Khó ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giúp dễ đi vào giấc ngủ

Khó ngủ hay khó đi vào giấc ngủ có thể do một hay nhiều yếu tố gây ra. Người trưởng thành và trẻ em có thể bị khó ngủ vì những lý do khác nhau. Vậy chứng khó ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân khó ngủ và điều trị ra sao?

khó ngủ

Ngủ đủ và ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Nếu bạn bị khó ngủ, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây khó ngủ và có cách khắc phục tình trạng khó đi vào giấc ngủ hiệu quả, khoa học.

Khó ngủ là bệnh gì?

Khó ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thường phải trằn trọc nhiều giờ đồng hồ mới ngủ được. Người bị khó ngủ cũng thường ngủ chập chờn không sâu giấc, khó duy trì giấc ngủ sâu, cảm thấy mệt mỏi uể oải. Giấc ngủ kém chất lượng và thiếu ngủ đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khó ngủ thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh, tim mạch khác hoặc làm tăng nặng các bệnh nền có sẵn. Bệnh khó ngủ còn làm suy giảm nhận thức, trí nhớ.

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Số giờ ngủ cần thiết trong một ngày ở mỗi người có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, yếu tố cá nhân và tình trạng sức khỏe. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra các khuyến nghị về giấc ngủ cho từng nhóm tuổi khác nhau như sau:

Người cao tuổi thường ngủ ít hơn, đa số có thể ngủ từ 5-7 giờ mỗi ngày hoặc ngủ ít hơn.

Một số người khác có thể cần ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn so với mức trung bình. Để biết ngủ bao nhiêu là đủ, bạn cần lắng nghe cơ thể và xác định mức ngủ tối ưu. Nếu thức dậy trong trạng thái tỉnh táo, sảng khoái và có đủ năng lượng, thì có thể bạn đã ngủ đủ giấc. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tập trung, bạn cần cân nhắc thực hiện các cách cải thiện chất lượng giấc ngủ và thay đổi thời gian ngủ của mình.

Nguyên nhân khó ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây khó ngủ, bao gồm sức khỏe tinh thần, các thói quen xấu trước khi ngủ, bệnh lý, thuốc… Cụ thể như sau: (1)

1. Ở người lớn

nguyên nhân gây khó khó ngủ
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ gây bệnh khó ngủ, mất ngủ

2. Ở trẻ em

Lý do khó ngủ ở trẻ em có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến bao gồm: (2)

3. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai thường bị khó ngủ do sự thay đổi trong cơ thể và các yếu tố liên quan đến thai kỳ. Các nguyên nhân khó ngủ ở phụ nữ mang thai có thể do căng tức ngực, đau lưng, buồn nôn, nôn mửa, sự chuyển động của thai nhi trong tử cung, lo lắng, tiểu đêm nhiều…

Triệu chứng khó ngủ

Triệu chứng khó ngủ có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Một số triệu chứng phổ biến mà bạn có thể gặp phải bao gồm: (3)

triệu chứng khó ngủ
Chứng khó ngủ hay khó đi vào giấc ngủ có thể gây mệt mỏi, lờ đờ, uể oải vào ban ngày

Tác hại của khó ngủ lâu ngày

Khó ngủ lâu ngày có thể gây ra một loạt tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số tác hại do khó ngủ lâu ngày, khó ngủ kéo dài có thể kể đến như:

Tình trạng khó đi vào giấc ngủ khi nào cần gặp bác sĩ?

Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể gặp tình trạng khó ngủ. Điều này có thể bình thường. Vậy khi nào thì chứng khó ngủ cần cảnh báo đi gặp bác sĩ. Triệu chứng khó ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu rơi vào các trường hợp điển hình sau:

Nhìn chung, nếu triệu chứng khó ngủ trở nên nghiêm trọng, kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng khó ngủ của bạn, tìm ra nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện giấc ngủ.

khám bệnh khó ngủ
Nên sớm đến bệnh viện thăm khám nếu bị khó ngủ kéo dài

Cách chẩn đoán bệnh khó ngủ

Để chẩn đoán nguyên nhân khó ngủ cũng như mức độ khó ngủ, bác sĩ có thể thăm khám sức khỏe tổng quát, đo nhịp tim, huyết áp, cân nặng… cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiến hành hỏi về giấc ngủ của người bệnh trong thời gian gần đây, chẳng hạn như thói quen ngủ, triệu chứng khó ngủ, thời gian ngủ mỗi ngày, các hoạt động trước khi ngủ… Những câu hỏi này giúp xác định nguyên nhân và mức độ của tình trạng khó ngủ.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi chép về chi tiết giấc ngủ hàng ngày trong một khoảng thời gian để nắm rõ hơn về tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Để chẩn đoán khó ngủ, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh đo đa ký giấc ngủ. Qua đó bác sĩ có thể theo dõi các diễn biến trong giấc ngủ của người bệnh, xác định đúng nguyên nhân gây khó ngủ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, CT… để phát hiện những bệnh lý liên quan gây khó ngủ, mất ngủ.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện triển khai dịch vụ đo đa ký giấc ngủ giúp chẩn đoán chính xác các nguyên nhân thần kinh gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ khác. Bệnh viện có phòng riêng rộng rãi để người bệnh nằm ngủ thoải mái trong suốt quá trình thực hiện đo đa ký giấc ngủ. Luôn có bác sĩ và điều dưỡng viên túc trực, quan sát, theo dõi để kịp thời hỗ trợ người bệnh.

đo đa ký giấc ngủ chẩn đoán khó ngủ
Người bệnh đo đa ký giấc ngủ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cách điều trị khó ngủ

Việc điều trị khó ngủ có thể bao gồm các phương pháp không dùng thuốc hoặc có sử dụng thuốc theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh khó ngủ. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Việc điều trị khó ngủ nên dựa trên đánh giá cụ thể của bác sĩ về nguyên nhân, tình trạng khó ngủ của người bệnh. Nếu gặp triệu chứng khó ngủ, bạn nên sớm thăm khám để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Lời khuyên của bác sĩ giúp dễ đi vào giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ hay khó đi vào giấc ngủ là tình trạng nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Để ngủ ngon, dễ đi vào giấc ngủ hơn, bạn có thể: (4)

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Nhìn chung, khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ có thể xuất phát từ các yếu tố như tuổi tác, căng thẳng, lối sống chưa khoa học, mắc bệnh liên quan… Bệnh khó ngủ kéo dài với các triệu chứng khó ngủ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mỗi người không nên chủ quan khi bị mất ngủ, cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/trai-dep-6-mui-khoe-cu-a52829.html