Ngành Kinh tế là khối ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành Kinh tế gồm những ngành nào? Hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Khối ngành Kinh tế gồm những ngành nào?
2. Học Kinh tế ngành nào tốt nhất?
Ngành Kinh tế là một lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Ngành Kinh tế bao gồm việc phân tích cách thức các cá nhân, tổ chức, và chính phủ sử dụng nguồn lực khan hiếm để đáp ứng nhu cầu của con người.
Ngành Kinh tế này có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, phù hợp với sở thích và năng lực của từng người. Vậy, ngành Kinh tế gồm những ngành nào? Bài viết của Đại học FPT Cần Thơ đã tổng hợp chi tiết cho bạn. Xem ngay!
Ngành Kinh tế gồm những ngành nào? Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành về Kinh tế, cũng như những thông tin cần thiết khác để bạn có thể lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân.
Nhóm ngành Quản trị đào tạo sinh viên về cách tổ chức và quản lý nguồn lực để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, tổ chức. Sinh viên học nhóm ngành Quản trị sẽ được học về các khía cạnh quản lý, chiến lược kinh doanh, quản trị nhân sự, và tiếp thị. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm để phát triển bản thân.
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh: Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và sâu rộng về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, và quản trị tài chính - ngân hàng, nhằm trang bị khả năng điều hành và quản lý một doanh nghiệp.
Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành: Sinh viên sẽ tiến hành nghiên cứu và học về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và thói quen của du khách cả trong nước và quốc tế. Họ sẽ phát triển các kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, cũng như kỹ năng thiết kế và quản trị sự kiện du lịch.
Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Sinh viên theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan đến kinh doanh nhà hàng và lĩnh vực ẩm thực. Cụ thể, họ sẽ học về quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, các phương pháp xây dựng khẩu phần và thực đơn, cũng như kiến thức về dinh dưỡng.
Chuyên ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện: Sinh viên ngành Quản trị Truyền thông sẽ được đào tạo cách xây dựng chiến lược, lập kế hoạch truyền thông, thông qua các góc nhìn về thiết kế và tư duy mỹ học. Đồng thời, họ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về hình ảnh, âm thanh cũng như các kỹ năng chuyên môn để thực hiện quá trình xây dựng các ấn phẩm truyền thông đa phương tiện.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm trong nhóm ngành Quản trị rất đa dạng với mức lương hấp dẫn bao gồm làm việc tại doanh nghiệp, ngân hàng, tư vấn, tổ chức phi lợi nhuận, và chính phủ. Các vị trí có thể bao gồm quản lý dự án, chuyên viên tư vấn, quản lý nhân sự, quản lý tiếp thị, và nhiều vị trí khác.
Tiếp đến trong Ngành Kinh tế gồm những ngành nào là nhóm ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng. Ngành Tài chính - Ngân hàng chuẩn bị sinh viên với kiến thức vững chắc về quản lý tài chính, phân tích đầu tư, ngân hàng, và các lĩnh vực liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn. Sinh viên cũng được đào tạo về các kỹ năng như phân tích tài chính, quản lý rủi ro, và giao dịch tài chính.
>> Xem thêm:
Chuyên ngành Quản lý Tài chính công: Sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài chính công sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và tham gia vào quá trình quản lý tài chính của các tổ chức và cơ quan công quyền, bao gồm chính phủ và các đơn vị hành chính khác.
Chuyên ngành Thuế: Sinh viên học chuyên ngành Thuế sẽ được trang bị kiến thức vững về các quy tắc và nguyên lý liên quan đến hệ thống thuế, cũng như cách áp dụng chúng trong các doanh nghiệp và tổ chức.
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng: Sinh viên học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ được trang bị kiến thức vững về quản lý tài chính doanh nghiệp, chiến lược tài chính, và các khía cạnh của hệ thống ngân hàng.
Chuyên ngành Quản lý Tài chính Quốc tế: Chuyên ngành Quản lý Tài chính Quốc tế tập trung vào quản lý tài chính trong bối cảnh toàn cầu, bao gồm quản lý ngoại hối và rủi ro tài chính quốc tế.
Có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, bao gồm các vị trí như chuyên viên tài chính, nhân viên ngân hàng, chuyên gia đầu tư, quản lý rủi ro, và nhiều vị trí quản lý tài chính khác. Ngành này thường có nhu cầu nhân sự cao từ các doanh nghiệp, ngân hàng, và tổ chức tài chính.
Nằm thứ ba trong danh sách Ngành Kinh tế gồm những ngành nào là nhóm ngành Kinh tế quốc tế. Ngành này tập trung nghiên cứu, phân tích và áp dụng những nguyên lý kinh tế trong môi trường quốc tế. Sinh viên học ngành Kinh tế quốc tế sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế, đầu tư và tài chính trên phạm vi quốc tế.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: Sinh viên học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị kiến thức về quản lý kinh doanh, tài chính, tiếp thị, và chiến lược, với sự tập trung đặc biệt vào các khía cạnh quốc tế.
Chuyên ngành Logistic và chuỗi cung ứng quốc tế: Sinh viên Logistic và chuỗi cung ứng quốc tế sẽ được trang bị kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, logistics điện tử, vận tải và logistics hàng hóa, quản lý kho bãi và kênh phân phối, cũng như quản lý mua hàng và nguồn cung ứng toàn cầu.
Chuyên ngành Thương mại quốc tế: Chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại quốc tế sẽ cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về thương mại hàng hóa, dịch vụ, và kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
>> Xem thêm: Review ngành Kinh doanh quốc tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như Chuyên viên kinh doanh quốc tế, Chuyên viên thương mại quốc tế, Chuyên viên đầu tư quốc tế, Chuyên viên tài chính quốc tế. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước đều là những nguồn tuyển dụng lớn đối với sinh viên ngành Kinh tế quốc tế.
Nằm cuối danh sách Ngành Kinh tế gồm những ngành nào chính là nhóm ngành Kế toán - Kiểm toán. Ngành này cung cấp kiến thức về quy tắc kế toán, các phương pháp kiểm toán, và cách đánh giá tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên sẽ học về quy trình kế toán, báo cáo tài chính, kiểm soát nội dung, và cách thực hiện kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn trong báo cáo tài chính.
Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp: Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp chuẩn bị sinh viên cho các vị trí như kế toán viên, chuyên viên tài chính, quản lý kế toán, và các vị trí quản lý khác trong lĩnh vực kế toán và tài chính doanh nghiệp.
Chuyên ngành Kế toán Công: Sinh viên theo học chuyên ngành Kế toán công sẽ học về kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, kế toán các khoản thanh toán, kế toán nguồn kinh phí, và các khoản thu hành chính sự nghiệp.
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán: Chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trang bị kiến thức vững về quy trình kế toán và kiểm toán, bao gồm các nguyên tắc cơ bản của kế toán và kiểm toán, thuế, cách kiểm toán nội bộ và ngoại bộ.
Cơ hội việc làm trong ngành Kế toán - Kiểm toán rất lớn vì mọi doanh nghiệp đều cần có hệ thống kế toán chặt chẽ để quản lý tài chính và đáp ứng yêu cầu báo cáo. Một số vị trí việc làm phổ biến sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể ứng tuyển như Kế toán viên, Kiểm toán viên, Quản lý Kế toán, Chuyên viên Thuế và Kế toán trưởng.
Sau khi đã tìm hiểu danh sách các ngành Kinh tế gồm những ngành nào, bước tiếp theo là xác định chuyên ngành Kinh tế phù hợp với nhu cầu bản thân. Dưới đây là một số thông tin về các chuyên ngành “hot” về Kinh tế được nhiều thí sinh lựa chọn.
>> Xem thêm:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quá trình trao đổi và kinh doanh hàng hóa giữa các quốc gia đã trở thành một xu thế tất yếu. Điều này đã tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Để có thể thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm tốt và khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, sinh viên cũng cần tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa, thực tập và làm thêm.
Mức lương của nhân viên ngành Kinh doanh quốc tế khá cao, từ 12 - 30 triệu đồng/tháng (tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân). Với những ứng viên có năng lực xuất sắc, mức lương có thể cao hơn nữa.
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành học năng động, đầy tiềm năng, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê kinh doanh và mong muốn được công tác ở môi trường quốc tế.
Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần có một hệ thống tài chính vững mạnh, có khả năng quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là ngành học đáp ứng nhu cầu đó. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị kiến thức về các nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Mức lương của nhân viên ngành Tài chính doanh nghiệp khá cao, từ 15 - 35 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm và vị trí công việc. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là một ngành học năng động, đầy tiềm năng, phù hợp với những bạn trẻ có tư duy logic, khả năng phân tích và xử lý thông tin tốt.
Marketing là một trong những ngành học hot nhất hiện nay, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Ngành này tập trung nghiên cứu, phân tích và áp dụng các nguyên lý marketing nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Nhiệm vụ của Marketer bao gồm việc xây dựng chiến lược quảng cáo, nghiên cứu thị trường, và phát triển kế hoạch tiếp thị. Sinh viên ngành này được cung cấp kiến thức cơ bản về các chiến lược tiếp thị số, các kênh truyền thông số, và cách tối ưu hóa chiến lược tiếp thị trực tuyến.
Mức lương của nhân viên ngành Marketing khá cao, từ 10 - 25 triệu đồng/tháng tùy theo vị trí việc làm và số năm kinh nghiệm. Chuyên ngành Marketing là một ngành học năng động, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê kinh doanh, sáng tạo và mong muốn được làm việc trong môi trường cạnh tranh.
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (International Economics) là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Mục tiêu chính của chuyên ngành là cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu rõ và phân tích các vấn đề kinh tế quốc tế, đồng thời phát triển tư duy chiến lược để đưa ra các chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp cho quốc gia.
Tùy theo vị trí công việc và năng lực, mức lương của nhân viên ngành Kinh tế đối ngoại dao động từ 15 - 50 triệu đồng/tháng. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là một ngành học đầy tiềm năng, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê kinh tế, yêu thích nghiên cứu và làm việc ở môi trường quốc tế.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin giải đáp thắc mắc ngành Kinh tế gồm những ngành nào. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc định hướng tương lai.
Nếu cần tìm hiểu thêm về ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT, bạn có thể liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.
Triều Tiên
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/cac-nganh-ve-kinh-te-a75211.html