Óc heo là bộ phận có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, các món ăn chế biến từ óc heo được xem là có công dụng bồi bổ xương khớp, giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hay suy nhược thần kinh. Để tìm hiểu về một số lợi ích của óc heo cũng như tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Ăn óc heo có tốt không?”, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Óc heo chính là loại thực phẩm lấy từ bộ não heo, có tính hàn, vị béo ngọt, rất thích hợp để chế biến thành các món ăn giúp bổ não, tăng cường sức khỏe. Trong óc heo có nhiều protein cũng như các loại khoáng chất như sắt, photpho, canxi,... Nhờ vậy mà óc heo thường được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng từ người già cho đến trẻ em, phụ nữ mang thai và cả những người vừa mới ốm dậy. Cụ thể hơn:
Trong 100g óc heo sẽ có chứa khoảng 9g chất đạm, 9.5g chất béo, 2.5g cholesterol, 0.3g photpho, 1.6mg sắt, 7mg canxi, 0.14 mg vitamin B1 và 0.2mg vitamin B2,...
Với các thành phần dinh dưỡng này, óc heo sẽ có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, phòng ngừa tình trạng thiếu máu lên não, từ đó hỗ trợ cải thiện tốt trí nhớ cho người cao tuổi và bà bầu.
Không chỉ có thế, trong óc lợn còn có chứa chất bảo vệ sự tái tạo của dây thần kinh CNTF, chất này được chiết xuất để làm thuốc điều trị chứng mất trí nhớ ở người già rất hiệu quả. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi cho những người lớn tuổi thân yêu trong gia đình sử dụng óc heo. Còn riêng đối với các bà bầu thường xuyên bị đau nửa đầu, nên ăn óc heo 1 lần/tuần để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi trong bụng, đồng thời cải thiện cảm giác đau đầu.
Nhờ tính hàn, vị ngọt nên óc heo sẽ phát huy hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng của suy nhược thần kinh, đau nửa đầu,... Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu cho sức khỏe, bạn sẽ cần sử dụng óc heo một cách hợp lý và lâu dài. Đồng thời, cần kết hợp óc heo cùng với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như đông trùng hạ thảo, mộc nhĩ,... để cung cấp nhiều dưỡng chất cho sức khỏe hơn mà không bị ngán.
Ngoài ra, trong óc heo có chứa rất nhiều cholesterol và lipit, khiến cho người dùng rất dễ bị khó tiêu, vì thế hãy sử dụng óc heo kết hợp với một số loại thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt như cháo, bún, rau trộn, rượu vang, sữa chua hay nước trái cây,...
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của những người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não. Các dưỡng chất có trong các món ăn từ óc heo sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ cho sức khỏe người bị rối loạn tiền đình. Không chỉ có thế, óc heo còn rất thích hợp cho người mắt mờ, ngủ không ngon giấc, hay bị mơ mộng liên miên, thần trí không ổn định, ngủ chập chờn,...
Trong óc heo có chứa rất nhiều lipit và DHA, là những chất rất có ích cho sự phát triển trí não của trẻ, do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn óc heo từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để hỗ trợ não bộ con phát triển. Lưu ý, chỉ nên ăn khoảng 30 - 50g óc heo và cần kết hợp cùng với các loại thức ăn khác như thịt, cá và rau, hoa quả,... để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Nhìn chung, óc heo là loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Những người đang bị thiếu canxi cũng có thể thêm món óc heo vào thực đơn dinh dưỡng để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể, hạn chế gặp phải các bệnh có liên quan tới xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp,... Óc heo cũng là nguồn cung cấp lượng protein dồi dào, thường xuyên sử dụng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm đường huyết hiệu quả.
Sơ chế óc heo là bước cần chú trọng, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn óc heo. Ngoài ra, việc sơ chế đúng cách sẽ giúp óc heo sạch hết phần gân máu, giảm được mùi hôi tanh. Để sơ chế óc heo đúng cách, cần chuẩn bị một số dụng cụ như tăm, kéo và muối. Sau khi mua óc heo về, bạn hãy dùng kéo cắt bỏ đi phần màng bọc bên ngoài não, lưu ý, cắt với lực nhẹ nhàng, tránh để óc heo bị vỡ.
Tiếp theo, cho muối vào nước lọc rồi khuấy cho đến khi nào muối tan thì bỏ óc heo vào ngâm 2 đến 3 phút. Sau 2 đến 3 phút, hãy dùng tăm để bỏ đi gân máu nổi trên bề mặt óc heo. Cuối cùng, rửa lại óc heo thật sạch với nước rồi vớt ra và để ráo.
Óc heo có thể chế biến thành nhiều các món ăn như óc heo hấp lá ngải cứu, trứng chiên óc heo, cháo óc heo, óc heo chưng bí đỏ, súp óc heo,... đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn sẽ cần ghi nhớ một số lưu ý nhỏ để đảm bảo ăn óc heo đúng cách, không gây hại cho sức khỏe như:
Óc heo là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên điều quan trọng nhất bạn cần nhớ đó chính là sử dụng óc heo ở mức hợp lý. Ăn nhiều óc heo có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, để cung cấp đủ dưỡng chất tốt cho cơ thể, hãy kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm khác như thịt, cá, rau củ quả.
Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc một số thông tin quan trọng, trả lời cho câu hỏi: "Ăn óc heo có tốt không?”, mong rằng với những thông tin được đề cập trong bài viết, bạn đọc sẽ biết cách chế biến và sử dụng óc heo đúng cách để mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Xem thêm:
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/tac-dung-cua-oc-heo-doi-voi-tre-em-a75245.html