Động cơ đốt trong là một cỗ máy biến đổi năng lượng của nhiên liệu (hóa năng) thành nhiệt năng (đốt cháy) rồi chuyển thành cơ năng (quay trục khuỷu) và sinh công. Trong ứng dụng thực tế, động cơ đốt trong thường có hai loại cơ bản là động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ. Cả hai loại động cơ này đều hoạt động theo một chu trình công suất khép kín là: hút - nén - nổ - xả.
Động cơ 2 kỳ thường là động cơ xăng 2 kỳ, có công suất thấp hoặc được làm để khởi động cho động cơ chính diesel, một số trường hợp động cơ tĩnh tại cũng được sử dụng động cơ diesel 2 kỳ. Động cơ 2 kỳ là động cơ đốt trong không có van (xupap), không có hệ thống bôi trơn riêng biệt, kết cấu đơn giản, ít bộ phận và nhẹ. Pittong làm nhiệm vụ đóng mở đường nạp và xả.
Ứng dụng của động cơ 2 kỳ
Động cơ 2 kỳ hoạt động với một chu trình công suất (hút - nén - nổ - xả) xảy ra trong hai hành trình của pittong (lên và xuống) tức bằng một vòng quay của trục khuỷu.
Động cơ quay đã từng được cho là sẽ thay đổi thế giới Felix Wankel và NSU đã tạo ra một động cơ đốt trong nhỏ hơn, ít phức tạp hơn - động cơ quay. Nhưng đây là lý do tại sao nó không thành công. Đã từng có một thời gian, động cơ quay Wankel dường như là tương lai.
Pittong đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van lưỡi gà mở, nạp hỗn hợp không khí/ nhiên liệu vào khoang cacte, đồng thời tiến hành việc xả khí xót và nén hỗn hợp hòa khí. Ở cuối hành trình này, bugi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu, áp suất tăng lên đẩy pittong đi xuống.
Pittong từ điển chết trên xuống điểm chết dưới thực hiện hành trình sinh công, đồng thời xả khí thải và nạp hòa khí từ khoang cacte vào trong buồng đốt động cơ. Như vậy, chu trình sinh công suất của động cơ đã hoàn thành và tiếp tục một chu trình mới.
Bầu trợ lực phanh: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết Bầu trợ lực phanh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó được lắp đặt ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xylanh tổng với nhiệm vụ giảm
Động cơ 2 kỳ không có hệ thông bôi trơn cụ thể, bởi vì cácte của nó cần phải làm nhiệm vụ của buồng nén phụ (nạp khí vào trong kỳ nén). Vậy nên, nhiên liệu xăng sử dụng cần được pha trộn với dầu bôi trơn với một tỷ lệ nhất định. Khi hỗn hợp hòa khí tràn vào khoang cácte, làm nhiệm vụ bôi trơn các bộ phận bên trong động cơ. Do cách bôi trơn này không thực sự hiệu quả, nên động cơ 2 kỳ thường dễ hỏng.
Hộp số xe điện hoạt động khác với xe xăng, dầu truyền thống như thế nào? Bạn đã bao giờ tự hỏi hộp số trên xe điện được thiết kế và hoạt động có sự khác biệt như thế nào so với hộp số tự động trên xe động cơ xăng truyền thống.
Dễ dàng bảo trì, sửa chữa.
Động cơ 4 kỳ hoạt động với 4 hành trình của pittong (2 chu kỳ pittong) tương đương 2 vòng quay của trục khuỷu để hoàn thành một chu trình công suất. Ở động cơ 4 kỳ, nó có cấu tạo phức tạp hơn và cần có các van (xupap) để đóng/mở cửa xả và nạp. Bên cạnh đó, động cơ 4 kỳ còn có một hệ thống bôi trơn hoàn chỉnh giúp các chi tiết bên trong động cơ lâu bị hao mòn hơn, đạt được tuổi thọ cao hơn.
Ứng dụng động cơ 4 kỳ
Ở động cơ 4 kỳ, mỗi một kỳ sẽ thực hiện bởi một hành trình hoàn chỉnh của pittong. Về nguyên lý thì rất đơn giản nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp hơn động cơ 2 kỳ, cần phải có trục cam, xupap…
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/so-sanh-ve-cau-tao-giua-dc-2-ki-va-dc-4-ki-cong-nghe-11-a75122.html