Nếu bạn đang thắc mắc: “Bao nhiêu tuổi thì cắt mí mắt được?” Alega sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời. Từ độ tuổi thích hợp đến những điều cần biết trước khi tiến hành phẫu thuật. Bài viết này sẽ mang đến tất cả những gì bạn cần để có được những quyết định sáng suốt và an toàn cho quá trình làm đẹp.
1. Bao nhiêu tuổi thì cắt mí mắt được?
Việc cắt mí mắt thường được thực hiện để khắc phục các khuyết điểm của mắt.
Đối với câu hỏi “bao nhiêu tuổi thì cắt mí mắt được”, dưới đây là những gợi ý về độ tuổi phù hợp cho việc cắt mí mắt:
Dưới 18 tuổi không nên cắt mí mắt: Ở độ tuổi này, cơ mí mắt chưa được hoàn thành.
Từ 18 - 30 tuổi rất phù hợp để thực hiện cắt mí mắt: Đây là thời điểm thích hợp nhất để khắc phục các tình trạng mắt một mí, mí lót,…. để sở hữu một đôi mắt hai mí to tròn lung linh.
Sau 35 tuổi nên thực hiện cắt mí mắt: Lúc này da bắt đầu xuất hiện tình trạng lão hóa, mắt phải đối diện với vấn đề về da chùng, sụp mí,…
2. Cần chuẩn bị gì trước khi cắt mí mắt?
Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật cắt mí mắt, bạn cần chuẩn bị một số điều sau:
2.1 Tìm hiểu thông tin
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt mí mắt, cũng như xác định mong muốn của bản thân khi thực hiện phẫu thuật cắt mí mắt là gì?
2.2 Lựa chọn cơ sở uy tín
Chọn lựa một cơ sở ý tế có uy tín và bác sĩ có chứng chỉ hành nghề cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ.
2.3 Chuẩn bị tài chính
Phẫu thuật cắt mí mắt là phương pháp làm đẹp không quá mắc nhưng cũng có thể gây tốn kém cho bạn, vì vậy hãy chuẩn bị tài chính cho toàn bộ quá trình từ phẫu thuật đến phục hồi.
2.4 Thời gian nghỉ ngơi
Dự kiến thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật để phục hồi mà không ảnh hưởng đến công việc và hoạt động hàng ngày của bạn.
3. Phẫu thuật cắt mí mắt có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt mí mắt là một tiểu phẫu thẩm mỹ phổ biến và thường được thực hiện để cải thiện ngoại hình của mí mắt hoặc giải quyết các vấn đề như mí mắt sụp làm cản trở tầm nhìn.
Phẫu thuật cắt mí mắt có nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG nếu được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và có những biện pháp chăm sóc hậu phẫu đúng cách.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm? Biện pháp cải thiện tình trạng này là gì?
Sau nâng mũi nên ăn trái cây gì? Và nên kiêng trái cây gì?
Nâng mũi ăn rau răm được không? Nên ăn gì sau phẫu thuật nâng mũi
4. Làm thế nào để chăm sóc mắt sau phẫu thuật?
Chăm sóc mắt đúng cách là cách quan trọng nhất để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là các bước chăm sóc mắt sau phẫu thuật:
4.1 Giữ vệ sinh vùng mắt
Rửa tay sạch sẽ: Trước khi chạm hoặc vệ sinh vào vùng mắt, hãy đảm bảo tay bạn đã được rửa sạch bằng xà phòng và nước.
Vệ sinh vết mổ: Sử dụng bông hoặc gạc vô trùng và dung dịch muối sinh lý để lau nhẹ nhàng vùng quanh mắt. Tránh chạm trực tiếp vào vết mổ để tránh gây nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Tránh tiếp xúc với khói, bụi, các chất hóa học có thể gây kích ứng cho vùng mắt.
4.2 Uống thuốc đúng theo chỉ định
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Uống thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý thời gian và liều lượng: Đảm bảo rằng bạn uống thuốc đúng liều lượng và vào đúng thời gian quy định.
Báo cáo tác dụng phụ: Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào hoặc tình trạng không mong muốn, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cũng như điều chỉnh lượng thuốc.
4.3 Tránh tiếp xúc với nước
Tránh rửa mặt bằng nước trực tiếp: Trong ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật, tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với vùng mắt. Khi rửa mặt, chỉ dùng khăn ướt để lau nhẹ nhàng, tránh vùng mắt.
Không tắm hoặc ngâm mình trong nước: Tránh tắm hoặc ngâm mình trong bồn tắm, hồ bơi, hoặc bể sục để tránh nhiễm trùng.
4.4 Chườm lạnh để giảm sưng
Chườm lạnh trong 24 - 48 giờ đầu: Sử dụng túi chườm lạnh để chườm vùng quanh mắt. Chườm trong khoảng 10 - 15 phút mỗi giờ trong 24 - 48 giờ đầu sau phẫu thuật.
Cách chườm đúng: Không đặt trực tiếp đá hoặc túi chườm lạnh lên da. Hãy bọc túi chườm bằng một lớp vải mỏng hoặc khăn để tránh làm tổn thương da.
4.5 Nghỉ ngơi đầy đủ
Nâng cao đầu khi nằm nghỉ: Sử dụng gối để nâng cao đầu khi nằm nghỉ, giúp giảm sưng và bầm tím.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trong thời gian dài để giảm mỏi mắt.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc bao nhiêu tuổi thì cắt mí mắt được. Nếu bạn đang cân nhắc việc cắt mí mắt hoặc cần giải đáp thắc vấn đề liên quan đến cắt mí thì đừng ngần ngại liên hệ ngay tới hotline 0912.66.0000 để được đội ngũ bác sĩ Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Alega giải đáp và hỗ trợ cho bạn nhé.