là ngành nghề có tốc độ phát triển cao tại nước ta. Vậy học ngành gì để làm phóng viên, tất cả sẽ được giải đáp sau khi tìm hiểu tổng quan về ngành nghề này.
Nghề phóng viên hay còn gọi là nhà báo, ký giả là ngành nghề có nhiệm vụ đưa tin chuyên nghiệp. Người phóng viên có nhiệm vụ đặc thù là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về những sự kiện mới cho công chúng mỗi ngày, mỗi giờ,… Nghề phóng viên ở nước ta có nhiều điểm thú vị nhưng cũng có những khó khăn riêng. Vì vậy, công việc này cần gắn liền với khả năng của bản thân và sự đam mê.
Nếu bạn thấy những người thường tìm kiếm và đưa tin trong các sự kiện nổi bật, quan trọng hay làm việc trong đài truyền hình, đài phát thanh,… thì đây chính là công việc của nghề phóng viên. Ngoài ra, phóng viên còn đóng vai trò là cộng tác viên cho các nhà xuất bản như Báo Thanh Niên, Hoa Học Trò,… mà bạn thường hay theo dõi hoặc các trang thông tin khác như Kenh14, Vietnamnet.vn,…
Phóng viên thường làm việc theo tập thể cùng với biên tập, kỹ thuật, âm thanh hay ánh sáng,… tuy nhiên, một số trường hợp, phóng viên sẽ làm việc 1 mình với quay phim. Hiện nay, phóng viên được chia thành nhóm như sau: phóng viên không biên giới, phóng viên chiến trường và phóng viên truyền hình.
Mức lương của nghề phóng viên hiện nay có gì hấp dẫn mà nhiều bản trẻ phải tìm hiểu học ngành gì để làm phóng viên. Trên thực tế, phóng viên có mức thu nhập khoảng 6.000.000 - 15.000.000 đ/tháng. Sở dĩ có sự chênh lệch nhiều là vì khối lượng công việc, nơi làm việc và trình độ chuyên môn khác nhau thì mức lương cũng khác nhau. Mức lương sẽ còn được tăng cao khi bạn có trình độ chuyên môn và thái độ làm việc chăm chỉ hơn theo thời gian.
Nghề phóng viên là ngành nghề liên quan nhiều đến viết lách, đưa tin, do đó ngành phóng viên thi khối C… Nên những ngành đào tạo hệ Cao đẳng và Đại học đều thiên về báo chí, văn học, ngôn ngữ,… Để biết được học ngành gì để làm phóng viên, bạn có thể tham khảo một số ngành dưới đây:
Đứng đầu trong danh sách học ngành gì để làm phóng viên chắc chắn không thể thiếu ngành báo chí truyền thông. Sinh viên muốn ra trường trở thành phóng viên, nhà báo thì học ngành báo chí là lựa chọn tốt nhất. Những ngành này có điểm thi tương đối cao, học sinh nên xác định kế hoạch và mục tiêu học tập từ sớm để đạt mục tiêu thi đậu báo chí.
Học ngành báo chí truyền thông không chỉ giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức mà còn các kỹ năng cần thiết để làm nghề báo. Ngày nay, có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành báo chí truyền thông trên cả nước nên mọi người sẽ có rất nhiều lựa chọn về môi trường học tập.
Ngành văn học là ngành liên quan đến văn học, lịch sử, ngôn ngữ,…. Sinh viên ngành văn học được đào tạo về kỹ năng về viết, bình luận, phân tích,… về báo chí, xuất bản.Để trở thành phóng viên chuyên nghiệp, bạn bắt buộc phải nghiên cứu chuyên sâu thêm về lĩnh vực báo chí, cố gắng tham gia các câu lạc bộ hay hoạt động của trường tổ chức để năng động và hoạt bát, tự tin hơn sau này.
Học ngành gì để làm phóng viên? Ngành Việt Nam học là một lựa chọn hay cho những học sinh muốn thi khối xã hội và trở thành phóng viên sau khi tốt nghiệp. Ngành học này sẽ đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần có để bạn trở thành phóng viên tại các cơ quan báo chí, tuyên truyền, truyền thông hay tổ chức sự kiện,…
Sinh viên ngành xã hội học sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm ở các vị trí công việc như biên tập viên, phóng viên hay chuyên viên tổ chức sự kiện. Chính vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể chọn học ngành xã hội học khi muốn trở thành phóng viên trong tương lai. Mặc dù ngành này có đào tạo các môn học để cung cấp kiến thức và kỹ năng về báo chí cho sinh viên. Nhưng sinh viên cần chủ động tìm hiểu thêm về cách viết báo, đưa tin như một phóng viên để dễ xin việc hơn khi xin việc tại cơ quan báo chí, đài truyền hình,…
Bên cạnh ngành báo chí, ngành ngôn ngữ học là đáp án cho câu hỏi học ngành gì để làm phóng viên. Tài năng về viết lách kết hợp các kỹ năng ngoại ngữ là điểm cộng khi bạn chọn ngành nghề nhà báo. Vì vậy, bạn có thể đăng ký theo các ngành như ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp,…
Đối với những bạn mới tìm hiểu về nghề phóng viên, câu hỏi học ngành gì để làm phóng viên không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về ngành nghề cũng như những lợi ích và khó khăn mà ngành mang lại. Từ đó, mọi người sẽ có cái nhìn chính xác hơn về nghề phóng viên.
Bởi vì ngành phóng viên có nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Chính vì vậy, số lượng sinh viên thi ngành báo chí hằng năm tăng cao. Dưới đây là một số lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi làm phóng viên:
Bên cạnh việc học ngành gì để làm phóng viên, nhiều bạn thắc mắc về những khó khăn của phóng viên. Đây cũng là điểm để bạn cân nhắc xem bản thân có phù hợp với ngành nghề này.
Để làm được nghề phóng viên, đòi hỏi mọi người cần phải đáp ứng các yêu cầu như có khả năng viết lách, nhanh nhạy, trung thực, không ngại gian khó, cố gắng trau dồi và phát triển bản thân,…
Đối với ngành nghề báo chí như phóng viên thì kỹ năng viết lách là yếu tố rất quan trọng. Điều này cũng giúp bạn có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong đời sống hơn. Ngoài ra, bạn cần có năng khiếu phát hiện các thông tin nhanh. Bạn phải quan tâm đến các sự kiện và phát hiện vấn đề một cách nhanh nhạy để tiếp nhận và xử lý thông tin mới.
Nghề phóng viên có rất nhiều khó khăn, vất vả riêng. Vì vậy, bạn phải là người không ngại gian khó thì mới có thể làm trong lĩnh vực này. Đôi khi, bạn phải đối diện với nguy hiểm như phóng viên làm việc trong tình trạng lũ lụt, mưa bão, các vùng sâu vùng xa,…
Trong những tình huống khó khăn, chính tinh thần không ngại khó và sự đam mê với nghề sẽ là cách để bạn vượt qua, chinh phục thử thách và chạm đến thành công trong tương lai.
Yêu cầu tiếp theo của một phóng viên chính là tính trung thực, dám phản ánh sự thật và đánh giá khách quan. Đối với ngành nghề này, có rất nhiều góc tối và cám dỗ xung quanh. Nếu nhà báo không kiên định, giữ vững ý chí làm nghề, bạn sẽ dễ bị lung lay và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Để trở thành phóng viên vỗ dĩ đã khó nhưng để phát triển và thành công trong nghề thì bạn cần có tinh thần ham học hỏi và ý thức trau dồi bản thân mỗi ngày. Bởi vì sự phát triển của ngành quá lớn, càng ngày càng có nhiều ứng cử viên mạnh trong nghề phóng viên. Nếu bạn không học hỏi và chăm chỉ, bạn sẽ bị đào thải rất nhanh.
Ngoài ra, nghề phóng viên còn có những yêu cầu như sức khỏe, nhanh nhẹn, sự linh hoạt, chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ khác,…
Nếu đã có câu trả lời cho thắc mắc “Học ngành gì để làm phóng viên?”, bạn cần tìm hiểu ngôi trường đào tạo tốt ngay bây giờ. Bởi vì môi trường đào tạo tốt, chất lượng cũng là yếu tố quyết định bạn có trở thành phóng viên chuyên nghiệp hay không.
Dưới đây là một số trường Đại học - Cao đẳng đào tạo ngành báo chí, ngôn ngữ, văn học,… để trở thành phóng viên mà bạn có thể tham khảo:
Nói tóm lại, học ngành gì để làm phóng viên không phải là câu hỏi khó. Nhưng dù học ngành nào, sự kiên trì và đam mê với lĩnh vực này là yếu tố hàng đầu để bạn trở thành phóng viên như mong muốn. Hy vọng với những thông tin trên của bài viết, bạn có thể hiểu thêm về ngành phóng viên. Seoul Academy chúc các bạn sớm tìm được ngành nghề phù hợp và thành công trên con đường sự nghiệp trong tương lai nhé!
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/lam-phong-vien-hoc-nganh-gi-a75934.html