Ngay cả trước đại dịch COVID-19 làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất đã đối mặt với nhiều điểm cần thay đổi trong chiến lược của mình. Sự phát triển vượt trội của công nghệ đã thúc đẩy sự đầu tư đáng kể vào chuyển đổi số, nhất là khi các doanh nghiệp thực sự nhận ra các khó khăn trong việc cải thiện năng suất lao động và bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các tài sản cũ hiện hành.
Khi đại dịch COVID bùng phát nhiều đợt, yêu cầu phải chuyển đổi trở nên càng cấp bách hơn. Đối mặt với các sự thay đổi đột ngột như định trệ trong hoạt động kinh doanh tại khu vực, đứt gẫy chuỗi cung ứng, tồn đọng hàng hóa trong sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu nhìn thấy rõ lợi thế của việc thúc đẩy các sáng kiến số liên quan đến nhà máy thông minh sẽ giúp giải quyết các nhu cầu cấp bách ra sao.
Bên cạnh đó, việc gián đoạn sản xuất và các hoạt động logistic trên toàn cầu, khiến cho nhiều doanh nghiệp vật lộn với thời gian giao hàng không chắc chắn và tình trạng thiếu phụ tùng, vật liệu nghiêm trọng. Vậy các DN sản xuất cần phải có chiến lược mới như thế nào?
Để giải quyết các vấn đề này, các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới đã nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp và đưa ra ba xu hướng phát triển lớn để thực hiện trong đó tập trung vào các phần liên quan đến:
Mối quan tâm của sản xuất bền vững sau đại dịch COVID còn cần tập trung vào việc kiểm soát các nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản xuất để đảm bảo việc các nhà máy luôn hoạt động trong điều kiến phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, sản xuất bền vững còn hướng đến sự tích hợp các vấn đề liên quan đến thiết kế sản phẩm và quy trình liên quan đến sản xuất, lập kế hoạch và kiểm soát theo hướng xác định, định lượng, đánh giá và quản lý luồng chất thải ra môi trường.
Mục tiêu lớn nhất của hoạt động này giảm thiểu các tác động đến môi trường, đồng thời tối đa hóa hiệu quả sử dụng các tài nguyên (5). Mục tiêu này chủ yếu có thể đạt được thông qua việc ứng dụng các thực hành tốt nhất liên quan đến thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình và các nguyên tắc hoạt động mới khiến việc ảnh hưởng đến toàn bộ các quy trình hiện có; được đánh giá là sẽ mang lại sự thay đổi vượt trội đối với doanh nghiệp (2)(6).
Tạo ra một hệ sinh thái phục vụ phát triển các ý tưởng liên quan đến sản xuất thông minh không phải là điều dễ dàng. Có nhiều yếu tố có thể cản trở nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc kết nối với hệ sinh thái tổng thể để thúc đẩy sự liên kết trong lĩnh vực sản xuất thông min, chẳng hạn như khó khăn trong điều phối, bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, nguy cơ trộm cắp tài sản trí tuệ, các kỹ năng liên tục cần sự thay đổi và sự đồng bộ trên các mối liên kết trong doanh nghiệp (1)(3).
Ở đây, hệ sinh thái được định nghĩa không chỉ là mối quan hệ với nhà cung cấp, mối quan hệ với đơn vị bán hàng mà rộng hơn thế và có thể được xác định theo các khía cạnh chính như:
Case study: Schneider Electric đã bắt đầu hành trình Chuyển đổi số từ nhiều năm trước, trong đó họ đã phát triển một loạt các hệ thống sản xuất thông minh dựa trên công nghệ số và đã sử dụng một hướng tiếp cận vào hệ sinh thái để khắc phục sự gián đoạn toàn cầu. Họ bắt đầu từ việc liên kết với các nhà cung cấp 5G và AI để phát triển các công cụ ứng dụng cho những đơn vị trong hệ sinh thái của họ.
Bên cạnh đó, Schneider thúc đẩy việc mở rộng các công cụ số để cải thiện khả năng minh bạch của chuỗi cung ứng và phối hợp thực hiện với các đối tác địa phương để giảm thiểu sự gián đoạn nếu các nhà cung cấp tại nước ngoài của họ có sự ảnh hưởng. Tất cả những hành động này đã giúp cải thiện tính linh hoạt và rút ngắn thời gian hỗ trợ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Việc phát triển và ứng dụng các công nghệ đột phá là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của sản xuất thông minh, nhưng chỉ nền tảng là không đủ để có thể tích hợp sâu giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng và hệ sinh thái.
Sự hợp tác để tạo ra sự liên kết chặt chẽ và bền vững hỏi những yếu tố hỗ trợ nhiều hơn nữa nếu mong muốn đạt được các hiệu quả phù hợp; trong đó yếu tố về phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ tạo dựng tiền đề cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai được các doanh nghiệp rất quan tâm và chú trọng (3)(4).
Trái ngược với các suy nghĩ về việc máy móc sẽ thay thế con người trong hoạt động sản xuất, vận hành; cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra rất nhiều việc làm mới. Những thay đổi chính sẽ tập trung vào những nhiệm vụ mà người lao động đảm nhận. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường tự động hóa không nhằm mục đích thay thế các công việc hiện tại, mà nhằm mục địch định nghĩa lại cũng như thay đổi các kỹ năng và khả năng mà người lao động cần để thực hiện chúng.
Thách thức về việc đào tạo lại kỹ năng sẽ đặc biệt khó khăn hơn trong các lĩnh vực hoạt động vận hành chuyên sâu như trong ngành sản xuất (hoặc vận chuyển, bán lẻ, v.v), trong đó cần tập trung vào việc thay đổi và ứng biến để việc thay đổi được nhịp nhàng, không làm ảnh hưởng đến các công việc thường nhật.
Các doanh nghiệp này sẽ phải trả qua mức độ thay đổi lớn hơn so với mức trung bình toàn cầu bởi sử dụng nguồn nhân lực lớn và do tính chất công việc có nhiều nhiệm vụ vận hành lặp đi lặp lại phù hợp với việc tự động hóa và số hóa.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam đang được thúc đẩy mạnh mẽ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID. Đối mặt với trạng thái môi trường kinh doanh toàn cầu chưa thể ổn định nhanh, thúc giục các doanh nghiệp sản xuất cần tăng cường năng lực về Chuyển đổi số để tạo ra sự bứt phá trong năng suất lao động, tăng tốc đưa sản phẩm ra thị trường, tạo dựng các thị trường mới hướng đến sự bền vững.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất chọn sử dụng chiến lược tăng trưởng thông qua việc áp dụng những công nghệ đột phá đang đặt ra các tiêu chuẩn mới trong ngành. Do đó những doanh nghiệp chậm chân, hoặc không sẵn sàng trong giai đoạn này sẽ bị bị tụt hậu trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh trong tương lai sắp tới.
Nguồn tham khảo: (1) Deloitte.2020 Accelerating smart manufacturing. (2) OECD. About sustainable manufacturing and the toolkit. (3) McKinsey. Manufacturing reimagined: from improved productivity to profitable growth. (4) McKinsey. 2020 Building the vital skills for the future of work in operations. (5) Manufacturing Management. 2021 Efficiency, not sustainability, top of UK manufacturing’s esg priorities PwC finds. (6) Foundry. Six Key Factors for Achieving Sustainable Manufacturing.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/xu-huong-phat-trien-cong-nghiep-the-gioi-hien-nay-khong-phai-la-a74652.html